Người sở hữu cột sống khỏe mạnh thường có 7 thói quen tốt, nếu bạn cũng có thì xin chúc mừng
Cột sống được coi là trụ đỡ của cả cơ thể, có vai trò đặc biệt quan trọng. Để giữ sức khỏe cho nó, bạn nên duy trì 7 thói quen tốt được bác sĩ lưu ý dưới đây.
Cột sống bao gồm 26 xương được gọi là đốt sống, có tác dụng bảo vệ và nâng đỡ tủy sống và các dây thần kinh. Có thể nói cơ thể con người giống như một ngôi nhà với trụ đỡ chính là cột sống, một khi “trụ đỡ” này có vấn đề thì ngôi nhà khó mà có thể vững chắc. Do đó, cột sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau như tai nạn, rối loạn bẩm sinh, nhiễm trùng… mà cột sống của chúng ta ngày một bị hủy hoại. Trong đó, các thói quen xấu hàng ngày là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên hàng loại các bệnh cột sống, đặc biệt là thoát vị, thoái hóa đốt sống, cột sống.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Để có một cột sống khỏe mạnh, bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho rằng mọi người cần có 7 thói quen tốt này:
1. Không hút thuốc lá
Nhiều người cho rằng hút thuốc lá chỉ ảnh hưởng đến phổi nhưng thực tế không phải như vậy. Hút thuốc ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cơ thể con người, nó gây bệnh về phổi, ung thư, tim mạch… trong đó có thoái hóa xương khớp (đặc biệt là cột sống).
BS. Khánh dẫn chứng 1 trường hợp bệnh nhân 45 tuổi đã hút thuốc 18-20 năm, mỗi ngày hút khoảng 1.5 bao thuốc, hình ảnh chụp X-quang cột sống của người này không khác gì của người 65-70 tuổi, khớp vai bị thoái hóa nghiêm trọng, thậm chí còn không thể đưa tay ra túi sau quần được.
2. Giảm lượng rượu bia
Khi uống nhiều rượu bia thì hầu như chúng ta giảm lượng thức ăn tiêu thụ, kém ăn, thậm chí không ăn vì nó mang lại cho cơ thể một cảm giác no giả. Khi đó, cơ thể không được bổ sung các chất để xây dựng tế bào trong cơ thể như protid, chất béo, chất xơ… Điều này dẫn đến xương khớp của chúng ta cũng rệu rã theo thời gian.
3. Không nằm ngủ gối quá cao và nệm quá mềm, đặc biệt tránh nằm ghế sofa
Nhiều người có thói quen nằm trên 2 gối hoặc gập đôi gối lại, điều này rất nguy hiểm. Gối chúng ta nằm nên có chiều cao là khoảng dưới 6cm.
Video đang HOT
Trong khi đó, việc nằm nệm quá mềm có thể dẫn đến tình trạng võng lưng, gây đau lưng, khó chịu cho cột sống. Điều này đặc biệt thấy rõ ở những người bị đau cột sống, chỉ cần ngủ trên nệm quá mềm trong 1 đêm là ngay ngày hôm sau tình trạng đau cột sống sẽ trở nặng, khiến bạn không thể đứng dậy được trong suốt cả ngày.
Ngoài ra, việc nằm trên sofa xem TV, vẹo cổ sang 1 bên cũng là thói quen xấu của nhiều người cần bỏ, bởi nó gây tổn thương nghiêm trọng cho cột sống cổ. Có thể hiện tại khi còn trẻ, bạn làm như vậy sẽ không cảm thấy gì khó chịu nhưng sau tuổi 40, bệnh mới bắt đầu phát ra.
4. Hạn chế cúi quá thấp cổ (để xem TV, điện thoại, máy tính…)
Thường xuyên cúi quá thấp cổ là thói quen xấu rất phổ biến hiện nay, nó gắn liền với “hội chứng cổ tin nhắn” (text-neck) do cúi gập đầu để xem điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.
BS. Khánh nhắc nhở mọi người nên để điện thoại ra xa và thiết bị điện tử ở ngang tầm mắt khi sử dụng để làm giảm tình trạng cúi quá thấp cổ. Chúng ta cúi càng nhiều thì đĩa đệm hỏng càng nghiêm trọng, dễ gây đau cổ.
5. Thể dục thể thao mỗi ngày
Dù ít hay nhiều, môn này hay môn khác thì bạn vẫn nên tập thể dục hàng ngày. Tuy nhiên, BS. Khánh cho rằng mọi người nên tập luyện kết hợp, chẳng hạn thứ 2, 4, 6 đi bộ, tập gym; thứ 3, 5, 7 đi bơi hoặc đạp xe… Cần lưu ý rằng chúng ta nên khởi động kỹ trước khi bắt đầu tập luyện bởi nếu không khởi động trước, cơ thể bạn có thể bị tổn thương, đặc biệt là xương khớp.
Những người có vấn đề cột sống (dù ở mức độ nhẹ) nên đi bơi, đạp xe, xà đơn – xà kép hoặc tập gym nhẹ nhàng, yoga, khiêu vũ… và không nên chạy bộ, cầu lông, tennis, bóng chuyền.
6. Giữ cân nặng vừa phải
Cột sống của chúng ta, ví dụ, được sinh ra để nâng đỡ cho người 75kg nhưng nếu bạn bị béo phì lên tới 100kg thì cân nặng này sẽ tác động xấu đến cột sống (ở người trẻ, vỏ xương có thể vẫn cứng nhưng bên trong tổ chức xương bị mềm, xốp do bị mỡ “xâm chiếm”).
Để xác định cân nặng của bản thân có vừa phải hay không, chúng ta có thể dựa vào BMI, chỉ số khối cơ thể.
7. Tránh ngồi lâu 1 tư thế (tối đa là 90 phút)
Ở các nước trên thế giới, người ta khuyên rằng cứ sau mỗi 60 phút bạn nên thay đổi tư thế ngồi của mình và vận động cơ thể, cho mắt thư giãn để tránh nhiều nguy cơ bệnh tật. Nếu bạn quá bận rộn với công việc thì thời gian ngồi trong 1 tư thế chỉ nên tối đa là 90 phút.
Cụ thể, nếu buổi sáng làm việc 4 tiếng thì chúng ta nên nghỉ ngơi 2 lần vào giữa khoảng thời gian này để thư giãn cơ thể.
Giải đáp thắc mắc về những bệnh xương khớp phổ biến nhất ở dân văn phòng
Bệnh ở cổ tay, cột sống, đau mỏi vai gáy... là những vấn đề về xương khớp phổ biến nhất ở dân văn phòng. Vậy phải làm sao để các bệnh này không còn là nỗi lo với dân văn phòng?
Ít vận động, cả ngày chỉ ở trong phòng kín hay chế độ ăn uống không lành mạnh khiến cho các căn bệnh xương khớp trở thành nỗi lo thường trực của dân văn phòng.
Một số vấn đề phổ biến liên quan đến bệnh xương khớp mà rất nhiều dân văn phòng gặp phải là các bệnh về cổ tay, cột sống, đau mỏi vai gáy...
Dưới đây, TS Nguyễn Hoàng Long - Phó trưởng khoa phẫu thuật cột sống - BV Việt Đức sẽ giải đáp thắc mắc về các vấn đề này giúp dân văn phòng biết cách bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
TS Nguyễn Hoàng Long - Phó trưởng khoa phẫu thuật cột sống - BV Việt Đức
Làm sao để phòng chống và điều trị triệt để viêm gân khớp cổ tay? Tôi làm graphic designer, tôi mắc bệnh và đã bị tái viêm 3 lần, phải đi tiêm để điều trị 3 đợt nhưng chưa khỏi triệt để?
Qua mô tả rất khó để biết tổn thương cụ thể của bạn là gì bởi ở cổ tay có nhiều phần gân, cơ khác nhau.
Nhưng bạn làm việc sử dụng máy tính, chuột nhiều, nên nếu tổn thương tái đi tái lại nhiều như thế thì trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh lý (ví dụ công việc làm tăng áp lực vào cổ tay quá nhiều, như là dùng chuột máy tính, để bàn phím đúng chưa...).
Thứ 2, ngoài điều trị viêm gân cổ tay bằng tiêm, còn có nhiều phương pháp điều trị khác như là: Vật lý trị liệu. Đây là phương pháp điều trị tốt, ít phải can thiệp và xâm lấn vào cơ thể người.
Tôi nghe nói bệnh xẹp đốt sống rất nguy hiểm. Người mắc phải bệnh này mà ngồi làm việc văn phòng nhiều thì phải làm gì để tránh biến chứng, không nguy hiểm?
Trong các bệnh lý của dân văn phòng thì bệnh lý về cột sống là hay gặp nhất, đứng đầu trong các bệnh lý về xương khớp. Nguyên nhân gây ra bệnh lý về cột sống là do chúng ta ngồi quá lâu, tạo áp lực lớn lên đĩa đệm và dần dần làm xẹp đĩa đệm, gia tăng áp lực lên các thành phần khác của cột sống.
Để tránh tình trạng này, nên có tư thế ngồi đúng. Thứ 2, nên có những khoảng thời gian nghỉ ngơi đúng khi ngồi làm việc, thư giãn cho cơ thể: 25-30 phút nên làm động tác căng giãn khớp, cột sống lưng, sau 2 giờ nên đứng lên vận động để giảm áp lực lên cơ thể.
Thường xuyên đau nhức 2 bên vai, bên trái đau hơn bên phải lúc vận động nhiều, đặc biệt là khi với lấy đồ vật trên cao hoặc khi thời tiết thay đổi, tôi có bị thoái hóa khớp vai?
Về các triệu chứng bạn mô tả thì BS nghĩ nhiều đến triệu chứng khớp vai, tuy nhiên, để khẳng định là bệnh lý về khớp vai hay các bộ phận cơ quan khác của cơ thể thì bạn cần đi khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, thăm khám ở khớp vai để đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Khi có kết quả thăm khám, nếu là bệnh lý khớp vai sẽ xem tổn thương ở phần nào khớp vai để có phương án điều trị cụ thể.
Thông thường, đối với khớp vai, sẽ điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, một số ít trường hợp có tổn thương nặng sẽ phải phẫu thuật (phẫu thuật nội soi).
Tôi có thói quen leo cầu thang ở văn phòng để giãn gân cốt sau một thời gian ngồi lâu làm việc. Nhưng leo cầu thang nhiều có ảnh hưởng xấu đến khớp gối không?
Đối với những trường hợp đã có bệnh lý khớp gối như thoái hóa khớp gối thì leo cầu thang sẽ ảnh hưởng đến khớp gối hơn so với người bình thường. Nó có thể tăng mài mòn khớp gối, gây triệu chứng đau đầu gối. Nếu có biểu hiện đau khớp gối khi leo cầu thang thì nên đi khám, tránh thoái hóa khớp gối.
Đau cột sống thắt lưng ở người trẻ, nguy hiểm khôn lường Tình trạng đau cột sống thắt lưng ở người trẻ là vấn đề nóng đang được quan tâm vì tình trạng mắc bệnh có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Tại sao xảy ra tình trạng đau cột sống thắt lưng ở người trẻ? Hiện tượng này có nguy hiểm không? 1. Vì sao xảy ra tình trạng...