Nguyên tắc “2 kỵ – 4 nên” giúp bạn phòng ngừa 3 căn bệnh nguy hiểm
40 tuổi là cột mốc đánh dấu giai đoạn quan trọng của đời người. Ở giai đoạn này, nếu không cân bằng chế độ ăn uống, thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh thì chúng ta sẽ không chỉ lão hóa nhanh mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Khi tuổi tác ngày càng cao, chức năng các cơ quan trong cơ thể cũng dần suy giảm, khả năng trao đổi chất và sức đề kháng kém dẫn đến việc bệnh tật thường xuyên “ghé thăm” nhiều hơn. Khoa học và y học ngày một phát triển, tuy tuổi thọ trung bình của con người cũng tăng cao hơn nhưng vẫn có không ít người mắc rất nhiều tật bệnh hiểm nghèo đặc biệt là sau 40 tuổi.
Đời người không thể tránh được sinh, lão, bệnh, tử, chính những thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh đều có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa.
3 căn bệnh người sau 40 tuổi dễ mắc nhất
Mạch máu là nơi máu lưu thông, vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy đến các mô và cơ quan khác nhau để duy trì hoạt động bình thường của sự sống. Mạch máu cũng có thể co giãn linh hoạt ở một mức độ đàn hồi nhất định.
Khi tuổi tác ngày càng cao, chức năng các cơ quan trong cơ thể cũng dần suy giảm, khả năng trao đổi chất và sức đề kháng kém dẫn đến việc bệnh tật thường xuyên “ghé thăm” nhiều hơn.
Nhưng khi tuổi tác ngày càng cao, các mạch máu có thể bị lão hóa sau 35 tuổi, đặc biệt sau 40 tuổi thì tốc độ lão hóa càng nhanh, mạch máu mất đi sự đàn hồi và sẽ ngày càng cứng hơn, hẹp hơn dẫn đến nguy cơ mắc rất nhiều bệnh đường máu ở độ tuổi trung niên và người già.
2. Xuất hiện khối u
Mặc dù y học không ngừng phát triển nhưng vẫn còn nhiều loại bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau giai đoạn trung niên, sức khỏe và sức đề kháng của hầu hết mọi người đều suy giảm và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Một khi khả năng miễn dịch bị phá vỡ, các khối u sẽ có nguy cơ phát tác gây ra ung thư. Theo kết quả nghiên cứu, ở độ tuổi trước 39 tuổi tỉ lệ khối u tương đối thấp, nhưng sau 40 tuổi tỉ lệ này sẽ tăng cao hơn.
Sau 40 tuổi chúng ta nên duy trì việc khám sức khỏe định kỳ hằng năm, điều tiết chế độ ăn uống, duy trì tâm trạng tích cực lạc quan để tăng khả năng miễn dịch phòng ngừa bệnh tật.
Sau 40 tuổi, bất luận là nam hay nữ thì sức khỏe cũng không còn được như trước. Lượng canxi trong cơ thể mất nhiều hơn gây teo xương, giảm mật độ xương dẫn đến nguy cơ mắc các căn bệnh mãn tính về xương như loãng xương, thoái hóa khớp…
Loãng xương thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” của người trung niên và cao tuổi.
Loãng xương thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” của người trung niên và cao tuổi. Đây là căn bệnh cực kỳ nghiêm trọng vì rất dễ bị gãy xương. Nên thường xuyên uống sữa tươi, tắm nắng, bổ sung các loại rau và trái cây giàu canxi để cơ thể hấp thu nhiều loại nguyên tố vi lượng, nâng cao sức khỏe.
Video đang HOT
Để phòng ngừa ba căn bệnh trên và làm chậm quá trình lão hóa, chúng ta nên tuân thủ nguyên tắc: “2 kỵ – 4 nên” dưới đây.
2 đại kỵ gồm:
1. Tức giận
Người không tức giận thường có thể lực tốt hơn và có tâm trạng tích cực nên nhóm người này sẽ càng sống lâu hơn.
Thường xuyên tức giận có thể làm tổn hại đến lục phủ ngũ tạng trong cơ thể, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và dần sẽ dẫn đến tuổi thọ rút ngắn.
Người thường xuyên tức giận có tỷ lệ mắc bệnh tim hoặc tử vong tăng 24% so với người kiểm soát cảm xúc tốt. Nếu phụ nữ thường xuyên tức giận cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa hơn.
Theo kết quả nghiên cứu từ nước ngoài, tuổi thọ của nhóm người giỏi kiểm soát cảm xúc thường cao hơn, bởi vậy nên sau 40 tuổi nếu muốn cơ thể khỏe mạnh, nhất định cần phải khống chế tốt cảm xúc của mình, không nên thường xuyên bực tức, nóng giận.
2. Ngồi nhiều
Đến độ tuổi trung niên, việc đại kỵ nhất chính là ngồi cả ngày. Khi cơ thể không vận động sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tật. Tổ chức Y tế Thế giới WHO từ lâu đã liệt kê “ngồi lâu” vào một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, ngồi lâu suốt một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ tử vong, và cũng làm giảm chức năng giải phóng các chất hóa học giúp kiểm soát tâm trạng ở đại não dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
Sau 40 tuổi cần đặc biệt chú ý, giảm thời gian ngồi lâu một chỗ và nên tăng cường vận động thường xuyên giúp cơ thể duy trì trạng thái khỏe mạnh, dẻo dai.
4 nên gồm:
1. Cười nhiều
Nụ cười là một chất xúc tác hiệu quả trong việc duy trì tâm trạng vui vẻ. Tiếng cười cũng có thể thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Nụ cười là một chất xúc tác hiêu quả trong việc duy trì tâm trạng vui vẻ.
Mỉm cười nhiều hơn cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ hệ hô hấp. Khi mỉm cười sẽ giúp chúng ta thở sâu hơn, đào thải chất dư thừa còn lại trong cơ thể khiến tâm trạng thoải mái góp phần duy trì sức khỏe và tuổi thọ.
2. Uống trà
Uống trà là một thói quen tốt để kéo dài tuổi thọ. Duy trì thói quen uống trà rất có lợi cho cơ thể đặc biệt là những người uống rượu và hút thuốc, trà cũng có thể giúp bảo vệ mạch máu đàn hồi tốt hơn.
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, so với người không uống trà thì tỉ lệ tử vong ở những người thường xuyên uống trà giảm 24%. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên uống trà loãng, không nên uống trà đặc.
3. Vận động
Vận động có thể làm tăng khả năng miễn dịch, sau 40 tuổi chúng ta nên có chế độ vận động hợp lý, không nên vận động quá sức. Nên lập một kế hoạch tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên duy trì mỗi ngày ít nhất 30 phút.
Nên lập một kế hoạch tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên duy trì mỗi ngày ít nhất 30 phút.
4. Ngủ đủ
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của đại não và giúp tinh thần tỉnh táo, giúp duy trì sức khỏe và tinh thần minh mẫn.
Hướng dẫn tập luyện cho người bị bệnh xương khớp
Người bị bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp... thường khởi phát ở lứa tuổi trung niên. Những người thuộc nhóm này cần tăng cường luyện tập để giảm các triệu chứng bệnh khớp, đồng thời phòng tránh nguy cơ mắc bệnh nếu bạn thuộc nhóm khỏe mạnh.
Thoái hóa khớp, viêm khớp, bệnh khớp... là một loại bệnh mạn tính, thường phát sinh sau tuổi trung niên. Những người sau 50 tuổi trở đi thường thấy chân tay ê ẩm, đau nhức khi thay đổi thời tiết. Các khớp cổ, hông, gối, lưng... thường đau ngay cả khi nghỉ ngơi. Các chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh việc tập luyện đối với sức khỏe người cao tuổi, rõ thấy nhất là cải thiện chức năng xương khớp và giảm đau ở những người bị bệnh xương khớp.
Tập luyện còn có vai trò trong việc phục hồi những tổn thương sau phẫu thuật, hạn chế một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm...
1. Vì sao người cao tuổi nên tập luyện cho xương khớp?
Ai cũng biết đến vai trò của tập luyện đối với sức khỏe nói chung, với tinh thần và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, rõ thấy nhất ở việc tập luyện là hiệu quả đối với những người bị bệnh xương khớp hoặc ngay cả những người chưa bị bệnh.
Khi bước vào tuổi trung niên, xương sụn trên bề mặt suy thoái dần, mềm, yếu, giảm tính đàn hồi. Lúc này, cơn đau khớp sẽ xuất hiện, từ mức ấm ỉ, cho đến đau dữ đội, đau mạnh khi thay đổi thời tiết hoặc khi vận động. Cơn đau xương khớp gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng đến tinh thần. Khi đau nhức xương, người bệnh thường khó ngủ, đi lại hạn chế, ăn uống kém ngon miệng, sụt cân, tinh thần uể oải sa sút... Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người cao tuổi.
Mặc dù tuổi già ai cũng sẽ trải qua những biến đổi này, vì đây là biến đổi sinh lý bình thường theo lứa tuổi, không ai có thể tránh được, chỉ có khác ở chỗ bệnh nặng hay nhẹ, sớm hay muộn là do lao động, sinh hoạt, tập luyện và mức thích ứng của từng người khác nhau. Tuy vậy nhờ vào kiên trì tập luyện, vận động hợp lý mà các màng hoạt dịch khớp linh hoạt, các dây chằng bao khớp vững, các cơ không bị teo mà co duỗi, đàn hồi tốt, bệnh nhẹ dần, ít tái phát, thậm chí không đau nữa.
2. Hình thức tập luyện phù hợp cho người bị bệnh xương khớp
Đa phần những người cao tuổi đều gặp ít nhiều vấn đề về xương khớp, đối với người khỏe mạnh, bạn có thể tập luyện bình thường, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.
Người bị bệnh xương khớp nên coi trọng vận động toàn diện như đi bộ, đạp xe, tập thái cực quyền, cầu lông, bóng bàn, khiêu vũ... tuy nhiên mỗi một hình thức tập đều có những ưu, khuyết điểm riêng.
- Đi bộ
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bị bệnh xương khớp, hoặc người cao tuổi nói chung nên đi bộ. Đây là bài tập an toàn cho người bệnh, dễ thực hiện, đồng thời, trong quá trình đi bộ, sự co duỗi ở khớp gối cơ bản trên một trục thẳng, biên độ vận động không lớn, sự ma sát ở các khớp không mạnh phòng chống được các suy thoái khớp. Tuy vậy, khi đi bộ, một số khớp trọng điểm ở các vị trí hông, gối và mắt cá chân thường bị đau, không phù hợp với người bị thoái hóa khớp nặng.
- Đạp xe
Ngoài ra, các bài tập đạp xe sức bền cũng giúp kích thích các nhóm cơ lớn ở chân tối đa nhưng ít gây trọng tải đến các khớp. Khi đạp xe, bạn cần chú ý điều chỉnh vị trí, độ cao của yên xe để khi duỗi gối cần được thẳng chân. Những người có phản xạ kém không nên đạp xe ngoài trời hoặc nơi có mật độ giao thông cao.
- Tập thái cực quyền
Thái cực quyền cũng là hình thức tập luyện rất tốt cho những người bị bệnh xương khớp, người cao tuổi. Phương pháp này giúp vận động toàn thân, giãn hông, gập eo và giúp duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của khớp.
Thái cực quyền có đặc thù là chậm, nhẹ, nhịp nhàng. Khi tập đòi hỏi phải hít thở sâu giúp khí huyết lưu thông, hệ thần kinh thư thái, giúp giảm đau những vị trí khớp. Tuy nhiên tập thái cực quyền khi phải co khom gối và hông quá mức gây trở ngại cho khớp gối, quá trình tập luyện rất dễ bị gián đoạn.
- Tập trên máy đi bộ
Người bị bệnh xương khớp cũng có thể tập đi bộ trên máy với tốc độ và chuyển động chậm. Tuy nhiên, người cao tuổi nên cân nhắc sử dụng máy đi bộ vì khả năng giữ thăng bằng ở nhóm tuổi này không tốt.
- Khiêu vũ
Các nghiên cứu cho thấy khiêu vũ với mức độ vừa phải giúp cho các cơ và dây chằng - cử động của các khớp dẻo dai, linh hoạt; cải thiện chất lượng của sụn khớp gối. Khiêu vũ đều đặn giúp giảm cân, từ đó giảm trọng tải lên khớp, giảm đau, giảm bệnh và chống trầm cảm. Tuy nhiên hình thức tập luyện này nguy cơ chấn thương cao.
3. Phòng bệnh xương khớp cho nhóm người cao tuổi
Những người cao tuổi thường bị đau nhức, mỏi người, đau các khớp gối khi thời tiết thay đổi hoặc trở lạnh. Nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, dịch khớp, sự kết tủa của muối, thay đổi vận mạch. Chính sự thay đổi nội môi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp. Một bằng chứng là khi trời trở lạnh thì các khớp trở nên cứng hơn, đau hơn, vận động trở nên kém linh hoạt.
Không nên để đến lúc có tuổi mới bắt đầu tập luyện vì lúc này xương khớp đã chịu một thời gian tổn thương lâu năm từ trước đó. Kể cả bạn chưa hề có triệu chứng nhưng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Ngay từ khi còn trẻ, cần luyện tập từ sớm để phòng tránh các bệnh mạn tính. Thực tế cho thấy, các bệnh lý trước đây thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên thì ngày nay ngày càng trẻ hóa, ví dụ như tiểu đường, tim mạch, xương khớp...
Đối với những người bị đau xương khớp, khi bắt đầu tập luyện, sẽ có cảm giác tình trạng đau tăng lên. Tuy nhiên tình trạng đau sẽ giảm dần sau khi tập và không tăng theo thời gian. Khi khớp bị sưng đau, có thể chườm nóng và nghỉ ngơi. Cần kiên trì tập luyện, nhờ sự tư vấn của bác sĩ nếu bạn vừa trải qua phẫu thuật. Quan trọng là tập đúng cách và đúng thể trạng sức khỏe.
Kiểm soát cân nặng thông qua lượng calo mỗi ngày Cách kiểm soát cân nặng hiệu quả, đơn giản nhất là theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) của mình hằng tháng và ghi chép lại. Để kiểm soát tốt cân nặng là thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động thể chất phù hợp cùng một tinh thần lạc quan, yêu đời. Làm được như vậy, chúng ta sẽ có một...