Những sai lầm khi ăn rau cải chíp cần được sửa chữa ngay
Quả thực đáng ngạc nhiên trước những công dụng siêu tuyệt vời của rau cải chíp tuy nhiên nếu sử dụng sai cách, cải chíp có thể hủy hoại sức khỏe của bạn.
Thuộc họ nhà cải, cải chíp là một loại rau xanh cực tốt được biết đến như 1 loại dược liệu xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 5 tại Trung Quốc. Cải chíp cũng cung cấp một số vitamin và khoáng chất khác như phốt pho, kẽm, natri, đồng, mangan, selen, niacin, folate, choline, beta-carotene và vitamin K. Trong y học Trung Quốc cổ đại, nó được sử dụng như một thành phần trong bài thuốc chữa bệnh ho, sốt…
Vì có lượng khoáng chất lớn nên cải chíp có thể giúp cải thiện sức mạnh của xương. Ăn cải chíp thường xuyên sẽ có tác động tích cực đến cấu trúc và mật độ xương, ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh loãng xương cũng như hạn chế các bệnh về xương liên quan đến tuổi tác. Không chỉ vậy, cải chíp còn là thực phẩm vàng với bệnh nhân tiểu đường giúp làm giảm căng thẳng trong các mạch máu.
Rau cải chíp là thực phẩm tốt với người Việt tuy nhiên nhiều người không được sử dụng. (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng các loại rau họ cải có tác động tích cực đến bệnh tiểu đường. Đó là, nó giúp duy trì lượng đường và không làm tăng mức độ của bệnh tiểu đường. Cải chíp cũng được chứng minh là có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Video đang HOT
Cải chíp chứa choline, một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp giảm mức độ viêm. Nó cũng được gọi là chất giảm viêm vì hạn chế sự khởi đầu của các vấn đề liên quan đến viêm như đau khớp và viêm khớp.
Tuy nhiên, với những người dưới đây, cải chíp lại trở thành món ăn đại kỵ.
Người bị viêm thận
Axit oxalic có trong cải chíp có thể kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (canxi, mangiê, sắt, kali…) tạo thành các muối oxalat, khiến cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết này. Oxalat calci có thể lắng đọng ở thận, lâu ngày tạo thành sỏi thận. Do đó người có tiền sử sỏi thận hoặc đang mắc các bệnh về thận nên hạn chế ăn rau cải chíp.
Người bị viêm đường tiêu hóa
Rau cải chíp giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn loại rau ngày. Vì thế nếu mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên thận trọng khi ăn cải chíp và tuyệt đối không nên ăn sống, nếu ăn thì phải nấu chín.
Người hay bị nhiễm lạnh
Cải chíp là loại thực phẩm có tính hàn nên những người thể trạng yếu, thường xuyên lạnh bụng khi ăn đồ lạnh nên hạn chế ăn. Để khắc phục, bạn nên chế biến cải chíp với gừng tươi để cân bằng lại.
Bên cạnh đó trong quá trình chế biến các bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng cải chíp với dưa chuột, gan động vật, táo và măng cụt vì kết hợp cùng nhau sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cả hai loại thực phẩm. Nhất là táo xanh ăn cùng với cải chíp sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa đồng thời gây cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất.
Cách đơn giản chữa đau vai gáy khi trời lạnh
Bệnh đau vai gáy thường xảy ra khi cơ thể bị nhiễm lạnh, người bệnh không thể quay cổ hoặc quay cổ rất khó khăn. Dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ cách tự điều trị tại nhà hiệu quả.
Người dân cần biết cách giữ ấm, tăng cường tập thể dục ngày trời lạnh để phòng bệnh. Ảnh: TTXVN
Bác sĩ Hoàng Văn Lý, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: Đau vai gáy cấp là bệnh cơ xương khớp thường gặp, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa, nhất là mùa lạnh. Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là những người có tiền sử thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm, người làm việc văn phòng ngồi nhiều... Cơn đau thường xuất hiện đột ngột ở một bên hoặc cả hai bên từ vùng cổ, gáy sau lan xuống vai và cánh tay. Người bệnh không thể quay cổ hoặc quay cổ rất khó khăn do cổ bị cứng và đau.
Theo đó, bệnh đau vai gáy xuất hiện do hiện tượng cơ co chèn ép các đầu mút dây thần kinh cảm giác; khi các cơ co cứng chèn ép các mạch máu đi trong khối cơ, lưu lượng máu giảm, các chất trung gian chuyển hóa bị ứ đọng gây đau cơ.
Đau vai gáy là bệnh cấp tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu để kéo dài, không điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc.
Cũng theo bác sĩ Hoàng Văn Lý, trong y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị đau vai gáy không dùng thuốc mang lại hiệu quả như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, hơ ngải...
Tại nhà, người bệnh có thể tự điều trị bằng biện pháp chườm ngải, cách thực hiện như sau:
Người bệnh chuẩn bị một cân muối hạt, rang nóng cho vào túi vải buộc đầu, dàn đều; sau đó rải một lớp ngải cứu tươi lên trên và dùng miếng vải hoặc khăn mặt trải lên lớp ngải, tạo thành gối để đặt lên cổ.
Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện từ 1-2 lần. Hơi nóng từ muối rang và vị thuốc ngải cứu sẽ giúp các cơ ở vai gáy giãn ra, các đầu mút thần kinh được giải phóng và tuần hoàn mạch máu được lưu thông, các chất trung gian chuyển hóa được đào thải, bệnh hết đau.
Khi gối nguội, chỉ cần xóc lại túi muối để những hạt còn ấm bên trong đảo ra bên ngoài. Muối hạt có thể tái sử dụng nhiều lần khi đựng trong túi sạch, chỉ cần thay đổi lớp ngải cứu bọc bên ngoài.
Khi chườm, người bệnh chú ý điều chỉnh nhiệt độ vừa với cảm giác da, tránh gây bỏng.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng tay xoa bóp vùng cổ cho cơ mềm ra, hoặc đan hai tay vào nhau sau đó chà xát mạnh vào vùng vai gáy cho đến khi da cổ nóng lên cũng có tác dụng giãn cơ, giảm đau.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, để phòng đau vai gáy, mỗi người cần tăng cường vận động. Với người làm việc phải ngồi lâu một tư thế, sau mỗi 45 phút nên dành 5 phút nghỉ ngơi, dùng tay xoa bóp vùng cổ, gáy, vận động quay cổ nhẹ nhàng; thường xuyên tập thể dục thể thao. Đặc biệt, khi ngủ không gối đầu quá cao, ngủ ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiều gió, gió lùa, nhiệt độ quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột để phòng bệnh.
Vợ 3 lần nhập viện, suýt vỡ thận sau khi "gần gũi" chồng, BS tức giận khi nghe lý do Một nữ bệnh nhân 3 lần nhập viện cấp cứu vì nhiễm trùng tiết niệu lan tới thận. Nhưng nguyên nhân hóa ra là do người chồng. Bác sĩ chuyên khoa thận học Hong Yongxiang - Bệnh viện Đa khoa quân y thứ ba, Đài Loan đã chỉ ra trong chương trình về y tế rằng để duy trì sự giãn cách xã...