Những lưu ý khi cho trẻ nhỏ đi biển
Trẻ dưới 1 tuổi không nên để phơi nắng trực tiếp vì làn da non không bảo vệ được cơ thể dưới tia tử ngoại lẫn hồng ngoại, dễ dẫn đến say nắng hoặc bứt rứt khó chịu.
Mùa hè đến du lịch biển là nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình, nhất là sống trong môi trường thành phố nhiều ô nhiễm. Khi đi du lịch biển, nếu mang theo trẻ nhỏ, người lớn cần chú ý những điều sau đây.
Trên đường đi
Các dụng cụ cần thiết cho bé cần được mang theo đầy đủ như bình sữa, nước uống, các vật dụng vệ sinh, những món đồ chơi yêu thích của trẻ… Trẻ dưới 2 tuổi thường ít bị say tàu xe, ngược lại tiếng động cơ đều đều còn giúp trẻ nhỏ dễ ngủ. Trong độ tuổi này bé rất dễ bị tổn thương do sức nóng và điều này dễ xảy ra trong khi đi đường do sức nóng trong xe không có máy lạnh. Nếu chủ động được thời gian và phương tiện, nên khởi hành lúc sáng sớm hoặc khi chiều muộn để tránh nóng nực, mệt mỏi.
Chế độ ăn nghỉ
Nếu ở trong phòng lạnh (20 độ), không nên để bé nằm, ngồi ngay hướng máy lạnh hoặc khi mở thông thoáng các cửa sổ, không nên để gió thổi trực tiếp vào người trẻ.
Mùa nắng nóng, trẻ nhỏ rất dễ bị mất nước, nhất là khi phơi mình dưới ánh nắng mặt trời. Cần cho trẻ uống nước có pha đường, chia làm nhiều lần trong ngày. Các bậc cha mẹ cần quan tâm tới những dấu hiệu báo động sau đây: bé không tiểu, đổ mồ hôi nhiều, sốt, tiêu chảy, nôn ói, sụt cân, không chịu uống nước. Nếu thấy xuất hiện một trong những triệu chứng trên thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
Video đang HOT
Luôn đội mũ cho trẻ khi trẻ chơi đùa dưới trời nắng nóng. Ảnh: recensioniprodotti.
Tắm và phơi nắng
Trẻ dưới 1 tuổi không nên để phơi nắng trực tiếp vì làn da non của trẻ không bảo vệ được cơ thể dưới tia tử ngoại lẫn hồng ngoại, dễ dẫn đến say nắng hoặc bứt rứt khó chịu. Không nên ủ kín trẻ trong những bộ áo quần đậm màu vì các màu sẫm dễ hấp thu nhiệt làm cơ thể bé dễ mất nước dẫn đến say nắng mệt mỏi.
Tầm trưa, khi nhiệt độ quá nóng, nên cho bé uống nước nhiều hơn thường lệ và đặt vải thấm ẩm lên trán bé. Tại bãi biển, sức nóng càng tăng, có thể đến 35 – 36 độ C bởi sự phản chiếu ánh nắng mặt trời trên cát và sóng biển. Trái với người lớn, trẻ nhỏ chưa có hệ thống điều hòa thân nhiệt hiệu quả nên không thích nghi kịp với những thay đổi nhiệt độ của môi trường bên ngoài, vì thế không nên mặc quá kín khi nhiệt độ tăng lên.
Bôi kem chống nắng cho trẻ là một việc hết sức cần thiết, nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 40 đến 50 nếu bé có làn da quá nhạy cảm hoặc gia đình bạn đi du lịch biển ở vùng nhiệt đới. Chỉ số thông thường là 20-30 giúp bảo vệ tốt và cho phép da bé làm quen từ từ với tác động của ánh nắng. Tiếp tục sử dụng kem chống nắng có chỉ số 10-15 trong những ngày ít nắng hoặc khi bé đã rám nắng.
Thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ. Ảnh: agratefullife.
Vệ sinh cho trẻ
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, trang bị thuốc men dự phòng đầy đủ. Cát nơi bãi biển là tác nhân kích thích lên da của trẻ nhỏ vì thế cần để ý bảo vệ bé khi gió thổi cát vào người trẻ. Nếu không may có hạt cát rơi vào mắt trẻ thì nên rửa mắt cho trẻ bằng vải tiệt trùng thấm dung dịch huyết thanh sinh lý (sérum physiologique).
Sau khi tắm biển, nên nhỏ mắt cho trẻ bằng dung dịch huyết thanh sinh lý để giảm tác dụng kích thích của nước biển. Nếu bị vài hạt cát lọt vào tai, nên dùng bông thấm huyết thanh sinh lý lấy ra. Ngoài ra cần chú ý khi đưa trẻ ra bãi biển chơi, bên cạnh việc canh chừng trẻ, người lớn nên có dấu hiệu riêng gắn trên người trẻ đề phòng lúc trẻ bị lạc sẽ dễ dàng cho việc tìm kiếm. Đây là trường hợp khá phổ biến xảy ra thường xuyên ở những bãi tắm đông người.
Trần Quỳnh tổng hợp
Theo VNE
Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm phổi cho trẻ
Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ cộng với sức đề kháng kém, trẻ em rất rất dễ mắc các bệnh, đặc biệt là viêm phổi. Dưới đây là cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ mà các cha mẹ nên lưu ý.
Ảnh minh họa
- Vào mùa nắng nóng, cơ thể thường bài tiết nhiều mồ hôi hơn, cơ thể có nguy cơ thiếu nước và các chất điện giải. Việc bổ sung đủ nước cho trẻ đồng thời cho ăn các loại rau củ quả, trái cây là rất cần thiết vừa bồi phụ nước, cung cấp thêm dinh dưỡng và vi chất.
- Để hạn chế trẻ mắc bệnh trong mùa hè, nhất là bệnh viêm phổi, trước hết trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế cho trẻ dùng nước đá, hoa quả lạnh trong tủ lạnh. Khi sử dụng máy điều hòa nên điều chỉnh nhiệt độ hợp lý không quá chênh lệch với nhiệt độ thời tiết bên ngoài. Không nên để gió của máy điều hoà quạt thẳng vào người trẻ.
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời quá lớn khiến trẻ em khó thích nghi, hơn nữa, việc ngồi trong phòng điều hòa quá lâu khiến da trẻ bị khô, khô họng khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên. Hơn nữa, trẻ dễ bị các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp như H. influenzae, phế cầu, liên cầu... Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể làm trẻ bị viêm phổi.
- Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nên dùng nước ấm là tốt nhất và không nên cho tắm nước lạnh.
- Trong các trường hợp nhẹ, mới chớm bệnh, các mẹ có thể nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn cho trẻ, cho trẻ súc miệng bằng dung dịch súc họng hoặc nước muối loãng ấm hằng ngày. Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất.
- Nếu thấy các triệu chứng viêm phổi nặng hơn, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Không nên tự cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, kháng sinh.
Theo Vnmedia
ối phó với trầm cảm - Bệnh dễ mắc trong mùa thi Mặc dù bệnh trầm cảm có quanh năm, nhưng bệnh thường nặng thêm vào mùa hè - mùa thi của các sĩ tử do ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết không thuận lợi như nóng bức, nhiều tia tử ngoại, độ ẩm không khí cao... Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh lớp 12 khoảng 7% lứa tuổi đang chịu áp...