Nguy cơ ung thư từ thực phẩm siêu chế biến
Hai nghiên cứu lớn vừa được công bố trên chuyên san y khoa The BMJ chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế biến và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư đại trực tràng và tử vong.
Thực phẩm siêu chế biến là thực phẩm đã thay đổi tình trạng tự nhiên của nguyên liệu trong quá trình chế biến. Chúng thường chứa nhiều đường, muối, chất béo, màu nhân tạo và chất bảo quản, như các loại snack, đồ uống có ga, các sản phẩm ăn liền… (ảnh), theo trang Harvard Medical School.
Nghiên cứu đầu tiên thống kê số liệu từ hơn 200.000 người ở Mỹ, trong đó hơn 3/4 là nữ. Chế độ ăn uống của người tham gia được đánh giá 4 năm/lần trong khoảng thời gian từ 24 – 28 năm. Kết quả cho thấy nam giới ở nhóm 20% số người tiêu thụ lượng lớn thực phẩm siêu chế biến có nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn 29% so với nhóm ít tiêu thụ.
Nghiên cứu thứ hai được thực hiện dựa trên số liệu của 22.895 người trưởng thành tại Ý. 48% người tham gia là nam, có độ tuổi trung bình là 55. Người tham gia được đánh giá chất lượng ăn uống trong
14 năm, từ 2005 – 2019. Kết quả cho thấy người ở nhóm 25% ăn uống kém lành mạnh với nhiều thực phẩm siêu chế biến có nguy cơ tử vong cao hơn 19% so với nhóm đối chiếu ở tất cả các nguyên nhân tử vong. Trong đó, nguy cơ tử vong do bệnh tim của nhóm ăn uống kém lành mạnh cao hơn 32% so với nhóm được đánh giá ăn uống lành mạnh nhất.
Video đang HOT
Các nghiên cứu trước đó cũng đã chỉ ra thực phẩm siêu chế biến có liên quan đến tình trạng mỡ máu cao, huyết áp cao và béo phì. Kết quả của 2 nghiên cứu mới đã củng cố tầm quan trọng của việc hạn chế thực phẩm siêu chế biến đối với sức khỏe cộng đồng.
Các nhà khoa học cũng đưa ra lời khuyên tăng cường các bữa ăn được chế biến từ thực phẩm tươi sống và chế biến ở mức tối thiểu, sử dụng lượng nhỏ thực phẩm chế biến sẵn, theo Scitechdaily.
3 loại thực phẩm nên ăn nhiều hơn nếu mắc ung thư
Dinh dưỡng có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.
Con số 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sụt cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn.
Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước. Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao.... sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư.
Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm bệnh nhân ung thư nên ăn nhiều hơn:
Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin A, C, E, K... có tác dụng chống khối u nhất định. Hầu hết các loại rau và trái cây tươi đều rất giàu vitamin.
Ví dụ, vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trong và sau khi điều trị ung thư. Vitamin C giúp tăng cường sản xuất tế bào lympho và tế bào thực bào, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vitamin C cũng giúp các tế bào này hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ chúng khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do.
Nhiều nghiên cứu với số lượng lớn người tham gia cũng đã có kết luận rằng, những người có nồng độ vitamin D trong cơ thể cao hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư phổi. Với ung thư vú, một số nghiên cứu mới cũng cho thấy thiếu hụt vitamin D có liên quan đến sự tiến triển và di căn của khối u.
Ngũ cốc và khoai
Bệnh nhân có khối u ác tính nên tiêu thụ một lượng ngũ cốc thích hợp mỗi ngày, tốt nhất là 200-400g.
Đối với những bệnh nhân có chức năng đường ruột bình thường thì nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt...
Ngoài ra, các loại khoai như khoai tây, khoai lang cũng rất tốt với bệnh nhân ung thư. Đáng chú ý, khoai lang tím được các chuyên gia đánh giá là dược liệu quý trong các món ăn bình dân.
Việc bổ sung chế độ ăn giàu calo với khoai lang tím làm giảm mức interleukin-6 (IL-6) - một loại protein lân cận với viêm sưng mà các nghiên cứu cho thấy có thể làm tăng ung thư đại tràng.
Thực phẩm giàu protein chất lượng cao
Việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu protein chất lượng cao có thể cải thiện quá trình chuyển hóa protein của bệnh nhân, cải thiện việc sử dụng protein và nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể. Các loại protein chất lượng cao có thể kể đến như: trứng, đậu nành, thịt, cá...
5 kiểu ăn dễ 'nuôi' tế bào ung thư Ăn các món chiên, rán, thực phẩm chế biến sẵn, cá muối; dưa và cà muối... trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho bệnh ung thư phát triển. Ung thư là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu thế giới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thay đổi lối sống như duy trì chế độ dinh dưỡng...