Người đàn ông trợt hết da, tổn thương sinh dục, phải cách ly dài ngày sau khi uống thuốc trị gout
Sau uống thuốc gout 2 tuần, ông H bị sốt cao, có ban hoạt tử và bọng nước khắp cơ thể, được chẩn đoán mắc hội chứng Lyell, phải cách ly.
Tháng 5/2019, ông H (52 tuổi, Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương trong tình trạng sốt cao 39C, xuất hiện các ban đỏ và bọng nước rải rác toàn thân, kèm theo có trợt niêm mạc miệng và sinh dục.
Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có các ban hoại tử và bọng nước, trợt da chiếm tới gần 60% diện tích cơ thể, tổn thương kết mạc mắt, niêm mạc miệng, sinh dục.
Ông H cho biết, 2 tuần trước làm xét nghiệm có tăng acid uric máu và được chẩn đoán là gout, điều trị bằng thuốc allopurinol.
BS Đào Hữu Ghi, Trưởng khoa Bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết bệnh nhân được chẩn đoán dị ứng thuốc thể nặng (Hội chứng Lyell), nguyên nhân là do sử dụng thuốc allopurinol điều trị gout.
Ông H được điều trị cách ly, điều chỉnh thuốc từng giờ theo diễn biến của bệnh. Sau một tháng, bệnh nhân đã ổn định.
Bệnh nhân H bị trợt da, tổn thương khắp người sau khi uống thuốc trị gout. Ảnh: BVCC
Video đang HOT
Dị ứng thuốc là phản ứng không mong muốn của thuốc do đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể với loại thuốc đó. Dị ứng thuốc có nhiều loại, có thể chia làm 2 loại lớn. Loại thứ nhất là dị ứng thuốc nhanh, thường xảy ra sau vài giờ dùng thuốc như mày đay hay nguy hiểm hơn là phản vệ do thuốc. Loại thứ hai là dị ứng thuốc chậm có thể xảy ra sau vài ngày thậm chí vài tuần dùng thuốc, là một thể bệnh rất nguy hiểm của dị ứng thuốc.
Hội chứng Lyell là gì? Lyell hay còn gọi là bệnh hoại tử thượng bì nhiễm độc. Đây là một bệnh nằm trong nhóm dị ứng thuốc chậm, và cũng là bệnh gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong nhóm này, tính mạng người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng.
Bệnh được đặc trưng bởi sự hoại tử ở lớp biểu bì (lớp trên cùng của da) và sau đó trợt loét vùng da này. Hoại tử gây ra bởi hiệu ứng độc hại của các chất gây dị ứng có trong cơ thể, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Tiên lượng của bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc trước đó khoảng từ một đến 4 tuần, trung bình là 14 ngày.
Khởi đầu thường đột ngột nhưng có thể có những triệu chứng báo hiệu như sốt cao, mệt mỏi toàn thân, đau khớp, rát ở kết mạc, đau ở da trong một vài giờ cho đến một hoặc hai ngày sau thì xuất hiện các ban đỏ ngoài da.
Thương tổn thường là những đám đỏ, đôi khi trên các đám đỏ có những mụn nước liên kết lại thành đỏ da lan tỏa với các mảng trợt da rộng, chiếm trên 30% diện tích của cơ thể, có trường hợp nặng có thể trợt da toàn bộ cơ thể.
Ngoài tổn thương trên da, bệnh nhân còn có các tổn thương vùng kết mạc mắt có nguy cơ dẫn đến suy giảm thị lực; tổn thương niêm mạc môi, miệng gây đau khiến bệnh nhân không ăn uống được dẫn tới cơ thể suy kiệt và niêm mạc vùng sinh dục.
Đồng thời, khi tổn thương da trợt rộng sẽ rất nguy hiểm như nhiễm trùng bội nhiễm gây sốt cao, mất nước điện giải. Bệnh nhân nằm nhiều tăng nguy cơ viêm phổi bội nhiễm, tổn thương các cơ quan gan, thận do chất trung gian độc trong cơ thể.
Bệnh càng nặng khi mức độ trợt da càng rộng, bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh phối hợp, thể trạng suy kiệt, chăm sóc không tốt dẫn đến bội nhiễm…
Các nhóm thuốc hay gây hội chứng Lyell là nhóm thuốc điều trị gout (allopurinol), nhóm thuốc điều trị bệnh lý thần kinh (cacbamazebin-tegretol), các nhóm thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau chống viêm không steroid và các loại thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, dị ứng thuốc là do cơ địa của từng người mà gây ra phản ứng với thuốc chứ không phải là do bản thân các loại thuốc trên.
Bác sĩ khuyến cáo, khi bị bệnh cần đi khám và dùng thuốc theo đơn, không tự ý dùng thuốc. Không may bị dị ứng, việc đầu tiên là phải ngừng ngay và tới ngay bệnh viện để điều trị đặc biệt. Việc ngừng thuốc nghi ngờ quyết định tới 50% khả năng điều trị thành công, còn lại là phần chăm sóc chống bội nhiễm và dinh dưỡng nâng cao thể trạng.
Võ Thu
Theo giadinh.net
Căn bệnh khiến người mắc khổ sở vì bị kỳ thị
Bạch biến ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh dù không lây nhiễm.
PGS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay bạch biến là một trong các bệnh da thường gặp, chiếm 0,5-1% dân số thế giới. Căn bệnh khiến làn da mất sắc tố melanin không rõ nguyên nhân.
Vết bạch biến thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, cơ quan sinh dục ngoài, quanh các lỗ thiên nhiên, niêm mạc, mặt duỗi bàn tay bàn chân. Bệnh có thể khu trú chỉ với một hoặc vài tổn thương hay chiếm đến 80% diện tích cơ thể. Do có tình trạng mất sắc tố melanin, vùng da bạch biến rất dễ bị bỏng nắng, bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư da.
Trung bình mỗi ngày có khoảng 30 bệnh nhân bạch biến chiếu NB-UVB tại viện. Ảnh: HĐ.
Theo PGS Doanh, nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh nhân bạch biến đến khám từ 2015-2018 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cho thấy trung bình mỗi năm có khoảng 2.300-3.000 bệnh nhân đến khám, tăng dần theo các năm. Độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là 12-40, trong đó, nam cao hơn nữ. Năm 2018, số bệnh nhân bạch biến đến khám chiếm 1,06% tổng số bệnh nhân.
Bạch biến ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống bệnh nhân dù không lây nhiễm. Bệnh gây tâm lý tự ti bởi sự kỳ thị, soi mói của người xung quanh. Thậm chí, nhiều người bị trầm cảm, tìm tới cái chết.
Hiện tại, các phương pháp điều trị bệnh gồm dùng thuốc, laser, liệu pháp ánh sáng và phẫu thuật. Trung bình, mỗi ngày, khoảng 30 bệnh nhân bạch biến được chiếu NB-UVB tại viện.
Theo PGS Doanh, bệnh viện đang dự định triển khai ghép tế bào. Đây là phương pháp có thể chữa khỏi bạch biến đối với một số thể nhất định.
Các vấn đề về căn bệnh sẽ được chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực da liễu trên thế giới và Việt Nam trình bày tại hội nghị chuyên đề bạch biến và các bệnh da tăng sắc tố diễn ra vào ngày 24/6.
Theo PGS Doanh, các thông tin tại hội nghị sẽ giúp người mắc bạch biến và cộng đồng hiểu hơn về căn bệnh. "Hãy làm quen, học cách thích ứng với bạch biến và cải thiện chất lượng cuộc sống của chính mình, tự tin, yêu đời, tỏa sáng là những thông điệp chúng tôi muốn đem tới người bệnh", ông cho hay.
Theo Zing
Bị ung thư vì tự điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc đông y dạng viên Bệnh nhân tư điêu tri bênh vay nên, có các tổn thương sẩn dày sừng đặc trưng của ngộ độc arsen mạn tính, và tổn thương thành bụng nghi ngờ ung thư da. Thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 35 tuổi, tiền sử vảy nến 10 năm nay, đến khám với biểu hiện...