Nhận biết suy nhược thần kinh
Bố tôi 67 tuổi, mấy ngày nay ông kêu khó ngủ, người mệt mỏi, đầu đau. Có phải bố tôi mắc chứng suy nhược thần kinh?
thutrang@yahoo.com
Ảnh minh họa
Chứng suy nhược thần kinh hay còn gọi là tâm căn suy nhược. Dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh là mệt mỏi, trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, khó đi vào giấc ngủ.
Mất ngủ do suy nhược thần kinh thì thời gian ngủ ban đêm không hẳn là ít, nhưng ban ngày bệnh nhân thường mệt mỏi và ngủ gật; muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được, dùng thuốc an thần không cho kết quả hoặc kết quả không đáng kể.
Nguyên nhân của suy nhược thần kinh là các áp lực tinh thần, vì vậy muốn khỏi bệnh cần phải giải quyết vấn đề tinh thần trước.
Video đang HOT
Bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh cho bố cháu. Để biết chính xác hơn bệnh và có cách điều trị phù hợp, cháu nên đưa bố đến khám tại khoa tâm thần của bệnh viện.
Sự thật việc nằm xem tivi, uống rượu dễ ngủ hơn
Khoảng 1/3 cuộc đời mỗi người dành cho giấc ngủ và nhiều người vẫn cho rằng nằm xem tivi, uống rượu sẽ dễ ngủ hơn. Liệu sự thật có như vậy?
Người lớn chỉ cần ngủ 5 giờ hoặc ít hơn mỗi đêm
Theo thống kê của "Ngày ngủ thế giới", thiếu ngủ đang đe dọa sức khỏe của 45% dân số toàn cầu. Một lượng lớn bằng chứng cho thấy ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có thể mang lại những hậu quả không tốt cho sức khỏe bao gồm bệnh tim mạch và tử vong sớm.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Vương quốc Anh năm 2007 cho thấy nguy cơ tử vong đối với những người có thời gian ngủ mỗi đêm giảm từ 7 giờ xuống 5 giờ hoặc ít hơn, đặc biệt là nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch tăng hơn hai lần.
Có thể ngủ gật mọi lúc mọi nơi là dấu hiệu của sức khỏe
Các chuyên gia về giấc ngủ giải thích: Ngủ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, chẳng hạn như khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, khi bạn bắt đầu di chuyển, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ. Đây không phải là kiểu người dễ đi vào giấc ngủ.
Ảnh minh họa.
Ngược lại, có thể ngủ gật mọi lúc mọi nơi chứng tỏ cơ thể con người chưa được ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ. Lý do tại sao con người cảm thấy buồn ngủ là do một chất hóa học có tên là adenosine được sản xuất trong não, giấc ngủ có thể làm giảm việc giải phóng chất hóa học này. Càng thức lâu, bạn càng ngủ ít và lượng adenosine tăng lên, người ta sẽ càng buồn ngủ hơn.
Vì vậy, khi luôn cảm thấy buồn ngủ nhiều lần trong ngày chứng tỏ cơ thể bạn đang suy kiệt.
Nằm xem tivi dễ ngủ hơn
Hiện nay, xem TV trước khi đi ngủ và sử dụng máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh đã trở thành thói quen phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các sản phẩm điện tử nói trên đều phát ra ánh sáng xanh khiến não bộ hưng phấn hơn và dễ gây ra hiện tượng tỉnh giấc sớm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng xanh có ảnh hưởng rõ ràng nhất đến việc giải phóng melatonin. Xem TV hoặc sử dụng thiết bị điện tử 2 tiếng trước khi đi ngủ sẽ khiến chất lượng giấc ngủ giảm đi rất nhiều.
Uống rượu trước khi đi ngủ sẽ ngủ ngon hơn
Nhiều người nghĩ rằng uống rượu trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ và duy trì trạng thái ngủ ngon, điều này là sai lầm. Hiện tại, các nghiên cứu khác nhau đã phát hiện ra rằng uống rượu trước khi đi ngủ, bao gồm cả uống một lượng nhỏ rượu vang đỏ để cải thiện giấc ngủ là không chính xác. Dù uống bao nhiêu rượu, nó đều có hại cho giấc ngủ.
Ảnh minh họa.
Rượu có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ hoặc giúp bạn cảm thấy buồn ngủ, nhưng đây chỉ là một dấu hiệu. Trên thực tế, rượu có thể khiến con người rơi vào trạng thái ngủ nhẹ, do đó làm giảm thời gian ngủ sâu.
Chúng ta cần nâng cao hiểu biết về giấc ngủ, thay đổi nhận thức và hành vi liên quan đến giấc ngủ, đồng thời thúc đẩy sức khỏe giấc ngủ, sự hài hòa giữa cơ thể và tâm trí.
Cho thuốc an thần liều nặng vào cà phê để hại đồng nghiệp, ai ngờ... Biết trước công ty sẽ sa thải bớt nhân viên, một người phụ nữ ở Ý đã lén bỏ thuốc an thần vào cà phê của đồng nghiệp. Cô muốn người này bị mất tập trung, làm việc kém hiệu quả và bị sa thải. Cô Mariangela Cerrato ở Ý đã cho lượng thuốc an thần cao gấp 10 lần khuyến cáo vào...