Người thừa cân, béo phì có nguy cơ trở nặng hơn nếu mắc bệnh
Béo phì là khi cơ thể tích tụ lượng mỡ thừa vượt quá mức cho phép. Thông thường, để xác định chính xác tình trạng cân nặng, người ta thường dùng chỉ số BMI.
Nếu BMI từ 25 trở lên sẽ được chẩn đoán béo phì.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) hội chẩn cùng các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để điều trị cho bệnh nhi 7 tuổi có thể trạng béo phì bị bệnh nặng, phải lọc máu, thở máy dài ngày. Ảnh: An Yên
Người béo phì phải đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, béo phì là một trong những yếu tố khiến bệnh trở nên nặng hơn nếu mắc bệnh.
Nhiều ca bệnh nặng có thể trạng béo phì
Cách đây không lâu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai đã tiếp nhận nam bệnh nhân 19 tuổi, ngụ phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, bị ngưng tim, ngưng thở khi ngủ. Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tim, phổi, ép tim ngoài lồng ngực. Bệnh nhân sau đó có tim trở lại, tiếp tục được hồi sức tích cực, thở máy, dùng thuốc an thần và chống phù não.
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Đức Anh, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai, cho hay bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở do biến chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Dù bệnh nhân còn rất trẻ nhưng có thể trạng béo phì kết hợp với việc đang sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ đột tử.
Béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư, bao gồm: ung thư vú, nội mạc tử cung, đại trực tràng, thận, thực quản, tuyến tụy, tuyến giáp và túi mật.
Video đang HOT
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, theo bác sĩ Trần Lê Duy Cường, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, thời gian qua, khoa tiếp nhận nhiều ca bệnh nặng, trong đó có nhiều trẻ bị sốc sốt xuất huyết, ngộ độc thực phẩm, tay chân miệng, viêm phổi nặng.
Điểm chung của những trẻ này là có thể trạng béo phì. So với những trẻ khác, trẻ béo phì có nguy cơ bị bệnh nặng hơn.
“Nhiều trẻ béo phì bệnh diễn tiến rất nhanh, phải thở máy, lọc máu liên tục, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu. Với những trẻ này, thời gian nằm viện thường khá lâu và điều trị, chăm sóc rất vất vả. Các bác sĩ, điều dưỡng phải thường xuyên túc trực bên giường bệnh, theo dõi kỹ diễn tiến bệnh của trẻ để kịp thời xử trí, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra” – bác sĩ Cường cho biết.
Các bác sĩ lưu ý, trẻ béo phì nói riêng và người béo phì nói chung có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Khi mắc bệnh tiểu đường, trẻ béo phì có nguy cơ bị biến chứng về mắt, hệ thần kinh hoặc chức năng thận.
Trẻ béo phì thường có hàm lượng cholesterol trong máu cao. Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh lý trên tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Theo nhiều báo cáo, hen suyễn là bệnh lý thường gặp nhất ở người mắc bệnh béo phì.
Ngoài ra, lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể thường tạo ra áp lực lớn cho các khớp. Do đó, trẻ béo phì sẽ khó cử động và di chuyển chậm. Một số trẻ còn có dấu hiệu đau nhức xương hoặc loãng xương khá sớm. Khi cân nặng tăng cao, bé thường ngáy nhiều và có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do lượng mỡ thừa có thể cản trở đường hô hấp và gây khó thở.
Đặc biệt, nhiều người béo phì có tâm lý tự ti, mặc cảm về ngoại hình nên có tâm lý không muốn đến chỗ đông người, không muốn gặp gỡ, giao tiếp với người lạ…
Điều chỉnh chế độ ăn, vận động phù hợp
Thừa cân, béo phì có nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống không khoa học. Nhiều phụ huynh có tâm lý phải cho con ăn nhiều, đặc biệt là nhiều thức ăn bổ dưỡng để con khỏe mạnh, nhanh lớn. Ngoài ra, đa số trẻ em thích ăn các loại thích ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán như: gà rán, thịt nướng, xúc xích, phô mai, cá viên chiên, uống nước ngọt có ga… với tần suất cao. Những năng lượng dư thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ và tích tụ trong cơ thể trẻ.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến béo phì, thừa cân. Đó là yếu tố di truyền; lối sống ít vận động, mắc một số bệnh tiềm ẩn có thể góp phần làm tăng cân như bệnh suy giáp, rối loạn nội tiết và chuyển hóa…
Để điều trị béo phì, trước hết cần giảm ăn. Người béo phì cần ăn ít hơn khẩu phần ăn bình thường và có chế độ ăn uống khoa học. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, đa dạng các loại thịt và thực phẩm ít chất béo. Có thể thay tinh bột bình thường thành tinh bột nguyên cám như gạo lứt, bánh mì nguyên cám. Cho trẻ ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn và tránh để trẻ ăn quá no, hạn chế ăn sau 20h. Rèn thói quen ăn chậm, nhai kỹ cho bé.
Đặc biệt, cần hạn chế các loại thức ăn, đồ uống có nhiều chất béo và đường hóa học. Thay vì chiên, xào hoặc rán thức ăn, cha mẹ nên thay bằng cách luộc hoặc hấp.
Hoạt động thể chất đã được chứng minh có lợi cho cả quá trình giảm cân và sự phát triển của bé. Do đó, cha mẹ hãy động viên con tập thể dục, vận động để tăng cường sức khỏe. Đây là một trong những cách giảm cân an toàn, hiệu quả cho trẻ béo phì.
Phổi trắng xóa vì mắc cúm A
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm cúm A, chỉ sau ít ngày đã phải đặt ống thở máy vì tình trạng suy hô hấp diễn biến nặng.
Có trường hợp phổi trắng xóa trên phim chụp X-quang, tổn thương phổi tới 60%, lan tỏa hai bên.
Gần đây, một người phụ nữ 59 tuổi (ở Thái Nguyên) được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp do nhiễm cúm A trên nền cơ địa béo phì, tiểu đường và tăng huyết áp. Hai ngày sau khi nhập viện, bệnh diễn biến rất nhanh, đặc biệt là tổn thương phổi. Bệnh nhân phải đặt ống thở máy.
Sau 1 tuần điều trị tích cực, phổi của bệnh nhân vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thở máy. Cùng đó, bệnh nhân còn gặp tình trạng sốc nhiễm trùng.
Không chỉ riêng trường hợp trên, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm cúm A, chỉ sau ít ngày đã phải đặt ống thở máy vì tình trạng suy hô hấp diễn biến nặng. Có trường hợp phổi trắng xóa trên phim chụp X-quang, tổn thương phổi tới 60% lan tỏa hai bên.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây nhiễm cao và lan rất nhanh trong cộng đồng. (Ảnh minh họa).
Các bác sĩ của bệnh viện cho biết, gần đây số ca nhiễm cúm A và cúm B gia tăng nhanh chóng. Hiện bệnh viện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân cúm A nặng, trong số đó khoảng 50% bệnh nhân kèm theo bệnh lý nền, nhiều trường hợp phải thở máy.
Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hai đối tượng có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc cúm A là trẻ em và người cao tuổi có bệnh nền.
Theo đó, cúm A là một loại cúm mùa có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Đây là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây nhiễm cao và lan rất nhanh trong cộng đồng.
Người mắc các bệnh nền liên quan trực tiếp đến hô hấp là tim mạch (cao huyết áp, bệnh mạch vành...) và phổi (viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính...). Do đó, cơ địa bệnh nền là một trong những nguyên nhân chính khiến các bệnh nhân cúm A diễn biến nặng rất nhanh.
Cũng theo bác sĩ Phúc, virus cúm A có nhiều trong trong dịch tiết nước bọt, nước mũi. Đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh cúm A là qua đường giọt bắn. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, giọt bắn sẽ chạm vào miệng, mũi của người đối diện khiến mắc bệnh, hoặc cũng có thể do chạm vào đồ dùng có dính virus rồi đưa lên mũi, miệng.
"Bệnh cúm A thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, với các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể...", bác sĩ Phúc thông tin.
Nên uống bao nhiêu nước dừa mỗi ngày? Mặc dù nước dừa được cho là thức uống thiên nhiên tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi uống nước dừa cần chú ý về liều lượng để tránh các tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Không nên uống quá 1 trái dừa/ ngày hay sử dụng nhiều mỗi ngày. Tiêu thụ nước dừa quá mức có thể dẫn đến...