Nỗi lo nhiễm độc chì ở trẻ nhỏ
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thực trạng nhiễm độc chì ở Việt Nam hiện nay vẫn đáng báo động bởi lẽ có những bệnh nhân đến viện đã được phát hiện nhưng còn có rất nhiều bệnh nhân sống trong cộng đồng đang bị nhiễm độc chì mà không hề hay biết.
Ảnh minh họa
Ngoài những nguyên nhân thường gặp như khai khoáng các quặng chứa chì, tái chế chì từ ắc quy, do sử dụng thuốc y học cổ truyền có chứa chì, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo về tình trạng trẻ nhỏ nhiễm độc chì do hít phải các sản phẩm sơn chứa chì.
BS Nguyên cho biết, khi các công trình nhà ở dùng sơn chứa chì bị thoái hoá, bong tróc, người sống trong công trình đó sẽ hít phải sơn chứa chì và bị nhiễm độc.
Sơn chứa chì là một trong những nguồn tiếp xúc chì phổ biến nhất ở trẻ em và có thể gây ra tổn thương não vĩnh viễn và không thể phục hồi ở não đang phát triển của trẻ em. Sơn chứa chì có thể làm giảm chỉ số thông minh (IQ) và khả năng tập trung, suy giảm khả năng học tập và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi. Không có mức độ phơi nhiễm chì nào là không gây hại, và do đó chúng ta cần nỗ lực phối hợp để cấm tất cả các loại sơn có chứa chì.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh nấm da?
Nấm da phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới, bệnh rất phổ biến và đặc biệt thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch yếu. Vậy nguyên nhân và yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh nấm da ở con người?
Bệnh nấm da là một trong các bệnh nhiễm trùng ngoài da thường gặp. Bệnh do những chủng nấm gây ra.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh nấm da ở con người. Tuy nhiên, một vài điểm đặc biệt có thể phát hiện ra đây là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da.
1. Nguyên nhân gây bệnh nấm da
Một vài nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh nấm da như:
Video đang HOT
- Lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
- Vệ sinh kém.
- Nguồn nước không vệ sinh.
- Tiếp xúc với đất bẩn.
- Nấm da xuất hiện do một vài thói quen xấu của con người.
- Bệnh nấm da có thể lây từ động vật sang con người.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da có thể xảy ra do một vài thói quen xấu của con người - Ảnh Internet
2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da ở con người
Thực tế, bệnh nấm da có thể phát triển nhanh chóng và lây lan rộng do một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da ở con người như:
- Bệnh nấm da thường gặp ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay người cao tuổi. Đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nấm da cao nhất.
- Người bị nấm da có thể do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, corticoid uống hoặc hít làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da.
- Nấm da có thể xuất hiện ở những người bệnh đang thực hiện hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư.
Người bị bệnh tiểu đường kiểm soát kém có thể bị nấm da - Ảnh Internet
- Khi bị khô miệng, những đối tượng này cũng có nguy cơ mắc bệnh nấm da cao hơn người bình thường.
- Phụ nữ có nồng độ estrogen tăng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da.
- Người bị bệnh tiểu đường kiểm soát kém có thể bị nấm da.
- Quan hệ tình dục không an toàn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Tuy nhiên, nấm Candida không được xem là một bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Vệ sinh cơ thể kém cũng làm tăng nguy cơ bị nấm da.
- Người đeo răng giả.
3. Điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh nấm da
Có một vài điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho nấm da có cơ hội phát triển và lây lan nhanh chóng như:
- Nấm da dễ phát triển ở độ pH 6,9-7,2 hơi kiềm do đó người ta hay bị bệnh nấm da ở nếp kẽ.
- Tình trạng nấm trên da xuất hiện do da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng.
- Đối với nhiệt độ 27-300C, nấm da phát triển mạnh.
- Người vệ sinh kém, mặc quần áo lót chật bằng đồ nylon cũng là điều kiện thuận lợi để nấm da phát triển.
Người vệ sinh kém, mặc quần áo lót chật bằng đồ nylon cũng là điều kiện thuận lợi để nấm da phát triển - Ảnh Internet
- Khi con người gặp phải một vài tình trạng như: rối loạn nội tiết , suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch dễ nhiễm nấm, đặc biệt nấm candida,...
Miễn dịch trong bệnh nấm da không phải ai cũng biết:
Những người có cơ địa dễ bị bắt nấm có liên quan đến một vài đặc điểm như: yếu tố tuyến mồ hôi, tuyến bã, cấu tạo lớp sừng của người bệnh.
Nấm da có miễn dịch nhưng đối với tính kháng nguyên lại thấp và không đặc hiệu. Do đó, việc dùng kháng nguyên để chẩn đoán và phòng bệnh nấm da chưa đem lại kết quả như mong đợi.
Để bảo vệ bản thân và người nhà không bị nấm da thì mọi người cần chủ động tránh những yếu tố nguy cơ có thể làm tăng tình trạng nhiễm bệnh nấm da.
Lưu ý, nếu bị nấm da tuyệt đối không xấu hổ, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để thăm khám và nhận điều trị kịp thời tránh để bệnh kéo dài lâu ngày có thể gây ra biến chứng nấm da nguy hiểm cho người bệnh.
Nhiễm độc chì: Nguy cơ tiềm ẩn ngay tại nhà nhiều người không hay Ngoài một số thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm chứa chì thì sơn chứa chì cũng là mối nguy tiềm ẩn với sức khỏe, đặc biệt là trẻ. Nhiễm độc chì ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, giảm chỉ số IQ. Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)...