Nguy cơ béo phì từ thói quen ngủ có hại
Trẻ em ngủ không đủ giấc có nguy cơ cao có lối sống không lành mạnh về sau.
Ảnh: Shutterstock
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi nên thường xuyên ngủ từ 9 – 12 tiếng đồng hồ để có sức khỏe tốt nhất, trong khi thanh thiếu niên từ 13 – 18 tuổi nên ngủ từ 8 – 10 tiếng, theo Học viện Y học giấc ngủ Mỹ.
“Khoảng 40% học sinh trong cuộc khảo sát ngủ ít hơn mức khuyến nghị. Thiếu ngủ liên quan đến thói quen ăn uống kém, tăng thời gian xem ti vi và nguy cơ béo phì ở cả nam lẫn nữ”, hãng tin UPI dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Labros Sidossis tại Đại học Rutgers (Mỹ).
Các chuyên gia rút ra kết luận trên sau khi khảo sát dữ liệu của hơn 177.000 trẻ em. Khảo sát cho thấy thiếu ngủ cũng dẫn đến hoạt động thể chất ít hơn.
Theo Trung tâm y tế Cleveland, trước khi đi ngủ đêm, trẻ nên ăn nhẹ, tránh xa đồ uống có caffeine và có khoảng một giờ yên tĩnh trước khi chìm vào giấc ngủ.
Video đang HOT
Theo Thanh niên
5 việc hàng ngày giúp kéo dài tuổi thọ 14 năm đối với nữ và 12 năm đối với nam giới
Mỗi thói quen tốt giúp chúng ta kéo dài thêm tầm 2 năm tuổi thọ. Nếu có ai đó thực hiện được cả 5 thói quen tốt, tuổi thọ có thể được kéo dài thêm 14 năm đối với nữ và 12 năm đối với nam giới.
Nước Mỹ là quốc gia chi nhiều tiền nhất cho y tế nhưng kết quả về sức khoẻ và tuổi thọ mang lại vẫn thuộc nhóm thấp nhất trong số các nước phát triển, sự kỳ vọng vẫn chưa đạt được? Nguyên nhân nằm ở đâu?
Các tác giả nghiên cứu về lối sống lành mạnh và tuổi thọ chỉ ra: "Ở Mỹ, có xu hướng tập trung chi tiêu quá nhiều tiền vào việc nghiên cứu phát triển các loại thuốc tiên phong cũng như các phương pháp điều trị bệnh tật, hơn là cố gắng xây dựng các kế hoạch dự phòng trong cộng đồng để ngăn chặn, không cho các bệnh có thể xảy đến. Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Cả nền y tế đang đi giải quyết khúc cuối của con đường bệnh tật & sức khoẻ"
Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Y Harvard đã tiến hành một nghiên cứu rất lớn về tác động của các thói quen sống đến sức khỏe và tuổi thọ, tổng hợp dữ liệu của nhiều nghiên cứu ở các trung tâm khác nhau, bao gồm 120.000 người được theo dõi trên dưới 30 năm (80.000 nữ - 40.000 nam giới), kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những điểm nổi bật sau:
Có 5 thói quen và yếu tố nổi bật ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tuổi thọ của chúng ta bao gồm:
- Mức độ hoạt động thể chất: được đo lường chính là viêc chúng ta dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho những hoạt động thể chất từ mức độ vừa phải đến mạnh (chạy bộ, đạp xe, bơi, thể hình, yoga...)
- Béo phì: dựa theo chỉ số khối cơ thể. Chỉ số khối cơ thể - viết tắt BMI-Body Mass Index) - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Ai cũng có thể tự tính chỉ số BMI cho mình, công thức có trên...Google Anh Chị nhé! Theo WHO, người lớn bình thường có BMI từ 18.50 => 24.99, dưới 18.5 là gầy, từ 25 đến 29.99 là người béo và trên 30 là béo phì. Trong những nghiên cứu này, các tác giả tập trung vào chỉ số đối tượng có béo phì hay không.
- Thuốc lá: Không có khái niệm hút thuốc "lành mạnh", các nghiên cứu chỉ lựa chọn những đối tượng chưa bao giờ hút thuốc lá. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi chúng ta hút thuốc trên 10 năm, dù có dừng hút thuốc đi nữa thì nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm về hô hấp, tim mạch..vẫn cao hơn hẳn nhóm không hút thuốc.
- Uống rượu: Uống rượu "lành mạnh" được quy đổi tương đương cho dễ nhớ đó là tầm 1 lon bia 330ml (~12 ounce) hoặc 1 ly rượu vang 150ml (5 ounce) hoặc 1 ly rượu mạnh tầm 45ml (1,5 ounce)/ngày.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Được tính toán và đánh giá dựa trên lượng thức ăn lành mạnh mọi người lựa chọn sử dụng hằng ngày như rau, trái cây, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh, axit béo omega-3, cá tươi, các loại đậu...
Thực phẩm không lành mạnh bao gồm thịt đỏ và thịt qua chế biến (xúc xích, dăm bông, thịt nguội..) đường ngọt, đồ uống đóng chai, chất béo chuyển hóa (dầu mỡ công nghiệp) và thói quen ăn mặn...
Mỗi thói quen tốt giúp chúng ta kéo dài thêm tầm 2 năm tuổi thọ. Nếu có ai đó thực hiện được cả 5 thói quen tốt, tuổi thọ có thể được kéo dài thêm 14 năm đối với nữ và 12 năm đối với nam giới.
Còn nếu ai không có nổi một trong những thói quen trên thường bị tử vong sớm, chủ yếu nguyên nhân từ bệnh lý ung thư hoặc tim mạch. Như vậy, lối sống lành mạnh tạo nên sự khác biệt rất lớn đến sức khoẻ và tuổi thọ.
Các nhà điều tra nghiên cứu cũng phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố thói quen sống này lên tuổi thọ, kết quả cho thấy tuổi thọ kéo dài thêm mỗi hai năm ở nam và nữ cho một thói quen tốt, không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa những thói quen này, nghĩa là thói quen nào cũng có ý nghĩa lớn về sức khoẻ.
Nhiều nghiên cứu lớn trước đó cũng cho kết quả tương đối phù hợp với nghiên cứu này. Một nghiên cứu năm 2017 sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu Y tế và Hưu trí cho thấy những người từ 50 tuổi trở lên có cân nặng bình thường, chưa bao giờ hút thuốc, và uống rượu trong chừng mực sống trung bình thêm bảy năm nữa so với nhóm còn lại.
Như vậy, thay vì kỳ vọng và giao phó sức khoẻ của mình cho y học, mỗi chúng ta hãy tự mình thay đổi những thói quen hằng ngày để có được một cuộc sống khoẻ mạnh và ý nghĩa. Vì khi sức khoẻ đã mất đi, bao nhiều tiền bạc của anh chị cũng khó có thể mua lấy lại được.
Theo giadinhmoi
Những hậu quả nghiêm trọng của lối sống ít vận động Lối sống ít vận động đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Lối sống ít vận động có vẻ đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia mặc dù đã được liên hệ với một loạt các vấn đề sức khỏe mãn tính. Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất năm 2008 dành cho người Mỹ, người...