Những loại thức uống và nước ép giúp tăng cường trí não
Để cải thiện khả năng tập trung, trí nhớ và năng suất làm việc, nhiều người đang tin dùng các loại thuốc bổ não. Song các chuyên gia dinh dưỡng cho biết một số loại thức uống thông dụng và nước ép từ rau quả cũng có hiệu quả tương đương.
Cà phê
Tuy đa số lợi ích bổ trợ trí não của cà phê đến từ thành phần caffeine, nhưng thức uống phổ biến này còn chứa nhiều thành phần có lợi cho não – chẳng hạn như axít chlorogenic có đặc tính chống ôxy hóa mạnh. Theo nghiên cứu, caffeine phát huy công dụng cải thiện sức tập trung, tỉnh táo, thời gian phản ứng và ghi nhớ khi dùng ở liều lượng 40 – 300mg, tương đương 0,5 – 3 ly (120 – 720ml) cà phê. Lưu ý, giới hạn tiêu thụ caffeine an toàn là 400mg/ngày, tối đa 4 ly.
Lựa chọn thức uống phù hợp giúp cải thiện trí não giống như dùng thuốc bổ não.
Tuy lượng caffeine trong trà xanh thấp hơn nhiều so với cà phê, song loại trà này cung cấp hai hợp chất bổ não là l-theanine và epigallocatechin gallate (EGCG). Không chỉ có công dụng thư giãn tâm trí, nhiều nghiên cứu cho thấy l-theanine còn giúp cải thiện khả năng chú ý khi dùng kết hợp với caffeine. Còn EGCG thì có khả năng thẩm thấu qua hàng rào máu não để bổ trợ cho cơ quan quan trọng này, thậm chí giúp phòng, chống các bệnh thoái hóa thần kinh.
Giống như trà xanh, một số loại trà thảo mộc được chứng minh là có thể giúp cho bộ não thêm sắc bén và nhanh nhạy – bao gồm trà xô thơm, trà bạch quả, trà sâm Ashwagandha, trà gừng và trà Rhodiola.
Sữa nghệ và sữa thảo dược
Còn được gọi là “sữa vàng”, sữa nghệ chứa hoạt chất chống ôxy hóa curcumin, khiến cơ thể tăng sản xuất yếu tố cung cấp dinh dưỡng thần kinh xuất phát từ não (BDNF), từ đó giúp bộ não hoạt động hiệu quả hơn.
Giống như sữa nghệ, sữa thảo dược cũng chứa nhiều thành phần đặc trưng từ các loại thực phẩm và thảo mộc như nấm đông cô, sâm Ashwagandha hoặc rễ maca. Loại sữa này hỗ trợ cơ thể thích ứng với tình trạng căng thẳng tinh thần, từ đó giảm mệt mỏi và cải thiện chức năng não.
Nước cam ép
Video đang HOT
Nước cam ép rất giàu vitamin C, dưỡng chất có nhiều lợi ích bảo vệ thần kinh. Một bản đánh giá 50 nghiên cứu cho thấy, những người có nồng độ vitamin C trong máu hoặc lượng vitamin C dung nạp cao hơn đã có điểm số đánh giá khả năng chú ý, ghi nhớ và ngôn ngữ tốt hơn so với những người có nồng độ vitamin C trong máu hoặc lượng vitamin C dung nạp thấp hơn. Thông thường, một ly nước cam 240ml cung cấp 93% lượng vitamin C cơ thể cần hằng ngày.
Lưu ý, do nước cam đóng chai chứa nhiều đường và có lượng calo cao, cho nên uống nhiều thức uống này có thể làm tăng lượng đường dung nạp vào cơ thể và tăng rủi ro mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim. Tốt nhất là ăn cam tươi hoặc uống nước cam ép nguyên chất để hạn chế lượng đường và calo, mà lại tăng cường chất xơ cho cơ thể.
Nước ép việt quất
Việt quất rất giàu hợp chất thực vật giúp cải thiện trí não polyphenol và chất chống ôxy hóa anthocyanin. Do vậy, uống nước ép từ trái này rất tốt cho trí não. Giống như cam, ăn việt quất nguyên trái giúp dung nạp ít đường và tốt hơn cho sức khỏe.
Nước ép củ dền
Củ dền giàu nitrat – một tiền chất của oxit nitric (NO), dưỡng chất mà cơ thể sử dụng để thúc đẩy quá trình ôxy hóa tế bào và cải thiện lưu thông máu. NO còn đóng vai trò nhất định trong các vùng não chịu trách nhiệm về khả năng ngôn ngữ, học tập và ra quyết định. Uống nước ép củ dền có thể tăng cường những công dụng này. Ngoài cách uống nước ép, bạn có thể trộn bột củ dền vào nước lọc hoặc uống một ít nước ép củ dền cô đặc, với liều lượng 15 – 30ml/ngày.
Các loại nước ép và sinh tố từ rau xanh và trái cây
Sự kết hợp giữa các loại rau xanh và trái cây (như cải xoăn, cải bó xôi, dưa leo, táo xanh, xả…) vừa mang lại hương vị thơm ngon cho thức uống, vừa giúp hấp thu những lợi ích bổ trợ trí não từ nhóm thực phẩm này. Tuy mức độ bổ não còn tùy thuộc vào thành phần lựa chọn, nhưng nước ép và sinh tố từ rau xanh và trái cây thường rất giàu vitamin C và chất chống ôxy hóa tốt cho não.
Trà Kombucha
Đây là thức uống lên men được làm từ trà xanh hoặc trà đen, có thêm trái cây hoặc các loại thảo dược. Quá trình lên men giúp trà Kombucha chứa nhiều lợi khuẩn probiotic – thành phần tốt cho sức khỏe đường ruột. Về mặt lý thuyết, cải thiện sức khỏe đường ruột có thể tăng cường chức năng não thông qua trục não – ruột, tuyến liên lạc hai chiều giữa ruột và não.
Nấm sữa Kefir
Loại thức uống từ sữa bò lên men này rất giàu probiotic, nên cũng có cùng lợi ích bổ trợ trí não giống như trà Kombucha. Một thực phẩm phổ biến có thể dùng thay thế Kefir là sữa chua.
Muốn não khỏe mạnh, đừng bao giờ ngủ kiểu này
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe não. Ngủ quá nhiều hay quá ít đều có thể làm giảm khả năng tư duy.
Yanjun Ma, tác giả của nghiên cứu kiêm tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, cho biết: "Chợp mắt dưới 4 tiếng một đêm là ngủ quá ít, trong khi ngủ nhiều là hơn 10 tiếng. Khả năng nhận thức sẽ chịu ảnh hưởng nếu bạn duy trì thói quen này".
Theo Tổ chức National Sleep, giấc ngủ rất cần thiết vì chúng giúp cơ thể lấy lại năng lượng. Ngủ đủ giấc còn tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy, thiếu ngủ sẽ làm giảm khả năng tập trung, tư duy và ghi nhớ.
Nghiên cứu mới
Mặc dù không thể khẳng định rõ ràng ngủ quá ít hoặc quá nhiều gây ra các vấn đề về trí nhớ và nhận thức, nghiên cứu này lại cho thấy tác hại tiềm ẩn của việc không ngủ đủ giấc.
Tiến sĩ Ma cho biết, viêm nhiễm có thể liên quan đến việc ngủ quá nhiều. Trong khi đó, ngủ quá ít làm tăng các mảng bám amyloid và protein tau trong dịch não tủy. Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh Alzheimer.
Sam Gandy, tiến sĩ kiêm phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh Alzheimer Mount Sinai ở Thành phố New York đã chỉ ra, trong khi ngủ, hệ thống glymphatic của não hoạt động mạnh để loại bỏ độc tố ra ngoài, bao gồm cả peptit amyloid-beta. Nói cách khác, ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể ức chế hoặc làm mất cân bằng chức năng này.
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Ma đã thu thập dữ liệu của hơn 20.000 nam giới và phụ nữ. Những người này sẽ duy trì một thói thói quen ngủ nhất định và làm các bài kiểm tra về nhận thức. Trong quá trình theo dõi, các chuyên gia nhận thấy nhóm người ngủ từ 4 tiếng trở xuống và 10 tiếng trở lên mỗi đêm có số điểm thấp hơn so với những người ngủ 7 tiếng.
Yue Leng, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học California, San Francisco cho biết: "Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa thời gian ngủ với khả năng nhận thức. Dù bạn chợp mắt ít hay nhiều, não bộ đều có thể chịu ảnh hưởng".
Mặt hạn chế của nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường tuýp 2 và trầm cảm với thiếu ngủ.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa đủ để thực sự xác định giấc ngủ ảnh hưởng đến nhận thức như thế nào. Các chuyên gia cần xét tới yếu tố khác như chất lượng giấc ngủ và số lần ngủ. Có lẽ, tiềm năng của giấc ngủ vẫn chưa được khai thác hết và chúng thực sự có khả năng ngăn ngừa và kiểm soát chứng sa sút trí tuệ.
Theo phó giáo sư Leng: "Đã gần hai thập kỷ kể từ khi thời gian ngủ lần đầu tiên được chứng minh có liên quan đến sức khỏe nhận thức ở người lớn tuổi. Chúng ta cần nghiên cứu thêm để làm rõ mối quan hệ này".
Nên ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?
Mất ngủ mãn tính có thể làm tổn thương, thậm chí giết chết một số nhóm tế bào thần kinh trong não, gây suy giảm chức năng và khả năng liên kết.
Giấc ngủ rất quan trọng để duy trì sức khỏe não bộ và thường xuyên gặp phải các vấn đề giấc ngủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Rối loạn giấc ngủ liên quan đến các bệnh thoái hóa thần kinh và tâm lý.
Tổ chức National Sleep khuyến cáo, người trưởng thành nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Để có được một giấc ngủ ngon, mọi người đừng quên tạo thói quen đi ngủ đúng giờ và thực hiện những việc làm dưới đây:
- Giữ phòng ngủ tối và mát mẻ.
- Tránh xem tivi, máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác trong phòng ngủ.
- Không dùng cà phê, rượu hoặc ăn nhiều thức ăn trước giờ đi ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên để thư giãn cơ thể và chuẩn bị cho giấc ngủ.
Ngoài ra, mọi người cũng đừng quên điều chỉnh tư thế nằm để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trên thực tế, ngủ nghiêng thực sự tốt hơn bạn vẫn nghĩ. Tư thế này không chỉ giúp giảm ngáy mà còn có lợi cho tiêu hóa, thậm chí tránh ợ nóng. Tuy nhiên, ngủ nghiêng không phải lúc nào cũng tốt. Không ít người cảm thấy đau vai khi thức dậy do duy trì tư thế này suốt đêm. Nằm ngửa lại giúp bảo vệ cột sống, giảm áp lực lên lưng, khớp và tránh đau hông và đầu gối.
Tập thể dục kích thích trí thông minh Chỉ 2 phút tập thể dục đã có thể tác động tích cực đến chức năng não của người trẻ. Các nhà khoa học thuộc Đại học Jonkoping (Thụy Điển) phát hiện ra rằng tập thể dục trong 2 phút đến 1 giờ với cường độ trung bình đến cao cải thiện khả năng chú ý, tập trung, học hành và ghi nhớ...