Người đàn ông suýt vỡ thận sau cú té ngã
Cú ngã đập hông lưng phải xuống nền đất khiến người đàn ông đau quằn quại và bất tỉnh. Quả thận nạn nhân vỡ mức độ 4.
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, vừa tiếp nhận bệnh nhân T.N.L., (27 tuổi, ngụ Gia Lai) nhập viện trong tình trạng chấn thương thận độ 4.
Trước đó, anh L trong lúc chở hàng không may ngã đập lưng xuống đất khiến anh đau quằn quại và bất tỉnh trong giây lát. Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện địa phương chụp CT -Scan cắt lớp sọ não và bụng. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến BV Đại học Y dược TP.HCM.
Bệnh nhân được bác sĩ cứu quả thận suýt vỡ do chấn thương té ngã. Ảnh: Nam Phương
Theo TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết niệu BV ĐHYD TPHCM, khi tiếp nhận, ê-kíp đánh giá đây là ca nặng với mức độ vỡ thận độ 4, có nhiều nước tiểu máu tươi. Do hoàn cảnh bệnh nhân khó khăn, ê-kíp nỗ lực bằng mọi cách phải bảo tồn thận.
Bác sĩ điều trị nội khoa bảo tồn, qua 48 giờ bệnh nhân vẫn xuất hiện tiểu máu đỏ từng đợt. Khi bác sĩ xác định vị trí thận bị tổn thương, ê-kíp tiến hành thuyên tắc mạch chọn lọc làm tắc nhánh mạch đang xuất huyết ở vết rách của thận. Khi hoàn thành thủ thuật, người bệnh hết tiểu máu, huyết động cải thiện, sức khỏe hồi phục và được xuất viện.
Video đang HOT
Bác sĩ Hoàng Đức cho biết thêm, chấn thương thận được chia làm 5 độ, với các chấn thương từ độ 1-3 có thể điều trị bảo tồn bằng phương pháp nội khoa. Đối với chấn thương độ 4, 70% người bệnh sẽ được điều trị nội khoa giữ lại thận. Chấn thương độ 5 được xem là cấp cứu ngoại khoa, phải phẫu thuật cắt thận để đảm bảo tính mạng người bệnh. Hiện nay, kỹ thuật thuyên tắc mạch máu chọn lọc là một cứu cánh cho người bệnh, giúp bảo tồn thận và hạn chế các trường hợp phải phẫu thuật.
Chấn thương thận chiếm khoảng 10 – 15% trong các trường hợp chấn thương bụng kín. Nguyên nhân gây ra chấn thương hàng đầu là do tai nạn giao thông, tiếp đến là tai nạn lao động hoặc va chạm thể thao.
Phan Nhơn
Theo vietnamnet
Bác sĩ ơi: Ho nhiều vào ban đêm cảnh báo bệnh gì?
Gần đây tôi thường ho nhiều vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, dù cả ngày không ho, sức khỏe bình thường, không có triệu chứng gì. Như vậy liệu tôi có bị bệnh gì không? (Ngô Thanh Nhàn, 54 tuổi, ngụ Vĩnh Long).
Uống nước gừng ấm giúp ngăn ngừa cơn ho - Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch
Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM:
Ho là một phản xạ có lợi nhằm bảo vệ cơ thể, giúp chúng ta tống thải các chất đàm, dịch tiết tụ xung quanh đường hô hấp ra ngoài. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài, ho nhiều vào ban đêm làm ảnh hưởng giấc ngủ và sức khỏe thì chúng ta phải hết sức thận trọng.
Những bệnh lý đường hô hấp thường có thể gây ra triệu chứng ho vào ban ngày và cả ban đêm. Tuy nhiên, có những trường hợp người cao tuổi ban ngày không ho, nhưng ban đêm lại ho rất nhiều.
Có những nguyên nhân sau:
- Tư thế nằm ngủ: Những người lớn tuổi thường có những bệnh lý ở cột sống nên được khuyên nằm ngủ với tư thế đầu thấp hoặc nằm không gối để tránh tổn thương lâu dài cho cột sống cổ; đồng thời tạo điều kiện cho việc bơm máu lên não dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tư thế nằm đầu thấp hoặc nằm không gối lại làm cho dịch trong đường hô hấp kích thích và dễ dàng gây ho khi ngủ, đặc biệt với những người lớn tuổi bị viêm xoang.
- Mắc bệnh hen phế quản: Người bệnh hen phế quản (hen suyễn) rất dễ bị ho vào ban đêm. Nguyên nhân là do ban đêm, khi thời tiết chuyển lạnh, người bệnh hen dễ lên cơn khó thở và sẽ kèm theo khò khè, sau đó là ho.
- Viêm phổi: Những người bị viêm phổi, khi nằm ngủ đầu thấp thì các chất dịch tiết sẽ kích thích vào phế quản, tạo ra phản xạ ho.
- Hội chứng trào ngược dạ dày: Mặc dù hội chứng trào ngược dạ dày không phải là bệnh đường hô hấp nhưng cũng gây ra chứng ho đêm. Khi nằm ngủ, với tư thế đầu thấp, dịch từ dạ dày, các a xít dịch vị có khuynh hướng trào ngược lên và là tác nhân kích thích, gây ho. Cơn ho này thường không kèm theo đàm.
- Hút thuốc lá lâu năm: Những người hút thuốc lá kéo dài thường bị ho cả ngày lẫn đêm, nhưng ban đêm cơn ho xuất hiện nhiều hơn.
Cách giảm những cơn ho đêm:
- Nếu không có bệnh lý của cột sống cổ thì hãy nằm ngủ ở tư thế cao đầu, chỉ hơi dốc một chút chứ đừng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng gập cổ.
- Giữ ấm cơ thể, ưu tiên uống nước ấm thay cho nước lạnh.
- Nếu mắc các bệnh lý đường hô hấp thì nên tắm nước ấm. Còn sức khỏe ổn định, bình thường thì nên tắm nước lạnh vì tắm nước lạnh sẽ giúp hệ tĩnh mạch có cơ hội tăng các hoạt động, đồng thời hoạt động của hệ miễn dịch cũng được tốt hơn.
- Có thể sử dụng một số thực phẩm giúp giảm ho như tần dày lá, kinh giới, tía tô... Đây là những loại thực phẩm có tinh dầu và có tính kháng sinh, giúp giảm các kích thích của vùng hầu họng. Người bệnh có thể dùng cành và lá của các loại thực phẩm này để nấu nước uống trong ngày. Ban đêm có thể uống thêm nước gừng ấm để ngăn ngừa cơn ho xảy ra.
Nếu cơn ho đêm kéo dài quá 4 - 5 ngày thì người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng. Tình trạng ho đêm kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm tổn thương niêm mạc hầu họng, lâu dần sẽ dẫn đến viêm mạn tính đường hầu họng.
Theo thanhnien
Các chuyên gia lên tiếng cảnh báo nguy hiểm khi trẻ chơi bạt nhún: Nhảy trên bạt nhún như lấy búa đập vào đầu Tuy bạt nhún là một trò chơi thú vị giúp trẻ tiêu hao năng lượng và đổ mồ hôi, nhưng nó lại chính là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số trẻ em bị thương do té ngã. Ngày nay, với sự nở rộ của các khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em ở khắp mọi nơi, các ông bố...