Những âm thanh từ cơ thể cảnh báo sức khỏe bạn không tốt
Hãy cảnh giác với những tiếng rắc rắc ở vai, cổ, đầu gối hay tiếng ù ù trong tai, cảm giác nghe thấy tiếng tim đập… Vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang trục trặc.
Dưới đây là những âm thanh lạ cảnh báo sức khỏe của bạn đang trong tình trạng bất ổn. Hãy tham khảo để tự đoán bệnh cho mình nhé.
1. Tiếng rắc rắc ở vai khi với lên cao: Khớp vai có thể bị viêm
Theo David Geier, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Charleston (Mỹ) thì hiện tượng này là do tình trạng viêm của Bursa (một túi chứa đầy dịch nhỏ) ở giữa các đầu xương bả vai và dây chằng gây ra. Nếu bạn cảm thấy có những cơn đau kèm theo thì rất có thể khớp vai bị tổn thương, sụn dọc ở vai cũng bị tổn thương. Lúc này, bạn cần đến bác sĩ chỉnh hình để được thăm khám cẩn thận.
Ảnh minh họa
2. Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên: Tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ
Theo bác sĩ Geier, đây không phải vấn đề thường gặp nhưng nếu bạn cảm thấy đau, đặc biệt là cơn đau lan xuống một cánh tay thì rất có thể đó là do tác động của hệ thần kinh. Lúc này, hệ thống thần kinh có thể bị chèn ép hoặc thu hẹp khiến cho nó bị tổn thương.
Ngoài các triệu chứng phát ra tiếng kêu như vậy, người bệnh còn có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như: tê, ngứa ran ở tay, bàn tay hoặc ngón tay. Trường hợp này bạn cũng cần đi khám càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
3. Tiếng ù ù trong tai: Giảm thính lực
Hầu như ai cũng từng bị ù tai tại thời điểm nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo bác sĩ Tai-mũi-họng Jennifer Derebery, cựu chủ tịch của Học viện Tai mũi họng Mỹ thì: Nếu tiếng ù trong tai lớn và thường xuyên xảy ra thì bạn nên đi khám sớm vì nó có thể dẫn tới tình trạng suy giảm thính lực.
Bình thường, ù tai không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Nó có thể là hậu quả của tình trạng căng thẳng, kém ngủ…, Tiến sĩ Derebery cho biết. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, mỗi lần bị đều kéo dài thì bạn phải đi khám sớm.
Ảnh minh họa
4. Tiếng rắc rắc ở hàm khi bạn ngáp: Rối loạn khớp hàm
Theo Don C. Atkins, bác sĩ răng hàm mặt ở Long Beach, California thì đôi khi, hai hàm của bạn không khớp nhau và mỗi lần bạn ngáp hoặc cử động hàm có thể tạo ra những âm thanh ghê rợn và đau hàm dưới. Đó có thể là rối loạn khớp hàm thái dương. Khơp thai dương ham la khơp nôi giưa xương ham dươi va so, khơp bi anh hương môi ngay khi ban noi, nhai, nuôt, va ngap. Đau xung quanh khơp gây kho chiu va anh hương đên cư đông cua ham.
Trong trường hợp này, bạn cần đi gặp bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Ảnh minh họa
5. Tiếng kêu rắc rắc ở đầu gối đi bộ xuống cầu thang: Thoái hóa khớp, tổn thương sụn hoặc viêm khớp
Theo ông Robert G. Marx, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình với Bệnh viện phẫu thuật đặc biệt ở thành phố New York thì hiện tượng này không có gì phải lo lắng nếu thỉnh thoảng nó mới xảy ra và không kèm theo các cơn đau. Tiếng lắc rắc ở các khớp có thể gặp trong trường hợp sinh lý bình thường do hệ thống dây chằng bao khớp và các sụn đầu xương dãn đột ngột khi vận động.
Tuy nhiên, trong trường hợp thường xuyên bị như vậy, lại kèm theo cơn đau thì có thể do thoái hóa khớp, tổn thương sụn hoặc viêm khớp. Khi bị thoái hóa khớp, lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương. Sụn ở khớp xương như một lớp đệm giữa hai đầu xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở vùng khớp giúp bôi trơn để sụn hai đầu xương trượt dễ dàng lên nhau, phát ra tiếng kêu và cơn đau.
Ảnh minh họa
6. Nghe thấy tiếng tim đập trong tai: Dư thừa lượng đường, caffeine vào cơ thể
Nếu bạn cảm thấy mình có thể nghe được tiếng tim đập trong tai vào ban đêm thì bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống của mình, Stephen T. Sinatra, một bác sĩ tim mạch ở Mỹ cho biết. “Sau khi tiêu thụ cà phê, rượu và dư thừa đường, nhịp tim có thể tăng lên. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn đang lo lắng”, bác sĩ Stephen cho biết thêm.
Cũng theo bác sĩ Stephen, điều này không có lợi cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, huyết áp. Vì vậy, bạn cần chú ý cắt giảm lượng đường, caffeine vào cơ thể. Đồng thời tránh cảm giác lo lắng, stress để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Theo VNE
Đồ uống có caffein không tốt cho não trẻ
Những phát hiện mới nhất của các nhà khoa học sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn nghiêm túc hơn về các loại đồ uống có caffein. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nước ngọt, nước tăng lực,... sẽ làm chậm sự phát triển của bộ não ở trẻ thiếu niên.
Theo các nhà khoa học, caffein có trong các loại đồ uống có ga ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ sâu của trẻ. Việc không có đủ giấc ngủ sâu đã cản trở sự phát triển trí não của trẻ ở độ tuổi thiếu niên.
Bộ não ở độ tuổi thiếu niên có những chuyển biến quan trọng. Khi bộ não bị tác động không tốt ở giai đoạn này có thể dẫn đến tâm thần phân liệt, lo âu, sử dụng ma túy và rối loạn tính cách.
Đồ uống chứa caffein có thể ảnh hưởng tới trẻ, kể cả ở độ tuổi thanh thiếu niên
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên chuột và thu được nhiều số liệu đáng lo ngại. Từ những kết quả thu được, các nhà khoa học kết luận, trẻ em và thanh thiếu niên nếu uống nhiều nước ngọt và nước tăng lực sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tâm thần. Đưa vào cơ thể từ 300mg - 400mg caffein mỗi ngày, tương đương 4 lon nước tăng lực và 3 - 4 cốc cà-phê chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bộ não.
Giáo sư Reto Huber thuộc bệnh viện của trường Đại học Nhi khoa tại Zurich cho biết, sự phát triển của bộ não ở độ tuổi thiếu niên diễn ra rất mạnh mẽ và là giai đoạn chuẩn bị cho bộ não hoạt động tốt hơn khi trưởng thành. Ở giai đoạn thiếu niên, các khớp thần kinh chính của bộ não mở rộng, trong khi những thứ khác không cần thiết giảm đi. Quá trình này giúp bộ não hoạt động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn trong tương lai.
Nên hạn chế đồ uống chứa caffein trong khẩu phần hàng ngày của trẻ
Cuộc nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm tại trường Đại học Nhi khoa. Các nhà khoa học đã tìm ra sự thay đổi ở những con chuột nhỏ được cho uống caffein mỗi ngày. Những con chuột này có giấc ngủ sâu ít hơn so với những con chuột uống nước lọc. Bộ não của chúng cũng có nhiều kết nối hơn. Điều này có nghĩa là sự phát triển của bộ não bị thay đổi và dẫn đến sự thay đổi về hành vi. Sự phát triển của bộ não người và chuột có những điểm tương đồng. Vì vậy mà những gì xảy ra ở chuột cũng sẽ xảy ra với con người.
Theo VNE
Ngừa đầy hơi, trướng bụng Nếu hệ tiêu hóa gặp trục trặc, cơ thể sẽ không hấp thu đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, buồn nôn... Nước nha đam giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn - Ảnh: Shutterstock Các triệu chứng nói trên có thể cải...