Những món ăn từ tôm vừa bổ dưỡng, vừa chữa bệnh cực tốt
Ngoài là những món bổ dưỡng, cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tôm còn là bài thuốc quý cho nam giới bị suy giảm tình dục, liệt dương, giảm cholesterol, chống suy dinh dưỡng…
Ảnh minh họa: Internet
Tôm được đánh giá là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong não tôm chứa các thành phần quan trọng đối với cơ thể như axit amin, cephalin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác; phần thịt tôm chứa một lượng lớn protein, carbohydrate; phần vỏ tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, phốt pho, kali và các loại tương tự khác.
Tôm dùng tốt cho người bị di chứng bại liệt nửa người có biểu hiện béo mập, nhiều đàm, đau đầu chóng mặt, đau nhức xương khớp, tê bại tay chân, lở ngứa, đau nhức răng, loét miệng, bị giun sán, ăn kém chậm tiêu, liệt dương, giảm thiểu tình dục… Có nhiều cách chế biến tôm biển như nấu, luộc, ninh, hầm, xào, nướng, ngâm, ướp.
Tôm là một món ăn rất giàu protein, nhưng lại chứa lượng chất béo rất thấp so với các loại thực phẩm có nguồn gốc hải sản. Vì thế, tôm luôn là thực phẩm được lựa chọn trong thực đơn của những người muốn bồi bổ mà không sợ bị béo.
Tôm xào hẹ rất thích hợp cho người đau lưng, di tinh, di niệu, liệt dương. Ảnh minh họa: Internet
Theo kinh nghiệm dân gian, để bồi dưỡng cho trẻ nhỏ cứng cáp, chóng biết đi, chống suy dinh dưỡng, người ta lấy tôm càng tươi để nguyên càng, chân, đuôi, chỉ bỏ đầu, rửa sạch, rang nhỏ lửa cho khô giòn rồi giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột tôm quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần từ 1 đến 2 thìa nhỏ. Cũng có thể giã hay xay nhuyễn thịt tôm tươi rồi nấu cháo, có người còn ninh thêm chân gà.
Phụ nữ đẻ thiếu sữa, dùng tôm càng tươi (nửa bát) bóc bỏ vỏ, giã nát, tẩm với ít rượu nếp và muối, hấp chín, ăn trong ngày. Tôm càng tươi nấu canh ăn đều hàng ngày chữa được bệnh bang, khi rang với dầu vừng để ăn lại chữa chứng cận thị, đái dầm ở trẻ em. Công thức tôm càng (20 g) phối hợp với ngài tằm đực (7 con, sao giòn) giã nát, trộn với trứng gà (2 quả) rán hoặc hấp chín ăn là bài thuốc hữu hiệu chữa liệt dương, mộng tinh ở nam giới.
Với các bệnh ngoài da, da nóng đỏ hay nổi mụn, có thể dùng công thức tôm càng tươi giã nát, đắp hoặc phơi khô, làm bột rắc lên da sẽ hiệu quả. Viện Hóa học thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia đã nghiên cứu chiết được từ các polysaccharid trong vỏ tôm càng chất chitosan để pha chế thuốc chữa bỏng. Thuốc không gây tác dụng phụ, không làm vết bỏng nhiễm trùng và có khả năng kích thích các tế bào biểu mô làm cho vết thương mau lành.
Thuốc giảm đau lưng: tôm càng tươi (100g), chỉ lấy thịt ngâm vào rượu nếp trong vòng từ 10 đến 15 phút. Vớt ra, xào chín ăn. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, chitosan còn có tác dụng trong việc tạo nên tác động kích thích miễn dịch và chống khối u, như một chất kháng acid tự nhiên trong việc cải thiện khả năng hấp thu calci, giảm lượng acid uric trong máu, giảm cholesterol. Các nhà khoa học còn cho thấy chitosan có thể cải thiện tiến trình thay đổi tế bào và gia tăng các tế bào của vỏ xương.
Thuốc tăng tiết sữa: tôm càng tươi (100g) cắt nhỏ, xào với 20ml rượu trắng hoặc rang tôm rồi đảo với rượu. Ăn trong ngày.
Thuốc kích thích sinh dục: tôm càng tươi (100g) xào với lá hẹ (25g) hoặc quả ớt ngọt (50g), thêm ít rượu 40 độ, ăn trong ngày. Một công thức khác là trứng tôm (20g) nấu canh với trứng chim sẻ (2 đến 3 quả), ăn trong ngày.
Video đang HOT
Thuốc giảm đau lưng: tôm càng tươi (100g), chỉ lấy thịt ngâm vào rượu nếp trong vòng từ 10 đến 15 phút. Vớt ra, xào chín ăn.
Làm thuốc bổ: 12 con tôm đồng bóc vỏ, băm nhỏ, lòng đỏ trứng 3 quả, 15g cùi dừa nạo sợi. Trộn đều tất cả, đổ dầu lạc vào chảo rồi rán thành bánh, ăn trong ngày.
Tôm biển lượng vừa đủ, rang trên chảo nhỏ lửa cho chín, thêm ít rượu và dấm, nấu tiếp cho sôi, cho ăn trong ngày, liên tục đợt 3 ngày. Món này rất tốt cho sản phụ ít sữa. Ảnh minh họa: Internet
Tôm biển ngâm rượu: tôm biển 500 – 1.000g, dùng rượu xào chín tôm, sau đó đem ngâm rượu với 5 lít rượu trong 10 ngày. Uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml. Dùng tốt cho nam giới liệt dương, suy giảm tình dục.
Hoặc: tôm biển tươi (bóc vỏ) 60g, rượu trắng 200ml, xì dầu, đường trắng liều lượng tùy ý. Ngâm tôm tươi đó bóc vỏ vào hỗn hợp rượu, tương, đường 15 phút, lấy tôm ăn, dùng rượu trắng làm thang.
Tôm biển xào hẹ: tôm biển khô 30g (hoặc tươi 250g), rau hẹ 250g, trứng gà 1 quả, bột gạo vừa đủ. Tôm bóc vỏ; nếu tôm khô thì ngâm cho mềm, để khô hết nước. Trứng gà bỏ vỏ, trộn với bột gạo và dầu vừng, đánh cho nhuyễn đều, cho tôm vào khuấy trộn đều (tôm tẩm bột trứng). Chảo đun nóng sẵn trên bếp, cho dầu rán, khi dầu bốc khói, thả tôm trộn bột trứng vào xào chín tôm và bột trứng chín bám chắc vào tôm, sau đó cho tiếp rau hẹ vào xào tiếp cho rau chín, cho thêm mắm tương gia vị. Món này rất thích hợp cho người đau lưng, di tinh, di niệu, liệt dương.
Tôm biển xào rượu: Tôm biển lượng vừa đủ, rang trên chảo nhỏ lửa cho chín, thêm ít rượu và dấm, nấu tiếp cho sôi, cho ăn trong ngày, liên tục đợt 3 ngày. Món này rất tốt cho sản phụ ít sữa.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Đừng để bệnh chốc ghẻ làm hỏng da trẻ
Căn bệnh ngoài da của trẻ khiến một số phụ huynh phải khổ sở bởi con toàn thân đầy những vết lở loét và không ít trường hợp biến chứng khiến các bé bị nhiễm trùng huyết phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Đưa con đến khám tại BV. Nhi Đồng 1 TP.HCM, chị Hoa nhà ở Tây Ninh cho biết con chị mắc bệnh lạ, trị hoài không khỏi. Gương mặt mếu máo lo sợ, người mẹ vừa khóc vừa mở áo cậu con trai 6 tuổi cho BS xem chi chít những vết lở loét, có vết to gần bằng bàn tay, tươm đầy dịch vàng.
Tương tự, phụ huynh nhà ở Long An cũng đưa con đến BV khi gương mặt bé gần như biến dạng bởi nhiều vết lở loét kèm những bọng nước. Người mẹ kể bé bắt đầu mắc bệnh từ nhiều tháng, thoa thuốc nhưng không khỏi mà tình hình mỗi ngày một nghiêm trọng hơn."Tôi lo lắm. Nhiều người nhìn mặt con tôi nói nó bị bệnh truyền nhiễm. Bạn học của bé cũng không đứa nào dám đến gần".
Đây không phải là hai trường hợp hy hữu. Các bệnh viện nhi ở TP.HCM, thi thoảng các BS vẫn tiếp nhận những trường hợp tương tự. Hầu hết phụ huynh mang tâm trạng hoang mang lo lắng mà không biết rằng con mình mắc bệnh chốc.
Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, BV. Nhi Đồng 1, chốc là một bệnh nhiễm khuẩn da hay gặp ở trẻ nhỏ. Đặc trưng bởi các tổn thương cơ bản là bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hóa mủ, dập vỡ đóng vẩy tiết. Nguyên nhân thường do vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu hoặc phối hợp cả hai. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành trên cùng một trẻ, hoặc từ trẻ này sang trẻ khác; vì vậy bệnh còn được gọi là " chốc lây". Bệnh có thể gây các biến chứng tại chỗ và toàn thân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh chốc tàn phá da trẻ
Khởi phát là vết đỏ xung huyết đường kính 0,5 - 1cm, sau đó bọng nước nhanh chóng phát triển trên các dát đỏ. Bọng nước có thể hóa mủ nhanh chóng sau vài giờ.Bọng nước nhanh chóng dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc nâu nhạt giống màu mật ong.Nếu ở đầu, vảy tiết làm bết tóc.Khoảng 7 - 10 ngày sau, vảy tiết bong đi để lại dát hồng, ẩm ướt, ít lâu sau lành hẳn, không để lại sẹo hoặc chỉ để lại dát tăng sắc tố.
Tổn thương thường ở vùng da hở như tay, mặt, cổ, chi dưới. Trẻ thường không sốt, đôi khi có hạch viêm do phản ứng. Trẻ có thể ngứa nhiều hoặc ít.
BS. Trần Thị Huyền, BV. Da liễu Trung ương, phân tích chốc hay gặp ở vùng da hở như mặt, tay, chân, nhưng cũng gặp ở thân mình và các phần khác của cơ thể. Bệnh xuất hiện với một thương tổn đơn độc hoặc nhiều thương tổn.Người bệnh có thể sốt, mệt mỏi, nổi hạch.
Nếu không được điều trị, bệnh có thể tự lành sau 2 - 4 tuần mà không có sẹo. Thương tổn có thể lan rộng ra các vùng khác do tự lây nhiễm, do cào gãi. Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể đều có thể bị nhưng mặt và các chi hay bị nhất.Thương tổn có thể ngứa nhẹ hoặc không có triệu chứng, có hoặc không có quầng đỏ bao quanh. Hạch ngoại vi thường to. Bệnh nhân có thể có chấn thương nhẹ, côn trùng đốt, ghẻ, thủy đậu, viêm da cơ địa tại vị trí bị chốc.
Chốc loét bắt đầu giống như chốc không bọng nước nhưng tiến triển thành những vết loét hoại tử lõm giữa, chậm lành, để lại sẹo.
Chốc bọng nước khởi phát với mụn nước nhỏ, lớn dần thành bọng nước. Bọng nước nông, dễ vỡ, kích thước nhỏ hoặc lớn, chứa dịch vàng, trong, sau chuyển sang vàng đậm, vỡ sau 1 - 3 ngày, để lại viền da mỏng xung quanh dát đỏ ẩm ướt, khi lành không có sẹo. Xung quanh bọng nước có thể có quầng đỏ hoặc không. Thương tổn hay gặp ở mặt, thân mình, các chi, mông, sau đó lan ra các đầu xa do tự lây nhiễm. Khác với chốc không bọng nước, chốc bọng nước có thể có thương tổn ở niêm mạc má, ít lây hơn, hạch vùng không to.
Một ca mắc bệnh chốc
Chăm sóc tại nhà
Nếu tạm thời chưa có điều kiện đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bạn nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, có thể dùng nước thuốc tím pha loãng 1/10.000, hoặc sử dụng một số loại nước tắm trong dân gian như nước chè xanh làm khô, se thương tổn.
Cha mẹ có thể sử dụng một số thuốc sát trùng như betadine hoặc dung dịch thuốc xanh methylen... Dùng một vài ngày không thấy cải thiện hoặc bệnh có xu hướng nặng lên nên gặp BS để được tư vấn, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Chốc dễ lây lan do thương tổn thường gây ngứa, trẻ sờ gãi vào những thương tổn ở chỗ này, rồi lại làm lây lan ra chỗ khác ngay trên cơ thể. Bởi vậy, khi trẻ bị chốc, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tạm nghỉ ở nhà để kiểm soát tốt hơn sự lan rộng của bệnh trên cơ thể trẻ và ngăn ngừa biến chứng. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp hạn chế bệnh lây sang các bạn khác.
Các phương pháp điều trị
Điều trị tại chỗ: Ngâm tắm ngày một lần bằng nước thuốc tím loãng 1/10.000 hoặc các dung dịch sát khuẩn khác. Nếu xuất hiện các bọng nước hoặc bọng mủ: chấm dung dịch thuốc vùng da bị chốc vào buổi sáng (dung dịch Milian, Castellani, eosin 2%...).
Trường hợp nhiều vảy tiết: Đắp nước muối sinh lý 9, nước thuốc tím 1/10.000 lên tổn thương, đắp liên tục đến khi bong hết vảy, hoặc bôi mỡ kháng sinh như mupirocin hoặc kem axit fucidic, erythromycin... 2 - 3 lần/ ngày.
- Nếu nhiều tổn thương ở một vùng da và/hoặc lan tỏa toàn thân BS sẽ cung cấp cho con của bạn kháng sinh đường uống trong khoảng 5 - 7 ngày và điều trị các biến chứng nếu có.
- Nếu bé ngứa nhiều BS sẽ cung cấp thêm cho bé thuốc kháng histaimine tổng hợp.
Lưu ý cách trị theo dân gian
Dân gian có nhiều mẹo chữa chốc, tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ nên áp dụng trong những hoàn cảnh không thể đến gặp BS.Đặc biệt phải giữ vết thương sạch sẽ, tránh để nhiễm trùng.
Tỏi thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm nói chung trong đó có bệnh chốc. Để tận dụng tỏi chữa bệnh chốc lở, cần đặt mặt cắt của một lát tỏi trực tiếp vào vết loét nhưng người bệnh sẽ hơi đau một chút.
Gừng cũng dùng điều trị bệnh chốc, bạn nên cắt một lát gừng và đặt lên trên vết loét.Gừng có thể khiến bạn cảm thấy hơi rát.Bạn cũng có thể ép gừng và chế biến thuốc đắp từ nước ép đó rồi bôi lên vết loét.
Mật ong cũng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là được sử dụng như một chất kháng khuẩn.Để chữa chốc lở, bạn có thể dùng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp vào vết loét và để trong 2 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
Nghệ từ lâu được dùng như một phương thuốc chống viêm. Ngoài ra, nghệ còn có đặc tính kháng khuẩn, thậm chí có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh chốc lở. Cũng như các phương pháp trên, bạn hãy đắp nghệ vào vết loét.Bạn cũng có thể trộn nước với bột nghệ để làm hỗn hợp bột đắp.
Lời khuyên của thầy thuốc
Luôn để cơ thể trẻ được thoáng mát:
Nơi ở rộng rãi, quần áo vải bông mỏng thoáng, thấm mồ hôi, tránh để hở da nhiều làm phát sinh bệnh và lây lan.
Cha mẹ nên dạy trẻ chơi ở chỗ sạch, tránh bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn, hạn chế chơi gần vật nuôi, tránh côn trùng nhằm giúp bảo vệ da trẻ không bị xây xát.
Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch để luôn giữ cho trẻ trong tình trạng vệ sinh sạch sẽ.Thay và giặt sạch quần áo mỗi ngày. Cắt tóc, cắt móng tay ngắn gọn để da không bị đọng chất tiết, mồ hôi dễ gây nhiễm trùng.
Đảm bảo cho trẻ uống nước đầy đủ, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, để côn trùng đốt.
Điều trị sớm và tích cực, tránh chà xát, gãi dễ gây biến chứng.
PHƯƠNG NGHI
Theo SK&ĐS
Chưa xác định rõ nguyên nhân cư dân Khu đô thị Linh Đàm bị tiêu chảy, bệnh ngoài da nghi do nước máy nhiễm dầu Nhiều ý kiến người dân cho rằng, thời tiết thay đổi hay do cơ địa của mỗi trẻ, cũng có thể do trong nước máy nhiễm dầu đã dẫn tới một số cư dân, nhất là trẻ nhỏ tai Khu đô thi Linh Đam bị bệnh tiêu chảy, ngoài da... Người dân tại tòa HH4A Linh Đàm. Những ngày gần đây, người già...