Người có bệnh về tuyến giáp nên lưu ý 5 điều trong việc ăn uống để bệnh không tiến triển nặng
Để cải thiện tình trạng bệnh của mình, bạn không nên mắc phải những sai lầm khi ăn uống sau đây.
Tuyến giáp là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể con người, sau khi mắc bệnh tuyến giáp thì cơ thể sẽ gặp phải nhiều triệu chứng bất thường như nổi cục ở vùng tuyến giáp, dễ khàn giọng, khó nuốt, thậm chí đau cục bộ… Ngoài việc kiểm soát bệnh theo chỉ định từ bác sĩ, bạn cũng nên chú ý nhiều hơn tới chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, cần lưu ý 5 điểm sau khi ăn uống để giúp tình trạng bệnh được cải thiện tích cực.
1. Ăn ít đồ cay
Khi phát hiện mình mắc bệnh tuyến giáp, điều quan trọng nhất là bạn phải giảm bớt lượng đồ cay trong chế độ ăn. Nhiều người không duy trì một chế độ ăn uống nhạt và thường tiêu thụ một lượng lớn thức ăn cay nên dễ gây kích thích và làm tăng sự phát triển của viêm tuyến giáp.
Nếu là viêm tuyến giáp, dưới tác động của đồ ăn cay, tình trạng viêm sẽ phát triển nhanh hơn và khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, trong quá trình cải thiện bệnh tuyến giáp, cần lựa chọn thực phẩm phù hợp để cung cấp dinh dưỡng, không nên ăn nhiều gia vị và bạn cũng nên chú ý dùng gia vị với liều lượng hợp lý.
2. Tránh xa các loại thực phẩm thuộc họ cải
Khi mắc các bệnh về tuyến giáp, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm thuộc họ cải trong chế độ ăn, chẳng hạn như bông cải xanh. Bởi sau khi ăn loại thực phẩm này thì nó rất dễ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và điều hòa hormone tuyến giáp của cơ thể.
Hormone tiết ra bất thường dễ dàng đẩy nhanh quá trình phát triển của bệnh. Trong quá trình tăng cường sức khỏe tuyến giáp và cải thiện bệnh, cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thực phẩm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
3. Kiểm soát lượng i-ốt nạp vào
Để giảm bớt bệnh tuyến giáp, bạn không nên bổ sung quá nhiều i-ốt trong chế độ ăn uống. Vì một số bệnh tuyến giáp có liên quan đến lượng thực phẩm giàu i-ốt mà bạn thu nạp vào. Nếu ăn quá nhiều hoặc quá ít i-ốt cũng đều dễ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Muốn kiểm soát bệnh, hãy chú ý không tiêu thụ thực phẩm giàu i-ốt thường xuyên.
4. Bổ sung vitamin đều đặn
Bạn nên bổ sung vitamin một cách hợp lý trong chế độ ăn uống để có thể duy trì các hoạt động sống bình thường và tăng cường sức đề kháng. Một số loại bệnh lý về tuyến giáp cũng liên quan đến việc thiếu hụt vitamin D, đặc biệt là bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto có thể làm lượng vitamin truyền vào cơ thể không đủ, từ đó dễ ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi khiến bệnh phát triển nhanh hơn. Nếu có thể bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống điều độ thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Video đang HOT
5. Nạp đủ protein cần thiết
Chất đạm (protein) là thứ bổ sung dinh dưỡng với tác dụng nâng cao sức đề kháng nên giúp bệnh tình được cải thiện hơn. Chính vì vậy, việc bổ sung protein kịp thời sẽ giúp ích cho chức năng điều hòa cơ thể và cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh tuyến giáp.
Thấy 3 dấu hiệu này ở cổ, đi khám ung thư tuyến giáp ngay!
Nhiệm vụ của tuyến giáp là sản xuất các hoóc môn giúp điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và trọng lượng.
Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sót của ung thư tuyến giáp rất cao - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Khi bị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu, có thể không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Trong nhiều trường hợp, ung thư tuyến giáp chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi chụp hình ảnh trong quá trình khám một bệnh khác.
Tuy vậy, nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sót của ung thư tuyến giáp rất cao, đến 84% trong 10 năm trở lên, theo Express .
Do đó, phát hiện sớm là rất quan trọng và nhận biết những dấu hiệu bất thường có thể cứu mạng người bệnh.
Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của ung thư tuyến giáp
Ban đầu, ung thư tuyến giáp có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi phát triển, nó có thể gây ra 3 dấu hiệu cảnh báo ở cổ.
Cổ có thể chứa nhiều manh mối chỉ ra ung thư tuyến giáp và Hiệp hội Ung thư Mỹ cảnh báo, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số 3 dấu hiệu này, hãy đi khám ngay.
Khối u ở cổ, đôi khi phát triển rất nhanh
Sưng ở cổ
Đau phía trước cổ, có khi kéo dài đến mang tai , theo Express .
Cổ có thể chứa nhiều manh mối chỉ ra ung thư tuyến giáp - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các dấu hiệu khác của ung thư tuyến giáp
Theo Express , các dấu hiệu cảnh báo khác của ung thư tuyến giáp, bao gồm:
Khàn giọng
Khi ung thư di căn dọc theo dây thần kinh điều khiển dây thanh quản có thể ảnh hưởng đến giọng nói.
Ho
Ung thư tuyến giáp đôi khi có thể gây ho dai dẳng. Nên đi khám nếu bị ho không do cảm lạnh hoặc ho kéo dài không dứt.
Khó nuốt
Nếu khối u tuyến giáp đủ lớn sẽ đè lên thực quản gây khó nuốt.
Khó thở
Tương tự như khó nuốt, khối u tuyến giáp đủ lớn, sẽ đẩy vào khí quản và cản trở việc thở.
Nổi hạch ở cổ
Nghiên cứu, được công bố trên Viện Y tế Quốc gia Mỹ, lưu ý các hạch bạch huyết ở 2 bên cổ và vùng tam giác cổ sau có thể liên quan đến ung thư tuyến giáp.
Mệt mỏi
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ ung thư tuyến giáp.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tuyến giáp, bao gồm:
Tiền sử gia đình
Nếu cha mẹ hoặc anh chị em có bướu ác tuyến giáp, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên.
Tuổi tác
Ung thư tuyến giáp phổ biến nhất ở những người từ 35 đến 39 tuổi và ở những người từ 70 tuổi trở lên.
Giới tính
Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp 2 - 3 lần nam giới.
Viêm tuyến giáp
Có nhiều nguy cơ hình thành khối u ở những người bị viêm tuyến giáp mạn tính. Tiếp xúc với bức xạ ở đầu hoặc cổ, theo Express .
7 thực phẩm khiến cơ thể có mùi khó chịu Thức ăn nhanh, cà phê, tỏi... là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hơi thở có mùi. 1. Măng tây: Lauren Harris-Pincus - chuyên gia về thực phẩm - cho biết: "Măng tây chứa các hợp chất lưu huỳnh, có thể tạo mùi hôi cho cơ thể. Tuy nhiên, tờ Eat This cũng bổ sung thêm rằng một số người may mắn...