Những thực phẩm tốt cho sức khỏe tim của bạn
Khi bạn ăn những thứ này và giảm muối, giảm chất béo, là bạn đã cứu được quả tim của mình.
Đậu đen chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Đậu đen
Đậu đen chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch. Folate, chất chống oxy hóa và magiê có thể giúp giảm huyết áp. Chất xơ giúp kiểm soát cả lượng cholesterol và lượng đường trong máu.
2. Rượu vang đỏ
Một chút rượu vang đỏ có thể là lựa chọn tốt cho tim mạch. Resveratrol và catechin, hai chất chống ô xy hóa trong rượu vang đỏ, có thể bảo vệ thành động mạch. Rượu cũng có thể làm tăng mức cholesterol tốt HDL.
Nhưng quá nhiều rượu sẽ làm tổn thương trái tim. Vì vậy, không uống nhiều hơn 1 ly nhỏ mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly nhỏ đối với nam giới.
3. Cá hồi: Siêu thực phẩm
Cá hồi – SHUTTERTOCK
Là thực phẩm hàng đầu cho sức khỏe tim mạch, cá hồi rất giàu omega-3 – chất béo lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim và giảm huyết áp. Omega-3 cũng có thể làm giảm chất béo trung tính và hạn chế viêm.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị 2 phần cá hồi hoặc các loại cá có dầu khác mỗi tuần, theo WebMD.
Cá ngừ, cá thu, cá trích, cá hồi hồ, cá mòi và cá cơm cũng chứa omega-3.
4. Dầu ô liu
Dầu này là một chất béo lành mạnh giàu chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch. Chúng có thể bảo vệ mạch máu. Dùng dầu ô liu thay thế chất béo bão hòa – như bơ, có thể giúp giảm mức cholesterol.
5. Quả óc chó
Một nắm nhỏ quả óc chó mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol. Nó cũng có thể bảo vệ chống lại chứng viêm trong động mạch tim.
Video đang HOT
Quả óc chó chứa nhiều omega-3, sterol thực vật và chất xơ.
6. Hạt hạnh nhân
Hạnh nhân có sterol thực vật, chất xơ và chất béo có lợi cho tim. Hạnh nhân có thể giúp giảm cholesterol LDL “xấu”. Chỉ nên ăn một lượng nhỏ mỗi ngày.
7. Trái đậu nành Nhật
Protein đậu nành có thể giúp giảm mức cholesterol. Một cốc đậu nành Nhật cũng có 8 gam chất xơ tốt cho tim mạch.
8. Đậu hũ
Đậu nành chứa protein đậu nành tuyệt vời với các khoáng chất, chất xơ và chất béo không bão hòa đa có lợi cho tim mạch.
9. Khoai lang
Với chỉ số đường huyết thấp, những viên thuốc này sẽ không làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Chúng cũng có chất xơ, vitamin A và lycopene, theo WebMD.
10. Cam
Cam – SHUTTERTOCK
Cam có chất xơ pectin chống cholesterol. Chúng cũng có kali, giúp kiểm soát huyết áp.
Trong một nghiên cứu, 2 ly nước cam mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe mạch máu. Nó cũng làm giảm huyết áp ở nam giới.
11. Cải cầu vồng
Loại rau có lá màu xanh đậm này rất giàu kali và magiê. Những khoáng chất này giúp kiểm soát huyết áp. Cải cầu vồng cũng có chất xơ tốt cho tim, vitamin A, và các chất chống ô xy hóa lutein và zeaxanthin.
12. Yến mạch
Một bát bột yến mạch ấm giúp bạn no trong nhiều giờ, chống lại các cơn ăn vặt và giúp giữ lượng đường trong máu ổn định theo thời gian – nó cũng hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ trong yến mạch có thể giúp ích cho tim bằng cách giảm cholesterol xấu.
Tốt nhất là ăn yến mạch vảy hoặc nấu chín chậm.
13. Hạt lanh
Hạt lanh có 3 thứ tốt cho tim: chất xơ, dưỡng chất thực vật lignans và a xít béo omega-3.
14. Sữa chua ít chất béo
Những thực phẩm này cũng có thể giúp kiểm soát huyết áp cao. Sữa chua có nhiều canxi và kali. Hãy chọn các loại ít chất béo, ít đường và không thêm hương vị.
15. Trái cherry
Trái cherry chứa chất chống ô xy hóa anthocyanins có thể giúp bảo vệ các mạch máu. – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Trái cherry chứa chất chống oxy hóa anthocyanins có thể giúp bảo vệ các mạch máu.
16. Quả việt quất
Quả việt quất có anthocyanins, những chất chống ô xy hóa giúp tạo mạch máu, ngoài ra, còn có chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời khác, theo WebMD.
Cách kiểm soát cholesterol xấu và tốt
Cholesterol không phải đều xấu. Trên thực tế, cholesterol là một chất béo thiết yếu. Nó cung cấp sự ổn định trong mọi tế bào của cơ thể.
Trong cơ thể con người có 2 loại lipoprotein mang cholesterol đến và đi từ tế bào. Một loại là lipoprotein tỷ trọng thấp, hay còn gọi là LDL, loại còn lại là lipoprotein tỷ trọng cao, chính là HDL. Thông thường sẽ phải làm xét nghiệm máu để định lượng các thành phần này.
Để di chuyển trong máu, cholesterol phải được vận chuyển bởi các phân tử trợ giúp gọi là lipoprotein. Mỗi lipoprotein có định tính riêng về cholesterol và mỗi loại hoạt động khác nhau với cholesterol mà nó chuyên chở.
HDL-cholesterol tốt
HDL là viết tắt của lipoprotein tỷ trọng cao. Mỗi hạt cholesterol HDL là một đốm màu siêu nhỏ bao gồm một vành lipoprotein bao quanh một tâm cholesterol. Hạt cholesterol HDL đậm đặc so với các loại hạt cholesterol khác, vì vậy nó được gọi là tỷ trọng cao.
HDL-cholesterol tốt, hoạt động giống như người quét đường, thu dọn LDL ra khỏi các động mạch và đưa về gan, nơi mà LDL sẽ bị phân giải và tống ra ngoài cơ thể. Nhưng HDL không loại bỏ hoàn toàn LDL, chỉ 1/4 đến 1/3 cholesterol trong máu bị HDL mang đi. Mức HDL khỏe mạnh có thể bảo vệ cơ thể trước nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngược lại lượng HDL thấp làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
HDL làm giảm, tái sử dụng và tái chế LDL bằng cách vận chuyển nó đến gan, nơi nó có thể được xử lý lại. HDL hoạt động như một đội bảo trì cho các bức tường bên trong (nội mạc) của các mạch máu. Tổn thương các bức tường bên trong là bước đầu tiên trong quá trình xơ vữa động mạch, gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. HDL chà tường sạch sẽ và giữ cho nó khỏe mạnh.
Các hoạt động thể chất giúp tăng lượng cholesterol tốt. Ảnh: TM
Nên làm gì nếu HDL thấp?
Trong trường hợp lượng HDL thấp, người bệnh sẽ thực hiện nhiều bước để tăng mức HDL và giảm nguy cơ bệnh tim như sau:
Tập thể dục: Các hoạt động thể chất giúp tăng lượng HDL. Hãy tập các bài tập vừa sức ít nhất 30 phút/ngày.
Giữ cân nặng khỏe mạnh: Bên cạnh việc cải thiện mức HDL, kiểm soát cân nặng, không để thừa cân béo phì để giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều HDL trong thực vật, các loại hạt và cá như cá hồi hoặc cá ngừ.
Cai thuốc lá, vì thuốc lá làm giảm HDL, khi ngừng hút, lượng HDL có thể tăng lên
LDL-cholesterol xấu
Nếu cơ thể bị tăng LDL, nghĩa là có quá nhiều LDL trong máu. Phần LDL dư thừa này, cùng với một số chất khác, tạo thành mảng bám. Những mảng bám này tụ trên thành động mạch, gọi là xơ vữa động mạch.
Bệnh mạch vành xảy ra khi mảng bám tích tụ trong thành các động mạch của tim, khiến các động mạch càng lúc càng xơ chai và hẹp lại. Lúc này, máu lưu thông sẽ bị hạn chế hoặc bị nghẽn. Bởi tim nhận oxy từ máu, tình trạng này làm tim không nhận đủ lượng oxy. Vấn đề này có thể gây ra chứng đau thắt ngực, hoặc khi dòng máu bị tắc hoàn toàn sẽ gây nhồi máu cơ tim.
Khi LDL cao nên kiêng ăn gì?
Nên ăn giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn; chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
Người bị mỡ máu cao cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn. Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt. Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá.
Cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là não, bầu dục, gan, nội tạng động vật. Không nên ăn nhiều trứng, do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol. Người bệnh cần giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Ngoài ra, cũng nên hạn chế các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật...
Chất béo no không chỉ làm tăng hàm lượng cholesterol mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt trong khẩu phần ăn của bệnh nhân mỡ máu.
Hạn chế ăn tối muộn: Tối muộn là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Việc ăn tối quá muộn có thể khiến hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Tình trạng này lâu ngày có thể gây xơ vữa động mạch. Vì vậy, nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm, kết hợp tập thể dục điều độ để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể bị tiêu hao.
Những điều cần lưu ý với thực đơn hằng ngày Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh bệnh tật. Sau đây là 4 vấn đề về chế độ ăn mà mỗi người cần lưu ý. Ảnh minh họa Hạn chế mỡ: Ngoài việc tránh sử dụng thường xuyên các thực phẩm chiên, quay, rán, xào thì xây dựng chế độ ăn giảm mỡ - giảm cholesterol...