Nỗi ám ảnh khi ngủ bị giật mình, nguyên nhân và cách khắc phục
Giật mình khi ngủ là triệu chứng hoàn toàn bình thường, có đến 70% dân số thế giới từng gặp phải hiện tượng này.
Đây cũng không phải một căn bệnh hoặc một rối loạn hệ thần kinh. Nhưng nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu.
Cơn giật mình đầu giấc ngủ là một phản xạ thực tế. Não của bạn xuất hiện ảo giác, hiện ra hình ảnh như bị té ngã, đang rơi xuống khoảng không, ánh sáng rực rỡ hoặc tiếng động lớn phát ra từ bên trong đầu… khiến cơ thể giật mình.
Video đang HOT
Giật mình khi ngủ là một phản xạ của não bộ. Trên thực tế, nhiều người từng thở dốc, ướt lưng áo khi rơi vào một khoảnh khắc sợ hãi trong giấc mơ trước khi giật mình tỉnh giấc.
Đây thực chất là một cơn co thắt cơ bắp không cố ý xảy ra khi chúng ta đang ở giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Đây là một khoảnh khắc ngắn ngủi như thể bạn đang lơ lửng trong không khí và giật mình tỉnh dậy.
Chứng giật mình đầu giấc ngủ là điều bình thường và khá phổ biến, xảy ra thường xuyên hơn đối với một người đang bị căng thẳng và mất ngủ. Ngoài ra, nếu bạn ngủ muộn, cơ thể sẽ mất đi những giai đoạn ngủ sâu trước đó và khả năng bị giật mình cao hơn, bạn khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ chính thức. Nếu bạn bị lo âu hoặc căng thẳng, bạn có nhiều nguy cơ bị giật mình khi ngủ.
Bác sĩ Charles Bae, phó giáo sư y học lâm sàng và thần kinh học, Đại học Pennsylvania ở Philadelphia cho rằng một số thói quen sinh hoạt cũng có thể dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ như: Uống rượu và đồ uống chứa caffein, sử dụng chất kích thích, thực hiện những bài tập nặng vào tối.
Ngoài ra, ngủ trong tư thế không thoải mái hoặc thiếu ngủ cũng có thể dẫn tới hiện tượng giật mình khi ngủ vì người ta cho rằng một số bộ phận của não vẫn hoạt động khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.
Để khắc phục chứng giật mình khi ngủ, bạn cần có chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh: đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng và cố gắng dậy đúng giờ mỗi sáng, tránh tập luyện nặng khoảng 4 giờ trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể thư giãn cơ thể bằng cách tắm nước ấm, đọc sách trước khi ngủ và không suy nghĩ căng thẳng trước khi ngủ. Cần hạn chế uống cà phê hoặc các đồ uống chứa caffein, không hút thuốc và uống rượu ngay trước giờ ngủ.
Các chuyên gia cho biết nếu bị giật mình giữa đêm quá nhiều, bạn hãy đi gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình. Tình trạng chỉ xảy ra trong một vài thời điểm căng thẳng, bạn nên lưu ý và chỉnh sửa những thói quen xấu thì những cơn giật mình sẽ biến mất. Bản chất hội chứng này vô hại và chỉ làm bạn bớt thời gian ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Bé ngủ không ngon, hay vặn mình, là bệnh gì?
Nhiều trẻ dưới 6 tháng hay gặp phải tình trạng vặn mình, thường là do biểu hiện của tình trạng thiếu canxi và vitamin D.
Bạn đọc Nguyễn Thị Thu H. (thuminhgi...@yahoo.com) hỏi: Con trai tôi 4 tháng tuổi, tôi biết con nít thức đêm là bình thường nhưng lúc bé đang ngủ thì ngủ cũng không ngon, hay vặn mình, giật mình, khóc nhiều so với con đầu lòng của tôi. Tôi sợ điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển. Bé bị bệnh gì, làm sao khắc phục?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, trả lời: Nhiều trẻ dưới 6 tháng hay gặp phải tình trạng vặn mình, thường là do biểu hiện của tình trạng thiếu canxi và vitamin D. Nếu rơi vào tình huống này, bé hay gặp thêm một số vấn đề như hay ọc sữa, hay són phân, khóc đêm, đôi khi khóc đến đỏ mặt tía tai, khóc không nín...
Nên cho bé phơi nắng trước 8 giờ sáng mỗi ngày, từ 10-15 phút, sẽ giúp bé ngủ ngon, không vặn mình (Ảnh minh họa từ Internet)
Vì vậy, điều đầu tiên bạn nên làm là cho bé phơi nắng đều đặn. Tốt nhất là phơi nắng trước 8 giờ sáng, 10-15 phút. Có nắng thì tiền vitamin D dưới da của bé mới được chuyển đổi thành vitamin D, đi qua gan, thận trở thành những dạng hoạt động mà cơ thể có thể sử dụng được. Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thu canxi và giúp cân bằng một số enzyme cần thiết để bé có thể ngủ ngon, không vặn mình.
Tuy nhiên, nếu đã phơi nắng đầy đủ, bé được bú sữa phù hợp (tốt nhất là sữa mẹ) mà trẻ vẫn vặn mình, bạn nên đưa bé đi khám vì có thể bé thiếu một số vi chất khác hoặc cơ thể gặp vấn đề khác phức tạp hơn, cần được điều trị.
Tử vong khi đi xông hơi và những người tuyệt đối không nên thử Xông hơi là hình thức giúp cơ thể được thư giãn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, phòng bệnh và chữa bệnh rất tốt nhưng chỉ thực sự mang lại lợi ích cho sức khỏe khi được áp dụng đúng cách. Tử vong khi đi xông hơi và cách phòng tránh (Ảnh minh hoạ) Ông V.H. đến xông hơi điều trị bệnh tại...