Những sai lầm khi chăm sóc bệnh nhân sởi
Việc chăm sóc bệnh nhân sởi có vai trò quyết định thời gian khỏi bệnh. Dưới đây là những sai lầm nên tránh khi chăm sóc bệnh nhân sởi.
Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc bệnh nhân sởi.
1. Kiêng gió, kiêng nước
Khi chăm sóc bệnh nhân sởi, rất nhiều gia đình thường thực hiện các biện pháp kiêng gió, kiêng nước như: không tắm, không thay đồ, mặc quần áo quá dày, trùm kín chăn,…
Để người bệnh kiêng nước, kiêng tắm, mặc quần áo quá dày,… là sai lầm thường gặp khi chăm sóc bệnh nhân sởi (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm bởi việc này khiến cơ thể không thể hạ nhiệt, dẫn đến sốt cao liên tục và co giật. Ngoài ra, việc cơ thể tiết ra mồ hôi làm mát nhưng không thể thoát ra ngoài khiến người bệnh dễ bị nhiễm lạnh, dễ dẫn đến viêm phế quản hoặc viêm phổi.
2. Kiêng ăn uống
Sởi là bệnh thường đi kèm với sốt, đau đầu, đau họng, rối loạn tiêu hoá,… dẫn đến mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên, lúc này cơ thể lại có nhu cầu rất lớn về năng lượng và chất dinh dưỡng để có sức chống lại virus gây bệnh. Vì vậy, việc kiêng ăn uống do sợ bệnh nhân khó tiêu là một sai lầm.
Một chế độ ăn uống hợp lí sẽ giúp bệnh nhân sởi mau hồi phục (Ảnh: Internet)
Khi chăm sóc bệnh nhân sởi, cần duy trì một chế độ ăn hợp lí và đủ chất. Nếu bệnh nhân khó nuốt hoặc khó tiêu, nên chế biến các loại đồ ăn mềm, lỏng và chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.
3. Không chú ý giữ gìn vệ sinh
Sởi là bệnh lây lan do virus với khả năng tấn công rất nhanh và mạnh. Mầm bệnh có thể tích tụ ở mọi nơi trong căn nhà hoặc các vật dụng công cộng. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi vệ sinh, cầu thang, đồ chơi,… khi gia đình có người mắc bệnh sởi cần phải đặc biệt lưu ý.
Giữ gìn vệ sinh là lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân sởi (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Ngoài ra, việc cách ly bệnh nhân với những người không mắc bệnh là cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ em. Người chăm sóc bệnh nhân sởi cũng không nên chủ quan mà phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhỏ mắt, mũi bằng nước muối…
4. Bệnh sởi lây truyền qua các nốt phát ban trên da
Đây là một quan niệm sai lầm khá phổ biến. Thực tế, bệnh sởi chỉ lây truyền qua đường hô hấp từ dịch mũi, họng (nước bọt) của bệnh nhân khi ho, hắt hơi, sổ mũi,…. Các nốt phát ban trên da rất ít khi làm lây truyền bệnh sang những người xung quanh.
Các nốt phát ban do sởi thường không làm lây lan bệnh (Ảnh: Internet)
5. Áp dụng các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng
Các phương pháp được lưu truyền trong dân gian được cho là có khả năng chữa khỏi bệnh sởi có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc, nhiễm trùng rất lớn. Do đó, không nên áp dụng các bài thuốc từ lá cây, hoa cỏ,… chỉ được truyền miệng mà chưa được kiểm chứng để chữa bệnh sởi.
6. Quá lo lắng
Đa phần bệnh nhân mắc bệnh sởi đều được chữa khỏi và ít để lại di chứng nguy hiểm, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt. Do đó, không nên quá lo lắm, tiêu cực khi chăm sóc bệnh nhân sởi, tránh ảnh hưởng không tốt tới tâm lí của người bệnh.
7. Chủ quan không tiêm phòng
Đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh sởi. Do đó, tiêm vacxin vẫn là phương pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân sởi nhập viện đều là do chủ quan hoặc lo ngại biến chứng nên không tiêm vacxin phòng bệnh theo đúng lịch trình.
Tiêm vac-xin là phương pháp phòng sởi hiệu quả nhất (Ảnh: Internet)
Trên đây là những quan niệm sai lầm khi chăm sóc bệnh nhân sởi nên tránh để rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi của người bệnh, đồng thời bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người xung quanh.
Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều: Phục hồi cơ thể sau khi dùng kháng sinh là khôi phục lại các lợi khuẩn đã mất
Phục hồi cơ thể sau khi dùng kháng sinh là một phương pháp giúp khôi phục lại những lợi khuẩn có lợi đã mất, cũng như giảm những triệu chứng mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh. Cùng nghe Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều chia sẻ phương pháp.
Thuốc kháng sinh là một loại thuốc giúp chống lại vi khuẩn và hiện tượng nhiễm trùng. Việc sử dụng kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và đặc biệt là sau thời gian ngưng dùng kháng sinh, cơ thể chúng ta vẫn còn những tồn dư của kháng sinh.
1. Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh lên cơ thể
Thuốc kháng sinh là một loại thuốc dùng để điều trị các trường hợp bị vi khuẩn xâm nhập, viêm, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Có rất nhiều loại kháng sinh khác nhau sử dụng cho những mục đích khác nhau. Đa số kháng sinh là những loại phổ rộng, hoạt động trên một loạt các vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị tốt và hiệu quả trong những trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có thể đi kèm với một số tác dụng phụ, và đa phần sau khi dùng xong kháng sinh.
Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị tốt và hiệu quả trong những trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng (Ảnh: Internet)
Nhiều chứng minh khoa học cho thấy, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể tác động đến gan và dạ dày của bạn, mức độ nặng nhẹ phụ thuộc và liều lượng cũng như thời gian sử dụng dài hay ngắn. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thuốc kháng sinh là loại thuốc phổ biến gây tổn thương gan.
Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng tác động mạnh đến hàng nghìn tỷ vi khuẩn và kể cả những lợi khuẩn trong cơ thể. Sử dụng kháng sinh nhiều và trong thời gian dài cũng làm thay đổi mạnh mẽ số lượng và loại vi khuẩn trong hệ sinh vật đường ruột trong giai đoạn đầu đời.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng kháng sinh trong thời gian 7 ngày có thể khiến cấu trúc hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi và thời gian ổn định trở lại phải mất đến 1 năm. Điều này làm gia tăng nguy cơ tăng cân và gây ra béo phì. Trường hợp khác, việc lạm dụng kháng sinh còn gây ra tình trạng kháng thuốc, không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
Mặt khác khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ ngay lập tức tại đường ruột như tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng.
Khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ ngay lập tức tại đường ruột (Ảnh: Internet)
2. Phục hồi cơ thể sau khi sử dụng kháng sinh
Chính vì những tác dụng phụ lâu dài trên cơ thể, nhiều trường hợp mấy từ 6 tháng đến 12 tháng mới có thể ổn định trở lại sau khi dùng kháng sinh, cho nên việc phục hồi cơ thể sau khi sử dụng kháng sinh là một việc làm cần thiết giúp đẩy nhanh những tác dụng phụ ra khỏi cơ thể người bệnh
Theo Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều (Chuyên gia thảo dược học, em trai Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương), để phục cơ thể sau khi sử dụng kháng sinh, người bệnh có thể sử dụng các loại men vi sinh hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường chất xơ và các loại khoáng chất. .
- Uống men vi sinh trong và sau khi điều trị
Cũng theo Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều, việc uống kháng sinh làm thay đổi hệ sinh vật đường ruột, cho nên uống men vi sinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, do men vi sinh thường là vi khuẩn, chúng cũng có thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh nếu dùng chung, cho nên các chuyên gia thường khuyến cáo sử dụng hai nhóm này cách nhau 2-3 giờ để tránh tương tác làm giảm tác dụng của thuốc.Ngoài ra, người bệnh sau dùng kháng sinh cũng nên tiêu thụ các sản phẩm có chứa Probiotic để phục hồi một số vi khuẩn lành mạnh trong ruột có thể đã bị tiêu diệt.
Uống men vi sinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến sử dụng thuốc (Ảnh: Internet)
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều cũng cho biết, để phục hồi cơ thể sau khi dùng kháng sinh, người bệnh nên tiêu thụ nhiều chất xơ để cải thiện đường tiêu hóa và giảm những tác động của thuốc lên cơ quan này.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, chất xơ có thể giúp phục hồi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh sau một đợt kháng sinh. Theo bác sĩ, người bệnh nên sử dụng những loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt bao gồm cháo, bánh mì đen, gạo lứt, các loại đậu, quả mọng hoặc đơn giản nhất là chuối hay atiso.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ không chỉ có khả năng kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi mà còn giúp giảm sự tăng sinh của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nên sử dụng nhiều chất xơ sau khi kết thúc liệu trình kháng sinh bởi chất xơ có thể làm chậm sự hấp thụ thuốc, giảm tác dụng của kháng sinh.
- Ăn thực phẩm lên men
Theo Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều, để phục hồi cơ thể sau khi dùng kháng sinh cũng có thể ăn các loại thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai, bắp cải muối, kim chi, sữa chua uống... Trong các nhóm thực phẩm này có chưa một số loại vi khuẩn khỏe mạnh như Lactobacilli giúp khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột và duy trì trạng thái khỏe mạnh.
Lactobacilli giúp khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột và duy trì trạng thái khỏe mạnh (Ảnh: Internet)
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng, người tiêu thụ sữa chua hoặc sữa lên men có lượng Lactobacilli cao hơn trong ruột và lượng vi khuẩn gây bệnh thấp hơn, chẳng hạn như Enterobacteria và Bilophila wadsworthia.
Ngoài ra, việc ăn kimchi cũng có tác dụng tương tự, giúp kích thích vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột. Do đó, ăn thực phẩm lên men có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột sau khi dùng kháng sinh, đồng thời, giảm các triệu chứng khó chịu ở đường ruột như tiêu chảy hoặc đau bụng.
- Ăn thực phẩm Prebiotic
Bác sĩ Đỗ Nguyên Thiều cũng nhấn mạnh, khác với men vi sinh là vi khuẩn sống, prebiotic là thực phẩm nuôi vi khuẩn tốt trong ruột của bạn. Một số loại thực phẩm chất xơ là prebiotic giúp vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và tăng sinh mạnh hơn.
Prebiotic giúp vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và tăng sinh mạnh hơn (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, các loại thực phẩm khác không có nhiều chất xơ mà hoạt động như prebiotic bằng cách giúp sự phát triển của các vi khuẩn lành mạnh như Bifidobacteria. Một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ chiết xuất polyphenol rượu vang đỏ trong bốn tuần có thể làm tăng đáng kể lượng Bifidobacteria lành mạnh trong ruột và làm giảm huyết áp và cholesterol trong máu.
Do vậy để phục hồi cơ thể sau khi sử dụng kháng sinh, bạn có thể ăn thực phẩm có chứa prebiotic để khôi phục lại đường ruột đã bị tổn thương trước đó.
Thực đơn giảm 7 kg trong 7 ngày Chế độ ăn kiêng GM giúp giảm từ 4 tới 7 kg chỉ trong một tuần nhưng có thể khiến bạn mệt mỏi, đau đầu. Chế độ ăn kiêng GM là gì? Một số người cho rằng phương pháp này bắt nguồn từ tập đoàn sản xuất xe hơi General Motors (GM) của Mỹ. Họ sáng tạo ra chế độ ăn kiêng GM...