Những thực phẩm bổ sung sắt tự nhiên cho trẻ
Các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng, hải sản, các loại đậu,… được xem như nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất cho trẻ. Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp trẻ tăng cường đề kháng, khả năng tập trung và hệ xương khớp.
Thịt được xem như nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất cho trẻ. Ảnh: Internet
Các loại thịt đỏ
Thịt được xem như nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất cho trẻ. Các loại thịt như bò, cừu, heo không chỉ giúp bổ sung chất sắt mà còn chứa nhiều chất đạm.
Đồng thời thịt đỏ khiến em bé tăng cường sự tập trung cao độ hơn, khiến bé học dễ nhớ hơn.
Ảnh: Internet
Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng là thực phẩm dễ kím và dễ chế biến trong việc bổ sung sắt cho trẻ. Lưu ý, các món trứng chỉ nên nấu và dùng ngay không được hâm lại.
Nhiều người cho rằng chỉ có phần lòng trắng của trứng mới là lành mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế là 100 g lòng đỏ trứng có chứa 2,7 mg sắt. Vì vậy, khi dùng trứng chế biến món ăn, bạn không nên tách bỏ lòng đỏ.
Hải sản
Ngoài việc cung cấp canxi cho xương phát triển, cá ngừ, nghêu, tôm đều là nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho trẻ.
Trong thành phần của hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé yêu của bạn, trong đó có nhiều chất sắt giúp cho bé bổ não, phát triển thể chất một cách toàn diện. Mẹ nên bổ sung các loại hải sản như cá ngừ, nghêu và tôm là nguồn cung cấp sắt tốt nhất.
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng… đều chứa hàm lượng sắt cao tương đương với những loại thịt đỏ. Tuy nhiên, chất sắt non có trong đậu chỉ hấp thu tốt nhất thông qua vitamin C. Do đó nên bổ sung vitamin C song song với đậu.
Tại sao người ta nói rằng ngũ cốc tạo ra chế độ ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng? Bởi ngũ cốc là nguồn chất sắt vô cùng lành mạnh. Bạn có thể tiêu thụ ngũ cốc ở dạng nóng hoặc lạnh. Ngũ cốc lạnh mang lại cho bạn 1,8 mg đến 21,1 mg sắt. Tuy nhiên, khi ngũ cốc nóng, hàm lượng sắt giảm, dao động từ 4,9 mg đến 8,1 mg.
Ảnh: Internet
Các loại hạt
Hạt điều, hướng dương, hạt bí, hạt vừng… không chỉ cung cấp sắt mà còn giàu canxi, protein và chất béo không bão hoà rất tốt cho cơ thể.
Hạt điều nổi tiếng là loại hạt giàu protein, rất được ưa chuộng đối với những người ăn chay. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại hạt này cũng chứa nguồn chất sắt dồi dào. cốc hạt điều chứa khoảng 2g sắt. Nếu bạn không thích thú với việc nhai hạt điều, hãy thử trộn cùng một cốc sinh tố.
Ảnh: Internet
Các loại rau màu xanh đậm
Những loại rau lá xanh đậm như rau bina chứa cả một kho chất sắt mà bạn không nên bỏ qua. 3 chén rau bina chứa khoảng 18mg sắt. Do đó, bạn hoàn toàn có thể bổ sung loại rau này vào bữa ăn hàng ngày mà không cần ăn thêm thịt đỏ. Ngoài sắt, loại rau này còn chứa nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi.
Bông cải xanh rất giàu vitamin K và magiê, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin C, A, giúp tăng cường sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Một chén bông cải xanh nấu chín chứa 1mg sắt.
Khoai lang
Ngoài vitamin A, khoai lang còn chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể như C, E, K, B1, B6 và B9. Những vitamin này sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể phát triển khỏe mạnh để đạt được các cột mốc phát triển đúng thời điểm.
Khoáng chất giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Khoai lang là một nguồn cung cấp khoáng chất rất dồi dào với nhiều loại khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri và kẽm.
Ảnh: Internet
Socola đen
Là một loại thực phẩm yêu thích của nhiều trẻ nhỏ, socola đen là một lựa chọn lý tưởng để trẻ vừa ăn vặt vừa được bổ sung chất sắt.
Chocolate đen không chỉ làm vị giác của bạn hài lòng, chúng còn đáp ứng nhu cầu về sắt cho cơ thể. Bột ca cao cũng vậy, bạn nên sử dụng nó như là món tráng miệng ngon và bổ. Chúng được biết với công dụng giảm cholesterol và huyết áp.
Lợi ích của sô cô la đen là vô tận. Ngoài việc thúc đẩy da và răng khỏe mạnh hơn, giảm bớt lo lắng, tốt cho não bộ, sô cô la đen cũng cung cấp lượng chất sắt dồi dào cho cơ thể. 28mg sô cô la chứa 2-3mg sắt, nhiều hơn cả trong thịt bò có cùng khối lượng.
Các loại trái cây khô
Mận, nho, mơ khô đều chứa một hàm lượng chất sắt tự nhiên tốt cho trẻ. Tuy nhiên, các loại trái cây này đều chứa nhiều đường, các mẹ nên điều chỉnh liều lượng cho trẻ dùng hợp lý.
Ảnh: Internet
Nước cam
Thành phần vitamin C dồi dào trong nước cam hỗ trợ hiệu quả trong việc hấp thụ chất sắt.
Trong nước trái cây có nhiều vitamin C (đặc biệt trong nước cam). Vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu sắt của cơ thể. Khi chúng ta uống viên sắt (ở dạng hợp chất, có hóa trị 2) nhưng chỉ sắt hóa trị 3 mới được hấp thu ở tá tràng, do đó để hấp thu được cần có quá trình chuyển từ sắt hóa trị 2 thành sắt hóa trị 3 (quá trình này xảy ra tại ruột non), quá trình này muốn xảy ra bắt buộc phải có sự xúc tác của vitamin C, nếu thiếu vitamin C sẽ gây thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy bác sĩ mới khuyên bạn khi uống viên sắt cần uống kèm với vitamin C.
Khoai tây nướng
Một củ khoai tây nướng cỡ to chứa gấp 3 lần lượng sắt so với 84g thịt gà. Không chỉ giàu chất sắt, loại củ này còn rất giàu vitamin B và C, potassium.
Những lưu ý khi dùng thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ:
Tránh nấu các loại thực phẩm chứa chất sắt quá lâu, việc này có thể làm mất đi một lượng đáng kể các dưỡng chất.
Nguồn canxi trong sữa và các loại sản phẩm chế biến từ sữa có thể gây khó khăn cho cơ thể trong việc hấp thụ chất sắt. Vì vậy nên dùng hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
Bất kỳ chất nào trong cơ thể nếu bổ sung quá nhiều cũng không tốt. Cần kiểm tra lượng sắt trong cơ thể trẻ để có chế độ bổ sung sắt hợp lý.
Trường hợp trẻ có dấu hiệu thiếu máu nặng, các mẹ cần cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tuỳ tiện mua thuốc để trẻ sử dụng.
Hy vọng rằng với những chia sẻ về các thực phẩm bổ sung sắt cũng như các lưu ý trên đây, các mẹ sẽ có thêm nhiều lựa chọn trong việc cân đối dinh dưỡng cho trẻ.
ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Trẻ ngạt thở vì hóc thức ăn, cứu cách nào mới đúng?
Tôi nghe nói xốc ngay trẻ em bị ngạt thở vì hóc thức ăn lên sẽ cứu được bé, nhưng không biết xốc thế nào cho đúng...
Bạn đọc Trần Quang hỏi : Tôi đọc báo thấy nhiều trường hợp trẻ con và cả người lớn bị hóc thức ăn như mấy loại trái cây cỡ nhỏ, rau câu, hạt, các thức ăn dạng viên... mà ngạt thở chết. Nhà tôi có tới 3 cháu nhỏ từ 3-15 tuổi nên rất muốn biết cách xử lý trong tình huống này. Trẻ lớn và trẻ nhỏ thì cách cứu có khác gì nhau không?
Ảnh minh họa
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:
Tình huống bạn nói đến chính là các trường hợp trẻ bị hóc dị vật đường thở khi ăn uống, thường gặp nhất khi trẻ vừa ăn vừa cười giỡn, nói chuyện hoặc khóc. Các loại dị vật đường thở chúng tôi hay gặp rất đa dạng: kẹo, mứt, hạt dẻ, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí...
Khi sơ cứu, nếu nạn nhân còn thở được; hoặc ở trẻ nhỏ thì còn khóc, còn la, còn nói được, không khó thở, da dẻ hồng hào... thì nên đến bệnh viện để lấy dị vật ra, không cố tự loại bỏ dị vật đường thở vì có thể khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không thể khóc hoặc khóc yếu, nên nhanh chóng sơ cứu tại chỗ để khai thông đường thở, song song với việc gọi cấp cứu.
Với trẻ 1-2 tuổi, chúng ta dùng phương pháp vỗ lưng - ấn ngực: đặt trẻ sấp trên cánh tay trái của bạn, đầu thấp xuống, dùng bàn tay giữ chặt vùng đầu - cổ. Lấy phần gót bàn tay vỗ mạnh 4 cái vào lưng trẻ, khoảng giữa 2 bả vai; tiếp tục lật ngửa trẻ sang tay bên kia, dùng 2 ngón tay ấn mạnh ở vùng nửa dưới xương ức 5 cái. Lặp lại cho đến khi dị vật rơi ra, trẻ khóc lên được.
Clip hướng dẫn vỗ lưng - ấn ngực của Hội chữ thập đỏ Anh:
Với người còn tỉnh, đứng sau lưng, vòng 2 tay ôm lấy nạn nhân. Nắm chặt bàn tay thành quả đấm, đặt tay còn lại chồng lên trên. Quả đấm cần đặt ngay vùng thường vị, dưới chóp xương ức, ấn quả đấm 5 cái dứt khoát vào vùng này bằng lực kéo của 2 cánh tay, lặp lại khoảng 10 lần hoặc cho đến khi dị vật rơi ra.Với người và trẻ lớn, chúng ta dùng thủ thuật Heimlich. Có 2 cách, tùy vào nạn nhân còn tỉnh hay đã hôn mê.
Clip hướng dẫn Heimlich của Hội Chữ thập đỏ Anh"
Với người đã ngưng thở, đặt nạn nhân nằm ngửa, cũng dùng lực 2 bàn tay ấn mạnh ở vị trí tương tự cho đến khi dị vật văng ra. Trước khi làm Heimlich phải thổi ngạt 2 cái chậm, sau đó vừa làm vừa thổi ngạt xen kẽ.
Và điều quan trọng nhất là hãy tránh cho trẻ tình huống xấu kể trên bằng cách tập thói quen khi ăn không cười, giỡn, nói chuyện, la khóc hay chạy nhảy. Nên giúp trẻ lấy hạt trái cây ra trước khi ăn, trẻ nhỏ không nên cắn hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí...
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong
Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo không ăn hạt hướng dương theo 2 cách này vì có thể gây hại cho sức khỏe Hạt hướng dương là loại hạt nhiều người thích ăn, đặc biệt là hướng dương được mọi người ăn nhiều trong dịp lễ tết. Tuy nhiên không ít thông tin cho rằng "ăn hạt hướng dương sẽ gây hại cho sức khỏe của gan". Vậy thông tin này đúng hay sai? Lợi ích của hạt hướng dương với sức khỏe - Hạt hướng...