Phân biệt trẻ sốt mọc răng với sốt bệnh lý
Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và rất dễ sốt, ốm vặt… trong đó trẻ mọc răng có hiện tượng sốt mọc răng nên cha mẹ có sự nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này với nhau, chưa biết cách chăm sóc bé phù hợp.
TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt – Trưởng khoa Sức khỏe, bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trẻ sốt mọc răng được coi là thử thách của bé khi phải vượt qua, là nỗi lo lắng mà các bà mẹ phải đối mặt.
Giai đoạn mọc răng là giai đoạn thử thách với bé và gia đỉnh bởi vì triệu chứng lại đa dạng và dễ nhầm với bệnh lý. Vì vậy, TS Nguyệt cho rằng cha mẹ cần phân biệt sốt xảy ra vào thời điểm mọc răng với sốt mọc răng.
Nhiều trường hợp trẻ sốt xảy ra cùng thời điểm với trẻ mọc răng nếu chủ quan có thể gây biến chứng nặng cho trẻ. Thông thường, trẻ nhỏ sau 6 tuổi lượng kháng thể truyền từ sữa mẹ, nhau thai giảm, trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường, vi sinh vật nhiều hơn nên dễ nhiễm bệnh gây ra hiện tượng sốt.
Cha mẹ thấy trẻ sốt kèm theo lợi có đốm trắng thì cần theo dõi thật kỹ triệu chứng để phân biệt được sốt bệnh lý hay sốt do mọc răng.
Để phân biệt được, theo TS Nguyệt đặc điểm của trẻ bị sốt do mọc răng đó là trẻ sốt không vượt quá 37,5 độ C (nếu cha mẹ kẹp nhiệt độ ở nách), 38 độ C nếu đo nhiệt độ ở hậu môn.
Sốt do mọc răng – trẻ vẫn tươi tỉnh, ăn uống bình thường, bé vẫn chơi, vẫn vui và có thêm dấu hiệu chảy dãi. Ban đêm, trẻ có thể khó chịu quấy khóc nhưng không quấy khóc quá lâu. Sốt không kéo dài quá 2 ngày.
Còn sốt bệnh lý – trẻ sốt nhẹ tới sốt cao, quấy khóc liên tục, bỏ ăn, từ chối sữa, nước.
Ở trẻ nhỏ, TS Nguyệt lưu ý trẻ còn có thể bị sốt sau tiêm chủng. Việc phân biệt sốt sau tiêm chủng với sốt bệnh lý cũng quan trọng.
Video đang HOT
Khi nào trẻ bị sốt mọc răng?
Với sốt sau tiêm chủng, từ sau mũi tiêm trẻ xuất hiện sốt trong vòng 24h sau tiêm chủng có thể đến 48 tiếng. Trẻ sốt cao trên 39 độ C khó hạ sốt, kèm theo triệu chứng co giật, có biểu hiện lừ đừ, quấy khóc trên 2 tiếng đồng hồ liên tục thì đây là cảnh báo dấu hiệu bất thường có thể có bệnh lý kèm theo khi trẻ chích ngừa cũng có thể là phản ứng đặc biệt khi trẻ tiêm phòng.
Khi chăm sóc trẻ bị sốt, cha mẹ cần bình tĩnh. Nếu trẻ sốt cao quá 38 độ C có thể cho trẻ uống hạ sốt paracetamol theo đúng hàm lượng cân nặng khuyến cáo.
Ngoài ra các bạn nên để trẻ nhỏ mặc những bộ trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để bé mau khỏi bệnh. Bạn hạn chế để bé mặc đồ quá kín, khó thở.
Trong thời gian con mọc răng, cha mẹ vẫn phải vệ sinh răng thật sạch sẽ cho trẻ nhỏ sau khi bé bú mẹ hoặc ăn, bạn hãy vệ sinh nướu sạch, dùng khăn mềm lau nước dãi cho bé.
Theo BS Trương Hoàng Hưng – Chuyên khoa Nhi, làm việc tại Texas, Hoa Kỳ cho biết khi trẻ mọc răng, trẻ sẽ bị đau vì răng xẻ nướu và gây viêm, rất hiếm khi bị nhiễm trùng, nếu mọc nhiều răng cùng lúc thì có thể cho uống thuốc giảm đau và cho ăn mềm lỏng lạnh tạm thời.
Nhiều người khuyên nên bôi lá hẹ lên nướu răng để giảm đau, sốt khi mọc răng, bác sĩ Hưng cho rằng đó là đông y và hiện ông cũng không rõ tác dụng của khuyến cáo này đến đâu.
Tuy nhiên, hiện nay ở Mỹ đã khuyến cáo không dùng các loại oral gel bôi lên nướu răng nhằm giảm đau vì hai lý do.
Thứ nhất các thuốc bôi lên nướu răng thường không có tác dụng gì vì nước bọt sẽ rửa sạch trong thời gian ngắn, thành ra là cho con uống chứ không phải bôi lên nướu.
Thứ hai thành phần thuốc tê giảm đau Benzocaine có thể gây rối loạn nhịp tim và hô hấp cho trẻ nhỏ, đã có trường hợp có biến chứng xảy ra, nên AAP đã yêu cầu các công ty sản xuất rút các thuốc này ra khỏi kệ, hiện nay chỉ còn các loại không có benzocaine.
Bé trai 3 tuổi nguy kịch sau khi nuốt 18 viên nam châm từ máy massage mắt của mẹ
Bé trai cầm chơi rồi nuốt 18 viên nam châm từ máy massage mắt của mẹ khiến gia đình tá hỏa đưa đi cấp cứu.
Đó là trường hợp của bé trai T.T.H.S. (34 tháng tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM).
Theo bệnh sử, 6 giờ trước khi nhập viện, bé cầm chơi rồi nuốt các nút nam châm của máy massage mắt của mẹ.
Đến khi mẹ phát hiện thì em đã nuốt hết số bi nam châm vào bụng, gia đình tá hỏa liền đưa em đến khám và nhập Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM). Thời điểm nhập viện bé không đau bụng, không ói nhưng vô cùng hoảng loạn.
Ảnh chụp phim phát hiện dị vật.
Chụp phim kiểm tra, các bác sĩ thấy dị vật trong dạ dày. Bệnh nhi được đưa đi nội soi tiêu hoá khẩn thì thấy dị vật đã xuống ruột non.
Các bác sĩ tua trực quyết định khẩn trương mổ nội soi thám sát. Ekip khoa Ngoại Tổng hợp đưa đoạn ruột phình chứa dị vật ra vết mổ chỗ rốn, mở hỗng tràng lấy dị vật là 18 viên nam châm dính kết chùm lại.
Sau mổ, em đang hồi phục tốt và dự kiến xuất viện sau vài ngày tới.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cứu bé.
Bác sĩ Đỗ Huy Trọng Hiếu, khoa Ngoại Tổng Hợp cho biết, nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi tư 6 thang đên 5 tuôi.
Trẻ nhỏ thường hay khám phá thế giới xung quanh bằng việc cho mọi thứ vào miệng. Trong nhiều trường hợp, các dị vật sẽ được đưa ra khỏi cơ thể theo đường đại tiện.
Nhưng một số trường hợp các dị vật này nằm lại trong đường tiêu hóa và gây ra những biến chứng nặng nề như thủng ruột, tắc ruột hoặc có thể nằm ở thanh quản gây ra tắc đường thở cấp tính, thậm chí có thể gây tử vong nếu không cấp cứu đúng cách kịp thời.
Khi trẻ nuốt một mảnh nam châm dù tròn trịa, không sắc nhọn rồi lại nuốt thêm một vài mẩu đồ chơi bằng sắt, vào trong bụng chúng sẽ hút dính vào với nhau tạo thành một khối to, gây tắc ruột.
Đó là chưa kể có bé nuốt nhiều thỏi nam châm, hai mảnh này hút nhau qua thành ruột và ép ruột vào giữa, rất dễ xoắn tắc và thủng ruột..
Dị vật sau khi lấy ra.
Tất cả các dị vật đường tiêu hóa, chỉ có thể nội soi gắp ra khi chúng chưa di chuyển sang dạ dày. Nếu dị vật đã lọt vào tá tràng thì phải mổ mở.
Ngay cả khi nội soi gắp dị vật các bác sĩ cũng rất cân nhắc, bởi em bé cần gây mê, ít nhiều có nguy cơ xấu với sức khỏe.
Do vậy, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên để những vật nhỏ dễ nuốt tránh xa tầm tay của trẻ để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
2 nguyên tắc cha mẹ cần nhớ khi trẻ bị sốt Sốt là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi trẻ sốt, cha mẹ có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa bé đi bệnh viện. 2 nguyên tắc cần nhớ khi con bị sốt Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5-37.5...