Nhiều người đã bị tử vong vì cảm cúm, đọc bài này bạn sẽ biết cách bảo vệ mình tốt hơn
Những điều bạn không thể xem nhẹ khi bị cảm cúm: Những triệu chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng: liên tục sốt cao, ho dữ dội, lượng đờm tăng lên rõ rệt, khó thở hoặc tức ngực, môi tím tái…
1. Khi bị cảm cúm, đừng đeo kính áp tròng
Trong rất nhiều loại thuốc chữa cảm cúm, thuốc trị ho, thuốc giảm đau đều có chứa thành phần ức chế nước mắt, những thành phần này có thể làm giảm lượng nước mắt được tiết ra, ảnh hưởng đến độ trơn của kính áp tròng khi đặt trong mắt, dẫn tới việc mắt bị khô, nhìn mờ, từ đó ảnh hưởng đến độ thoải mái khi đeo kính áp tròng. Một khi bị cảm cúm, bạn tốt nhất hãy đổi kính áp tròng thành kính có gọng.
2. Khi bị cảm cúm, có nên chạy không?
Được quyết định bởi mức độ nghiêm trọng và triệu chứng. Nếu triệu chứng là từ cổ hướng lên (như chảy nước mũi, đau đầu hoặc đau họng), có thể chạy chậm với một khoảng cách ngắn. Trên thực tế, điều này có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Nhưng nếu triệu chứng ở từ cổ trở xuống (như ho, tức ngực, tứ chi đau buốt), cần tránh tất cả vận động mạnh, cho tới khi khỏe lại hoàn toàn. Đừng vội chạy lại, nếu không sẽ nhiễm các bệnh khác.
3. Khi bị cảm, cần phải uống nhiều nước hơn bình thường
Khi cảm cúm phát sốt, xuất phát từ phản ứng tự bảo vệ của cơ thể mà nhiệt độ cơ thể tự giảm, lúc này sẽ cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi, thở dốc, lượng nước bốc hơi qua da tăng lên và những biểu hiện quá trình đổi chất tăng nhanh… Hãy uống nhiều nước, điều này không những thúc đẩy việc toát mồ hôi và đi tiểu, mà còn có lợi cho việc điều tiết nhiệt độ cơ thể.
4. Uống lẫn lộn nhiều loại thuốc cảm cúm, nguy hiểm!!!
Nhiều người vì muốn khỏi cảm cúm nhanh hơn, thường uống cùng lúc nhiều loại thuốc cảm cúm khác nhau. Thật ra, thành phần của các loại thuốc cảm cúm đều gần giống nhau, tác dụng hầu như đều giống nhau không khác nhau là mấy. Nếu bạn cùng lúc uống hai loại thuốc cảm cúm trở lên, mức độ nguy hiểm của những phản ứng xấu sẽ tăng lên nhiều lần. Khi cảm cúm, bạn nên lựa chọn một loại thuốc cảm cúm nhằm vào triệu chứng chủ yếu.
5. Có thể uống thuốc thì không tiêm, có thể tiêm thì không truyền nước
Bất kỳ tình trạng bệnh cảm cúm nào cũng đều có chu kỳ của nó, cho dù có sử dụng biện pháp điều trị nào, đều không thể thấy hiệu quả ngay được. Mà hơn nữa, tiếp nước là một phương pháp dùng thuốc mang tính xâm nhâp, tỷ lệ phát sinh những phản ứng không tốt cũng cao hơn. Ngoài ra, tiếp nước quá nhiều đi đôi với việc lạm dụng chất kháng sinh, sẽ dẫn tới việc làm giảm sức để kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Tốt nhất nên tuân theo nguyên tắc “có thể uống thuốc thì không tiêm, có thể tiêm thì không truyền nước.”
Video đang HOT
6. Khi trẻ bị cảm cúm, cần điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời
Khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm, không ép trẻ uống sữa, để tránh phát sinh những triệu chứng không tốt về tiêu hóa như nôn mửa tiêu chảy. Vì những nguyên nhân như phát sốt, ra nhiều mồ hôi, nôn mửa tiêu chảy… dẫn tới việc cơ thể mất nhiều nước, khi ấy bố mẹ nên cổ vũ trẻ uống nhiều nước, phòng mất nước. Có thể cho trẻ ăn những loại hoa quả hoặc uống các loại sinh tố giàu Vitamin C.
7. Đừng hắt hơi vào người khác
Khi muốn hắt hơi, cần quay mặt đi ngay, dùng khăn tay hoặc khăn giấy sạch che mũi lại, nếu lúc đó không tìm được khăn tay hay khăn giấy thì dùng tạm tay áo cũng được, tuy rằng làm vậy có thể làm bẩn quần áo hoặc da, nhưng có thể ngăn được việc lây cảm cúm cho người khác.
8. Khi có những triệu chứng này có thể nguy hiểm nguy hiểm tính mạng, cần kịp thời chữa trị
Liên tục sốt cao
Ho dữ dội, lượng đờm tăng lên rõ ràng
Khó thở hoặc tức ngực
Môi tím tái
Nôn mửa dữ dội, tiêu chảy, xuất hiện những biểu hiện mất nước;
Xuất hiện những thay đổi về tinh thần: phản ứng chậm chạp, thèm ngủ
Những bệnh vốn có bị nặng hơn
-Nấm dịch-
Theo www.ohay.tv
Cách trị cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Các mẹ bỉm sữa đã trang bị cách trị cảm cúm cho bé con nhà mình chưa? Đây là kiến thức cần có bởi sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên rất dễ bị cảm cúm.
Hiểu biết chung về cảm cúm
Cảm cúm thông thường là tình trạng nhiễm virus của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của bé. Những dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm thông thường là nghẹt mũi và chảy nước mũi. Các bé đặc biệt dễ bị cảm cúm một phần bởi những người khác xung quanh bé không luôn luôn rửa tay. Thực tế, trong vòng hai năm đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh đều bị cảm cúm khoảng 8 đến 10 lần .
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, tốt nhất nên gặp bác sĩ ngay khi bé có những dấu hiệu cảm cúm đầu tiên. Bệnh rất dễ biến chứng thành viêm thanh khí quản, viêm phổi hoặc các bệnh tật nghiêm trọng khác.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Trước khi chọn cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh, mẹ cần xác định được nguyên nhân có thể gây ra bệnh cho trẻ. Sở dĩ các bé dễ dàng mắc bệnh cảm cúm là do sức đề kháng của trẻ còn quá yếu, nên khi vô tình tiếp xúc với những đối tượng có chứa vi- rút lây bệnh thì chắc chắn những vi- rút này sẽ nhân cơ hội xâm nhập qua đường hô hấp hoặc miệng của bé để gây bệnh. Trong đó, có thể kể đến một số nguy cơ khiến bé bị cảm cúm như:
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu
Không khí: Khi mẹ cho bé tiếp xúc với nhiều người thì việc những người lớn nói chuyện, hắt hơi hoặc ho...có thể khiến vi-rút gây bệnh từ họ (nếu có) khuếch tán trong không khí và xâm nhập qua đường hô hấp để vào cơ thể của bé khiến trẻ bị cảm cúm.
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Đây là điều có thể vô tình gây bệnh cho bé mà mẹ nên lưu ý. Chẳng hạn như mẹ để một người nào đó bế bé, hoặc thậm chí là ba mẹ bế bé khi đang bị cảm thì vi-rút gây bệnh hoàn toàn có thể xâm nhập một cách dễ dàng qua đường thở của bé đấy các mẹ.
Cách trị cảm cúm ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả
Thuốc điều trị không hề tốt đối với trẻ sơ sinh, đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Chị hãy sử dụng các biện pháp trị cảm cúm nhẹ nhàng hơn cho trẻ mà vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn. Bí kíp này tuy không rút ngắn thời gian bệnh ủ nhưng sẽ giúp bé dễ chịu hơn rất nhiều
Thường xuyên rửa mũi cho bé
Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể tự hỉ mũi, vậy nên rất cần sự trợ giúp của mẹ. Chị sử dụng dụng cụ xịt rửa và hút mũi sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn, thực hiện trước khi cho bé bú khoảng 15 phút nhé.
Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ
Chị có thể tự pha chế nước muối sinh lý tại nhà để vệ sinh mũi cho bé với công thức như sau: hòa tan khoảng muỗng cà phê với 240 ml nước ấm. Làm mới dung dịch này mỗi ngày để đảm bảo an toàn, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Đặt bé nằm ngửa, lót một tấm khăn dưới đầu bé, nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi bé để làm lỏng các dịch nhầy. Giữ đầu bé khoảng 30 giây. Tiếp đến, dùng dụng cụ hút mũi để hút bớt các dịch nhầy cho mỗi bên mũi. Chị không nên hút mũi cho bé quá nhiều vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Không sử dụng phương pháp này 4 ngày liên tiếp, bởi mũi của bé sẽ bị khô, và bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Làm ẩm không khí
Mỗi khi tắm, chị có thể dùng vòi hoa sen phun nước nóng một lúc để phòng đầy hơi ẩm, sau đó tắm cho bé trong phòng này. Nếu sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm, chị nên kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để tránh trường hợp máy bị ẩm mốc và phun ra hơi độc.
Sử dụng dầu nóng dành cho bé
Các loại dầu dành cho trẻ sơ sinh như khuynh diệp, tinh dầu bạc hà tuy không có công dụng trị cảm cúm cho trẻ nhưng lại giúp làm dịu những sự khó chịu gây ra bởi bệnh. Trẻ sẽ ngủ ngon giấc vào ban đêm và không bị gây khó chịu bởi dịch nhầy ở mũi nhờ cảm giác mát lạnh có được từ các sản phẩm dầu dành cho em bé.
Buổi tối trước khi đi ngủ, chị dùng dầu nóng xoa vào ngực, cổ và lưng của bé, massage nhẹ nhàng cũng giúp tăng cảm giác dễ chịu cho bé. Tránh để dầu tiếp xúc với miệng, mũi, xung quanh mắt hoặc bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt của bé.
Theo www.phunutoday.vn
Uống nước dừa 7 ngày liên tiếp: Cơ thể sẽ vô cùng cảm ơn bạn vì 8 thay đổi kỳ diệu này Liên tiếp uống nước dừa trong 7 ngày, một số căn bệnh khiến bạn khó chịu sẽ được cải thiện đáng kể, thậm chí biến mất hoàn toàn. 1. Tăng cường hệ miễn dịch Uống nước dừa mỗi ngày góp phần tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Nó cũng có khả năng loại bỏ vi khuẩn trong cơ thể gây ra bệnh...