Những thực phẩm dễ tìm cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò tương đối quan trọng không việc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính ngày càng phổ biến ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến tình trạng đường huyết cao. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, mù lòa và suy thận.
Việc tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những thực phẩm dễ tìm nhưng cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Nhiều thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh: Health Change
Quả mọng tốt cho bệnh tiểu đường
Các loại quả mọng như quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Trong khi đó, chất xơ trong các loại quả này cũng hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh đồng thời thỏa mãn cơn thèm đường của bạn.
Kết cấu dạng kem của sữa chua Hy Lạp với một ít mật ong hoặc trái cây có thể đáp ứng nhu cầu về protein và men vi sinh, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và đáp ứng nhu cầu đường của bạn.
Nếu bạn đang muốn kiểm soát lượng đường trong máu, sữa chua Hy Lạp nguyên chất không thêm đường có thể là một lựa chọn thông minh. Một đánh giá của hơn 20 nghiên cứu cho thấy ăn từ 80 đến 125 gram sữa chua mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Loại 2 khoảng 14%.
Chocolate đen tốt cho bệnh tiểu đường
Chocolate đen khác biệt với các loại chocolate thông thường bởi hàm lượng cacao nguyên chất cao, thường từ 70% trở lên. Đây chính là “chìa khóa” mang đến những lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.
Chocolate đen tốt cho bệnh nhân tiểu dường. Ảnh: Getty Images
Hàm lượng flavonoid cao trong chocolate đen có khả năng cải thiện độ nhạy insulin, giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Tiêu thụ chocolate đen ở mức độ vừa phải sẽ làm giảm cơn thèm đường của bạn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chocolate đen có chứa polyphenol – một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do tiểu đường.
Khoai lang
Khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) thấp nên sẽ không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Điều này rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu chặt chẽ.
Ngoài ra, chất xơ có trong khoai lang cũng làm chậm quá trình hấp thụ đường, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến và thỏa mãn cơn thèm đường của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy, khoai lang còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, đột quỵ và bệnh lý thần kinh liên quan đến bệnh tiểu đường.
Dừa
Dừa là một lựa chọn lành mạnh để thỏa mãn cơn thèm đường trong trường hợp bạn mắc bệnh tiểu đường và không làm tăng lượng đường trong máu. Hàm lượng chất béo trung tính trong dừa cung cấp cho bạn năng lượng nhanh chóng và kiểm soát cảm giác thèm đường. Bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa để nấu ăn để có lợi cho cơ thể và kiểm soát việc lượng đường trong máu tăng đột biến.
6 thói quen buổi sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu
Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu của bạn.Tạo một vài thói quen đơn giản, lành mạnh vào buổi sáng sẽ bắt đầu giảm lượng đường trong máu và duy trì nó cả ngày.
Dưới đây là những thói quen tốt nhất vào buổi sáng để có lượng đường trong máu tốt hơn, theo các chuyên gia dinh dưỡng và bệnh tiểu đường, theo Eat This, Not That!
1. Uống nước
Uống đủ nước giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách làm loãng lượng đường trong máu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Không gì cơ bản hơn là luôn uống đủ nước. Uống đủ nước giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách làm loãng lượng đường trong máu.
Trên thực tế, lượng đường trong máu cao và tình trạng mất nước đi đôi với nhau.
Chuyên gia dinh dưỡng Justine Chan giải thích: "Uống nước có thể ngăn lượng đường trong máu trở nên cô đặc, có thể làm giảm lượng đường trong máu. Khi bạn uống nhiều nước hơn, bạn cũng có thể kiểm soát cảm giác thèm ăn và giảm lượng đồ uống có đường".
2. Ăn sáng
Một phần ăn sáng cân bằng, lành mạnh . Ảnh SHUTTERSTOCK
Một số người nhận thấy rằng họ không ăn càng lâu thì lượng đường trong máu của họ càng tiếp tục tăng.
Quá trình này được gọi là quá trình tạo gluconeogenesis, hay quá trình tạo ra lượng đường trong máu được lưu trữ trong gan để giữ cho mức năng lượng tăng lên mà không cần thức ăn.
Chuyên gia dinh dưỡng Patricia Kolesa giải thích: "Không ăn trong thời gian dài hoạt động như một tác nhân gây căng thẳng cho cơ thể, khiến lượng đường trong máu tăng. Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, lượng đường trong máu của chúng ta có thể tăng cao, và ăn bữa sáng cân bằng có thể giúp ổn định hoặc hạ thấp chúng".
Bằng cách ăn sáng, bạn có thể giữ cân bằng lượng đường trong máu và có tác dụng lớn hơn trong việc ổn định chúng trong suốt cả ngày.
Chuyên gia dinh dưỡng Kourtney Johnson cho biết thêm: "Ngoài ra, việc bổ sung các nguồn chất xơ và protein vào nguồn carb làm giảm khả năng tăng đường huyết sau bữa ăn, vì quá trình tiêu hóa bị chậm lại với dinh dưỡng bổ sung".
3. Lưu ý protein
Bắt đầu ngày mới của bạn với một bữa ăn giàu protein đã được chứng minh là giúp ổn định lượng đường trong máu trong suốt cả ngày.
Một trong những lý thuyết cho điều này là do protein mất nhiều thời gian để tiêu hóa và lượng đường trong máu không tăng ngay lập tức.
Một bữa sáng giàu protein tạo ra một nguồn năng lượng nhỏ giọt đều đặn và chậm rãi có tác dụng kéo dài cả ngày. Chuyên gia dinh dưỡng Michelle Caravella giải thích: "Kết hợp thực phẩm giàu protein vào bữa sáng của bạn, như trứng với bánh mì nướng ngũ cốc, giúp cơ thể giảm lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn".
Chuyên gia Mara McStay đưa ra ví dụ về ý tưởng bữa sáng đầy protein: Trứng, sữa chua Hy Lạp hoặc sinh tố với bột protein đều là những lựa chọn giàu protein tuyệt vời.
4. Đi dạo sau khi ăn sáng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần đi bộ 2 phút sau bữa ăn cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu đáng kể . Ảnh SHUTTERSTOCK
Hoạt động, đặc biệt là hoạt động đầu tiên vào buổi sáng, sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Cơ bắp của chúng ta sử dụng glucose để tạo năng lượng, và khi chúng ta tập thể dục, chúng ta đang đưa lượng đường trong máu ra khỏi máu và đưa nó vào cơ thể.
Đương nhiên, điều này làm giảm lượng đường trong máu của chúng ta.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần đi bộ 2 phút sau bữa ăn cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu đáng kể.
Chuyên gia dinh dưỡng Brittany Crump nói: "Đi bộ sau bữa ăn sáng sẽ di chuyển đường huyết từ máu vào các tế bào của bạn, nơi nó được sử dụng để tạo năng lượng, do đó làm giảm lượng đường trong máu của bạn.
Như một phần thưởng, hoạt động thể chất có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định trong thời gian còn lại trong ngày".
5. Ý thức về caffein
Để giảm thiểu việc caffein ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn, hãy đảm bảo uống đủ nước, ăn sáng cân bằng và không vượt quá giới hạn lượng caffeine hằng ngày là 400 mg . Ảnh SHUTTERSTOCK
Bạn có biết rằng chỉ riêng cà phê có thể làm tăng lượng đường trong máu do hàm lượng caffein trong nó?
Caffein tăng cường kích thích tố gây căng thẳng giúp tạo ra cảm giác tỉnh táo. Tuy nhiên, nó cũng kích hoạt một loạt thứ làm tăng lượng đường trong máu.
Ngay cả khi bạn uống cà phê không đường, bạn vẫn có thể gặp phải tác dụng này.
Để giảm thiểu việc caffein ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn, hãy đảm bảo uống đủ nước, ăn sáng cân bằng và không vượt quá giới hạn lượng caffeine hằng ngày là 400 mg.
6. Giảm căng thẳng
Không chỉ những gì chúng ta ăn làm tăng lượng đường trong máu mà còn là cách chúng ta kiểm soát căng thẳng như thế nào.
Bắt đầu ngày mới của bạn với những khoảnh khắc tỉnh táo như thiền, viết nhật ký, đi dạo hoặc tập thở có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới kiểm soát căng thẳng tốt hơn trong suốt cả ngày.
Mức độ căng thẳng thấp hơn có tương quan thuận với lượng đường trong máu thấp hơn. Thay vì kiểm tra email đầu tiên vào buổi sáng, hãy xem xét một hoạt động thư giãn có thể giúp bạn xoa dịu tâm trí và chuẩn bị cho ngày mới, theo Eat This, Not That!
Ăn gừng mỗi ngày cơ thể sẽ nhận lại được những siêu lợi ích này Gừng là gia vị nhưng cũng là loại thảo mộc tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng gừng thường xuyên sẽ mang đến rất nhiều lợi ích từ giảm viêm, giảm cân, chống buồn nôn... Gừng, có tên khoa học là Zingiber officinale. Gừng được sử dụng rộng rãi làm gia vị và y học. Hợp chất hoạt tính sinh học chính của...