Chuẩn đoán ung thư
Hiện nay, ở nước ta, đã có hầu hết các kỹ thuật và phương tiện hiện đại để chẩn đoán ung thư. Chẩn đoán sớm và điều trị đúng đã chữa được một số ung thư.
Khi nghĩ đến ung thư, đầu tiên cần đến gặp thầy thuốc để tư vấn, để được thăm khám, xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh, không nên tự đi xét nghiệm, nhiều khi không trúng.
Trong việc chẩn đoán, cần xác định: ung thư loại tế bào nào, ở giai đoạn phát triển nào (có 4 giai đoạn 1,2,3,4. Giai đoạn 0 là tiền ung thư, có chữa được không, nhẹ hay nặng (tức là tiên lượng bệnh), từ đó tìm các phương pháp điều trị.
I. Các phương pháp chẩn đoán ung thư
Nhiều phương pháp, mỗi loại có ưu điểm, nhược điểm riêng, và quyết định là xét nghiệm tế bào. Tốt nhất nên phối hợp một vài biện pháp, thường là: siêu âm, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm chỉ dấu ung thư (CDUT, Tumor marker. Có nơi gọi là dấu ấn ung thư). Nếu có nghi ngờ, thì xét nghiệm tìm tế bào ung thư.
1/ Siêu âm. Đơn giản, dễ thực hiện, không có hại,không tốn kém. Thường siêu âm ổ bụng, không siêu âm xương được. Siêu âm không phân biệt được u lành và u ác. Siêu âm màu Doppler hiện đại hơn.
2/ Nội soi bằng ống soi mềm, có thể sinh thiết khi nội soi.Nội soi cũng làm khó chịu một chút, do đó có nội soi khi gây mê tại chỗ. Thường nội soi thanh quản, phế quản (phổi), dạ dày, đại tràng, bàng quang.
3/ Chẩn đoán hình ảnh: chụp X quang thông dụng (đang phổ biến X quang kỹ thuật số), chụp cắt lớp (Computer Tomography, CT), cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging, MRI), PET (Positron Emission Tomography) chi tiết, rõ hơn.
Chụp CT dùng rộng rãi, có hay không dùng thuốc cản quang. Máy chụp CT xoắn ốc hiện đại. CT càng nhiều lớp cắt càng rõ. Không lạm dụng CT vì ăn tia X nhiều.
Cộng hưởng từ dùng từ trường thay tia X nên không hại,có thể rà soát bất cứ phần nào của cơ thể. Không dùng MRI khi có thai (ảnh hưởng đến bào thai),khi có vật kim loại trong người (ảnh hưởng của từ trường).
Máy PET cho ta hình ảnh màu của các biến đổi trong các mô bị ung thư, chỉ ra vị trí, kích thước khối u.
Khi cần thì kết hợp chụp CT với MRI,với PET: hình ảnh ,vị trí khối u càng chính xác, rõ ràng. Dù sao,cũng không nên lạm dụng ,tốn tiền không cần thiết.
4/ Xét nghiệm máu, các dịch cơ thể (nước tiểu, phân, đờm, dịch não tủy, dịch vị…). Hiện nay đã có xét nghiệm ADN tể bào ung thư lưu hành trong máu. Trong các xét nghiệm máu và dịch cơ thể thì định lượng các chỉ dấu ung thư (CDUT) quan trọng nhất. Các CDUT có độ nhậy và độ đặc hiệu. Độ nhậy cao thì chẩn đoán được sớm, nhưng cũng có thể cao trong một số trường hợp như viêm,một vài bệnh lành tính. Vì thế cần có độ đặc hiệu để chỉ ra đó là ung thư, không phải bệnh khác hoặc bình thường. Khi ung thư ở giai đoạn sớm, có thể CDUT không cao. Thông thường, cần xét nghiệm đồng thời một vài CDUT để chẩn đoán chính xác hơn. Sau đây là xét nghiệm các CDUT chính liên quan đến ung thư một số cơ quan :
- Phổi : CYFRA 21-1, NSE, CEA.
- Dạ dày : CA 72-4, CA 19-9, CEA.
Video đang HOT
- Gan : AFP, AFP -L3, DCP.
- Tụy : CA 19-9, CEA.
- Đại-trực tràng : CEA, CA 19-9.
- Vú : CA 15-3, CEA, MCA.
- Buồng trứng : CA 125, CA 72-4.
- Cổ tử cung : SCCA, CEA.
- Tuyến tiền liệt : PSA, fPSA (free PSA), PAP.
- Tinh hoàn : AFP, HCG.
- Tuyến giáp: hTG, Calcitonin, CEA.
5/ Xét nghiệm tế bào, mô ung thư bằng sinh thiết. Đây là xét nghiệm quyết định ung thư. Lấy mẫu sinh thiết qua nội soi, qua lồng ngực,bụng.Còn sinh thiết bằng kim nhỏ FNA (Fine needle aspiration)qua siêu âm, CT, MRI.
Trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để chẩn đoán.
II. Chẩn đoán một số ung thư
1. Ung thư phổi (ung thư phế quản)
Đây là loại ung thư gặp nhiều nhất, khó phát hiện sớm. Thường chẩn đoán muộn, điều trị kém hiệu quả. Có 2 loại : ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN, tiếng Anh:NSCLC) chiếm 80%; ung tư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN,tiếng Anh: SCLC) chiếm 20%. Loại sau đều do hút thuốc lá, phát triển rất nhanh, rất ác tính, khi phát hiện thường quá muộn, không mổ được, phải hóa trị, xạ trị. Do đó, cần chẩn đoán phân biệt ngay từ đầu với UTPKTBN (có thể mổ được). Rất ít triệu chứng sớm. Nếu ho húng hắng, dai dẳng (sau khi loại trừ lao phổi), mệt mỏi, sụt cân, nhất là ho ra máu : báo động. Chụp phổi, cần thiết thì chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, hoặc PET, xét nghiệm đờm tìm tế bào u, xét nghiệm máu tìm các CDUT. Nếu cần, soi phế quản , sinh thiết FNA để tìm tế bào ung thư (chọc kim nhỏ qua thành ngực). Các CDUT: UTPKTBN : CYFRA 21-1. CEA, SCCA. UTPTBN : NSE, CEA.
2. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày đứng thứ 2 ở nước ta. Không có triệu chứng sớm. Thường hay thấy khó tiêu, khi đau vùng bụng trên thì đã không còn sớm. Khoảng 60% ung thư dạ dày do vi khuẩn Helicobater Pylori gây ra. Khi nghi ngờ, nên nội soi dạ dày (không hoặc có gây mê), khi nội soi thì xét nghiệm được vi khuẩn này và sinh thiết để tìm tế bào ung thư. Cần chẩn đoán hình ảnh (chụp dạ dày, hoặc chụp cắt lớp CT, MRI), Xét nghiệm CDUT CA 72-4, CA 19-9, CEA trong máu. Các CDUT này còn có giá trị phát hiện sớm tái phát ung thư sau mổ hoặc điều trị không hiệu quả.
3. Ung thư gan
Đứng thứ 3 ở nước ta. Không có triệu chứng sớm. Những người có nguy cao bị ung thư gan (viêm gan B,C, nghiện rượu xơ gan)nên làm siêu âm ổ bụng và xét nghiệm AFP trong máu để phát hiện sớm ung thư gan. Chú ý: phụ nữ có thai từ tuần thứ 14 đã có AFP tăng nhẹ, khoảng 10-50 ng/ml, tuần thứ 20 lên 20-140 ng/ml (bình thường: 0-10 ng/ml). Chẩn đoán ung thư gan khi AFP trên 200 ng/ml và siêu âm thấy có nhân nhỏ. Các CDUT khác : AFP-L3 (AFP gắn lectin), DCP (Des-gamma-carboxy-prothrombin). Chụp CT hoặc MRI để xác định vị trí ung thư .
4. Ung thư đại-trực tràng
Đứng thứ 4. Khoảng 70% là ung thư đại tràng, 30% ở trực tràng. Rối loạn tiêu hóa dai dẳng, không rõ nguyên nhân: khi thì tiêu chảy, khi thì táo bón: cần chú ý. Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT) đầu tiên, rất dễ dàng. Nội soi đại-trực tràng, có thể thấy pôlyp, nếu nhỏ thì theo dõi xem có to dần lên không, để cân nhắc cắt đi; thấy cục u thì sinh thiết tìm tế bào ung thư. Chụp X quang ruột. Xét nghiệm CEA, CA 19-9 trong máu. Sau mổ cắt khối u, tỷ lệ tái phát có thể là 1/3. Do đó, CEA rất quan trọng để theo dõi tái phát. Các Hội Y học, Hội Ung thư Hoa kỳ, Âu châu (NACB, ASCO, ESMO) công bố: do theo dõi điều trị ung thư đại-trực tràng bằng CEA, trong 10 năm qua, thời gian sống của bệnh nhân tăng gấp đôi. Chẩn đoán ung thư di truyền bằng xét nghiệm gen APC, gen MSI.
Người 50 tuổi trở lên, phân biệt phì đại lành tính tuyến tiền liệt (có thể to mấy chục gram) với ung thư khi tiểu đêm,tiểu rắt, tiểu buốt. Thường siêu âm bụng xem kích thước tuyến, siêu âm qua trực tràng chính xác hơn. Bác sĩ thăm khám trực tràng rất quan trọng. Định lượng PSA trong máu (xét nghiệm 5 ngày sau khi khám trực tràng),nếu quá 4 ng/ml thì xét nghiệm fPSA,tính tỷ lệ fPSA/PSA toàn phần để phân biệt phì đại lành với ung thư và xem có cần sinh thiết tìm tế bào ung thư không, để giảm sinh thiết không cần thiết, vì có tới 30% – 40% phì đại lành tính tiền liệt mà PSA cao trên 4 ng/ml, trên 10 ng/ml. Tỷ lệ này dưới 10%, thì nhiều khả năng ung thư, cần phải sinh thiết. Tỷ lệ từ 10-25%, cân nhắc khi sinh thiết, nếu quá 25% thì không cần sinh thiết. Các CDUT : PSA, fPSA, Phosphatase acid. Khám trực tràng và PSA là quan trọng nhất. Dùng CT, MRI hoặc PET để xác định vị trí, kích cỡ u.
6. Ung thư vú
Đứng hàng đầu ở phụ nữ. Rất ít nam bị ung thư vú. Khi thấy một cục nhỏ, một chỗ dày lên ở vú, làm siêu âm hướng dẫn chọc kim nhỏ hút tế bào để xét nghiệm (FNA).Chụp X quang vú.Tìm CDUT: CA 15-3, CEA, MCA, HER-2, ER, PgR.
7. Ung thư cổ tử cung
Virus HPV (human papilloma virus) là thủ phạm chính. Xét nghiệm tế bào âm đạo PAP quan trọng hàng đầu. Sinh thiết cổ tử cung dễ dàng. Các CDUT : SCCA, CEA. Chụp CT, MRI xem đã lan ra chỗ khác chưa.
8. Ung thư tuyến giáp
Gặp ở nữ nhiều hơn. Chữa được trên 95%. Thấy có cục nhỏ,di chuyển thì siêu âm hướng dẫn FNA chọc lấy tế bào. CDUT : hTG, Calcitonin, CEA.
9. Bệnh bạch cầu
Sốt dai dẳng, xanh xao mệt mỏi, hay bị nhiễm trùng thì nên xét nghiệm máu (huyết học). Chọc tủy để xác định loại ung thư : bệnh bạch cầu lympho hay bạch cầu tủy, cấp tính hay mạn tính.
Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Văn Sơn
Theo daidoanket
Nhiều người hiểu sai khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư
Chỉ 28% số người được hỏi cho rằng có thể chung sống một số năm với ung thư, đa số cho rằng bị chẩn đoán ung thư đồng nghĩa cái chết.
Trong 2.100 người bình thường và 366 bệnh nhân ung thư tham gia khảo sát YouGov do Viện Nghiên cứu Ung thư Anh (ICR) tiến hành, chỉ hơn một phần tự tin rằng ung thư có thể được kiểm soát lâu dài mà không nhận ra rằng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tăng đáng kể những năm gần đây. Trong khi đó, 50% và 80% chắc chắn rằng người bệnh tim và tiểu đường có thể sống thêm nhiều năm kể từ khi được chẩn đoán bệnh.
IRC cho rằng việc công chúng tập trung nhiều nguồn lực vào việc "chữa bệnh" ung thư giúp nhân loại sớm đạt được tiến bộ trong việc biến căn bệnh này thành loại bệnh kiểm soát được về lâu dài.
Chrissie Mortimer được chẩn đoán ung thư máu cách đây 10 năm. Khi đó cô nghĩ thế là hết. Song, nhờ điều trị, kết hợp uống thuốc Imatinib, cô chung sống với căn bệnh 10 năm nay. Cô vẫn đi làm, tập yoga đều đặn, dành thời gian hỗ trợ cộng đồng.
Barbara Ritchie Lines, bệnh nhân ung thư vú đã được chữa khỏi ung thư sau 8 năm điều trị. "Khi được chẩn đoán ung thư vú lần đầu, tiên lượng sống của tôi chỉ dài 12 tháng. Trên thực tế, từ đó tới nay đã 14 năm", Barbara chia sẻ. "Được dành thời gian chơi cùng đứa cháu 7 tuổi quả là một điều lớn lao. Tôi rất biết ơn vì điều này".
Bà cho hay luôn biết rằng ung thư có thể tái phát bất cứ lúc nào, song cố gắng gạt những suy nghĩ này qua một bên để vui sống. Bà hy vọng khoa học sớm tìm ra thuốc và hướng điều trị mới để đảm bảo dù điều gì xảy tới với bệnh nhân ung thư, các bác sĩ đều sẵn sàng và đủ khả năng giúp họ vượt qua căn bệnh.
"Ung thư không phải là kết thúc, nó có thể là một khởi đầu mới", Barbara chia sẻ.
Bác sĩ Olivia Rossanese, trưởng khoa sinh học tại Trung tâm Điều trị Ung thư của ICR, nói "Được nghe câu 'bạn đã khỏi bệnh' từ bác sĩ là điều mọi bệnh nhân ung thư muốn, nhưng đáng tiếc y học chưa cho phép điều này với nhiều bệnh nhân".
Bác sĩ Olivia Rossanese. Ảnh: MSN
ICR đang kêu gọi tập trung nghiên cứu nhiều hơn nhằm tìm ra hướng điều trị, kiểm soát ung thư lâu dài. Dù các phương pháp hiện hành chưa thể hiệu quả với những bệnh nhân đang ở các giai đoạn sau của bệnh, phương pháp điều trị cá nhân hóa đang kéo dài tương đối sự sống của nhiều bệnh nhân.
"Nâng cao hiểu biết cộng đồng về ung thư rất quan trọng. Cần giúp mọi người hiểu căn bệnh này tiến triển rất phức tạp, cần gạt bỏ lối suy nghĩ cũ 'chữa trị hoặc bỏ mặc bệnh' để tìm ra những cách chữa bệnh mới giúp bệnh nhân sống lâu và ý nghĩa hơn", giáo sư Paul Workman, giám đốc điều hành ICR đánh giá.
"May mắn là chúng ta đã đạt những thành tựu nhất định trong cuộc chiến ung thư. Chỉ mới vài năm trước, đây là căn bệnh chết người, nhưng hiện tại đang được kiểm soát ngày càng hiệu quả hơn về lâu về dài", ông nói.
Lê Hằng
Theo MSN, Personnel Today/VNE
7 xét nghiệm máu nên thực hiện hằng năm Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm quan trọng, không những giúp chẩn đoán bệnh mà còn hỗ trợ tìm ra giải pháp cải thiện tình trạng sức khỏe. Dưới đây là 7 loại xét nhiệm máu được các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nên làm hằng năm. Các chỉ số về thành phần trong máu giúp chẩn đoán nhiều...