Người đeo mắt kính có nguy cơ bị lây Covid-19 thấp hơn 3 lần
Những người đeo mắt kính có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 thấp hơn 3 lần so với người không mang kính. Điều này là do virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm khi mầm bệnh tiếp xúc với mắt.
Các nhà nghiên cứu Ấn Độ phát hiện những người đeo kính thường xuyên có nguy cơ mắc Covid-19 thấp hơn 2 đến 3 lần – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Virus SARS-CoV-2 thường lây nhiễm qua tiếp xúc. Nếu tay có mầm bệnh và dụi vào mắt thì virus có thể lây nhiễm vào người.
Do đó, nhóm nghiên cứu tin rằng một trong những nguyên nhân khiến người mang mắt kính ít có nguy cơ nhiễm Covid-19 là họ thường ít dụi mắt hơn, theo The Independent.
Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 23.2: Thêm 9 ca bệnh, hàng triệu học sinh chưa thể quay lại trường
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Ấn Độ thực hiện. Họ đã theo dõi 304 bệnh nhân tại một bệnh viện ở miền bắc Ấn Độ trong 2 tuần. Thời điểm nghiên cứu là vào mùa hè năm 2020. Tất cả đều có độ tuổi từ 10 đến 80, 19% trong số họ đeo kính gần như cả ngày.
Nhóm phát hiện trung bình mỗi giờ, một người sẽ chạm vào mặt 23 lần, chạm vào mắt 3 lần.
“Bệnh lây nhiễm khi chạm tay vào mũi, miệng và mắt. Việc chạm vào mũi và miệng sẽ giảm đáng kể khi chúng ta đeo khẩu trang đúng cách. Nhưng đeo khẩu trang lại không thể bảo vệ mắt”, nhà khoa học Amit Kumar Saxena, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích.
Hành động dụi hay chạm tay vào mắt có thể là con đường chủ yếu lây nhiễm bệnh. Nguy cơ mắc Covid-19 ở nhóm người đeo kính ít hơn từ 2 đến 3 lần so với nhóm người không đeo kính, ông Saxena giải thích thêm.
Trước đây, các bác sĩ đã khuyến cáo mọi người nên chuyển từ đeo kính áp tròng sang kính có gọng. Việc này có thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm Covid-19 do lây truyền mầm bệnh từ tay sang mắt, theo The Independent .
Chấn thương mắt do tiếp xúc với nước rửa tay có cồn gặp thường xuyên hơn trong đại dịch COVID-19
Mọi người sử dụng nước rửa tay có cồn thường xuyên hơn khi đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Tuy nhiên, tiếp xúc với nước rửa tay có cồn còn có thể gây ra một vài chấn thương mắt.
Sự gia tăng sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn trong đại dịch Covid-19 có thể gây chấn thương mắt ở trẻ em. Chấn thương liên quan đến dung dịch vệ sinh này có thể xảy ra khi cồn chưa bay hơi và trẻ dụi mắt.
1. Kết quả nghiên cứu về chấn thương mắt do tiếp xúc với nước rửa tay có cồn
Thói quen sử dụng nước rảy tay ngày càng phổ biến hơn khi dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu. Nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vô cùng cao. Do đó, mọi người lựa chọn nước rửa tay rửa tay sạch là một trong những cách giúp bảo vệ bạn khỏi virus corona gây bệnh Covid-19.
Nhưng khi sử dụng dữ liệu tử cơ quan kiểm soát chất độc của Pháp và một bệnh viện trẻ em ở Paris cho biết, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng chấn thương mắt ở trẻ em dưới 18 tuổi tăng bất thường cao gấp tới 7 lần trong khoảng thời gian ngắn chỉ từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm 2020 so với số liệu thống kê của năm 2019.
Một bệnh viện trẻ em ở Paris cho biết, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng chấn thương mắt ở trẻ em dưới 18 tuổi tăng bất thường cao gấp tới 7 lần - Ảnh Internet
Tiến sĩ Sonal Tuli, Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO), người đã xem xét kết quả nghiên cứu cho biết rằng, trẻ gặp các chấn thương mắt do tiếp xúc với nước rửa tay có cồn gặp thường xuyên hơn trong đại dịch COVID-19.
2. Nước rửa tay có cồn ảnh hưởng như thế nào đến mắt?
Các nhà nghiên cứu cho biết, khi sử dụng nước rửa tay chủ yếu giữa cồn ethanol hoặc isopropyl (60% đến 95%), đây được biết là những chất độc hại đối với cấu trúc mỏng manh như mắt. Vì vậy, chấn thương này có liên quan đến dung dịch vệ sinh này có thể xảy ra khi mà cồn chưa bay hơi và trẻ dụi vào mắt.
Sử dụng nước rửa tay khô trong mùa dịch Covid-19 diễn ra vô cùng thuận tiện, vậy Đổ xô đi mua nước rửa tay khô nhưng liệu bạn đã chọn đúng và dùng đúng cách chưa?
Tuy nhiên, may mắn rằng đối với những trường hợp gặp chấn thương mắt do tiếp xúc với nước rửa tay có cồn đều ở mức độ tương đối nhẹ. Trẻ chỉ xuất hiện một số biểu hiện như:
Trẻ có thể gặp chấn thương mắt khi sử dụng nước rửa tay khô mà nước rửa tay chưa kịp bốc hơi khi trẻ dùng tay dụi vào mắt - Ảnh Internet
- Trẻ bị đau mắt.
- Trẻ xuất hiện cảm giác ngứa ran ở mắt.
- Cũng có thể trẻ bị viêm cấp tính.
- Xuất hiện tình trạng sưng ở mắt trẻ.
- Có nhiều trường hợp trẻ bị xung huyết kết mạc.
Ngoài ra, đối với một số trường hợp nặng, trẻ cũng bị chấn thương có liên quan tổn thương trực tiếp tới giác mạc nguy hiểm. Thậm chí, có một số trẻ em bị tổn thương giác mạc ở mức độ nghiêm trọng.
Ngoài ra, các nhà khoa học sau khi kết quả nghiên cứu cũng cho biết thêm. Trong năm 2019 không có bất cứ trường hợp nào có liên quan đến việc tiếp xúc với nước rửa tay ở nơi công cộng thì kết quả này trong năm 2020 lại xuất hiện các trường hợp chủ yếu xảy ra ở công cộng hoặc các trung tâm mua sắm.
Đối với một số trường hợp nặng, khi sử dụng nước rửa tay có cồn trẻ có thể bị chấn thương có liên quan tổn thương trực tiếp tới giác mạc nguy hiểm - Ảnh Internet
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của trẻ trong đại dịch Covid-19 diễn ra vô cùng phức tạp trên toàn cầu. Sử dụng nước rửa tay cho trẻ cần chú ý tới độ cồn để không gây hại và gây chấn thương mắt do tiếp xúc với nước rửa tay có cồn.
Ngoài ra, phụ huynh cần đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19 có thể lây lan cho trẻ và lây lan trong cộng đồng.
Những điều cần biết về kính áp tròng ban đêm để điều trị cận thị hiệu quả Sử dụng kính áp tròng ban đêm là một trong những phương pháp điều trị cận thị được ứng dụng rộng rãi. Kính có khả năng điều chỉnh độ cong của bề mặt giác mạc. Từ đó giảm mức độ cận, tăng cường thị lực vào ban ngày cho người cận thị. Có rất nhiều biện pháp giúp điều chỉnh tật khúc xạ...