Người chưa tiêm vaccine nguy cơ tái nhiễm gấp 5 lần đã tiêm
Nghiên cứu của CDC cho thấy những người từng mắc Covid-19 chưa tiêm vaccine có nguy cơ tái nhiễm cao gấp 5 lần so với người đã tiêm cả hai liều Pfizer hoặc Moderna.
Tiến sĩ Rochelle P. Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cho biết: “Chúng ta đã có thêm bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của vaccine, ngay cả khi đã bị nhiễm nCoV trước đó”.
Khi Mỹ ban hành quy định bắt buộc tiêm chủng, câu hỏi đặt ra là người từng nhiễm nCoV có nhất thiết phải tiêm vaccine hay không. Các nhà khoa học kêu gọi người từng mắc Covid-19 tiêm vaccine, lưu ý rằng độ bền của miễn dịch tự nhiên phụ thuộc nhiều vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe, cũng như mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh.
CDC đã kiểm tra dữ liệu của khoảng 7.000 người nhập viện trong năm nay tại 9 bang và xem xét số ca nhiễm nCoV. Họ nhận thấy tỷ lệ dương tính ở bệnh nhân từng mắc Covid-19 chưa tiêm chủng, cao hơn so với người đã tiêm chủng.
Nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo có một số lỗ hổng nhất định trong dữ liệu bệnh nhân mà họ khảo sát. Ví dụ nghiên cứu không xét đến những trường hợp dương tính chưa nhập viện với mức độ triệu chứng khác nhau và người đã tiêm chủng từng nhiễm nCoV trước đó.
Nhân viên y tế được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer tại một phòng khám ở thành phố Portland, Mỹ, tháng 9/2021. Ảnh: NY Times
Kết quả của CDC tương đồng với một nghiên cứu ở Israel, cho thấy người đã tiêm chủng được bảo vệ tốt hơn so với người từng nhiễm nCoV.
Video đang HOT
Nhìn chung, theo nhà khoa học, các nghiên cứu về vấn đề này cho kết luận trái ngược nhau. Song giới chuyên gia rút ra được một mô hình chung: tiêm hai liều vaccine mRNA tạo ra lượng kháng thể đáng tin cậy hơn nhiễm nCoV. Song các kháng thể từ mắc bệnh tự nhiên đa dạng hơn, có khả năng cao chống biến chủng.
Dù tác động ra sao, các chuyên gia cảnh báo việc phụ thuộc vào miễn dịch tự nhiên là rất nguy hiểm và không chắc chắn. Không phải ai cũng sống sót sau nhiễm nCoV, một số tử vong vì phản ứng miễn dịch quá mạnh mẽ (bão cytokine). Cách tốt nhất để ngăn chặn Covid-19, bao gồm cả các biến thể, là tiêm chủng và tuân thủ 5K như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách…
Biến thể A.30 là gì, kháng được những vắc xin nào?
Biến thể hiếm A.30 của virus SARS-CoV-2, vừa được phát hiện tại Angola và Thụy Điển, có thể kháng kháng thể do vắc xin ngừa Covid-19 của Pfizer và AstraZeneca tạo ra.
Biến thể A.30 là gì?
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí khoa học Nature Molecular and Cellular Immunology cho thấy có một biến thể Covid-19 hiếm gặp đã được phát hiện ở nhiều bệnh nhân tại Angola và Thụy Điển, được đặt tên là A.30, có thể né tránh các kháng thể do vắc xin tạo ra.
Lần đầu tiên được phát hiện ở Tanzania vào tháng 2-2021, biến thể A.30 có thể gây ra một mối đe dọa rõ rệt trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào vắc xin để bảo vệ chống lại SAR-CoV-2.
Ảnh minh họa. Nguồn: UFHealth.
A.30 là một biến thể nhánh từ dòng A của virus - dòng được cho là gốc rễ của đại dịch và là một trong số những dòng đầu tiên được xác định. Tuy nhiên, nó khác biệt rõ rệt so với các biến thể khác bởi nhiều đột biến trong protein gai - bộ phận rất quan trọng trong quá trình gắn và xâm nhập của virus vào trong tế bào người.
Đáng chú ý, một số đột biến này nằm ở hai vùng riêng biệt mà khi vắc xin được tiêm vào trong cơ thể sẽ tạo ra kháng thể trung hòa với virus. Điều này cho thấy vắc xin có thể không hoạt động hiệu quả trong việc chống lại A.30 so với các biến thể khác. Trong đó, một trong những đột biến quan trọng của A.30 là E484K với khả năng chống lại các kháng thể được tạo ra từ tiêm chủng hoặc miễn dịch tự nhiên.
Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân nhiễm A.30 vẫn còn ít nên các nhà khoa học vẫn chưa có nghiên cứu sâu về biến thể tiềm ẩn nguy hiểm này.
Biến thể A.30 nguy hiểm như thế nào?
Một nghiên cứu của Giáo sư Brian Hjelle tại Đại học New Mexico (Mỹ) cho biết biến thể này cần được theo dõi bởi "nó đi kèm một loạt đột biến và đang tiến gần đến khả năng vô hiệu hóa miễn dịch trong cơ thể người".
Để đánh giá mức độ nguy hiểm của A.30, các nhà nghiên cứu Đức đã sử dụng nhiều dòng tế bào người để nghiên cứu sự lây nhiễm của virus sang các tế bào vật chủ. So với biến thể Beta (B.1.351) và Eta (B.1.525), A.30 cho thấy khả năng xâm nhập cao hơn đáng kể vào hầu hết các tế bào vật chủ trong thận, gan và phổi, đồng thời kháng lại liệu pháp kháng thể đơn dòng Bamlanivimab hiện đang được sử dụng để chống lại Covid-19.
Biến thể A.30 cần được nghiên cứu nhiều hơn trong thời gian tới. Ảnh: Bioworld.
Khi được thử nghiệm chống lại các kháng thể do vắc xin Pfizer-BioNTech và Oxford-Astrazeneca tạo ra, A.30 có "sức đề kháng cao hơn", nghĩa là có thể né vắc xin tốt hơn, cũng như làm giảm hiệu quả của vắc xin.
Trong một tuyên bố với Newsweek, nhà nghiên cứu Markus Hoffmann tại Trung tâm nghiên cứu linh trưởng của Đức và là tác giả chính của nghiên cứu A.30 cho biết A.30 hiện không lan truyền trên cấp độ toàn cầu nhưng nó có thể bị bỏ qua ở những nơi năng lực xét nghiệm bị hạn chế. Điều này có thể khiến biến thể lan rộng hơn trong thời gian tới.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng biến thể này có thể dễ dàng xâm nhập hơn vào tế bào, đồng thời sở hữu bộ công cụ để trốn tránh các loại vắc xin một cách hiệu quả. Những kết quả như vậy cho thấy A.30 nên được theo dõi chặt chẽ trong những tháng tới và các quốc gia nên ưu tiên các biện pháp phòng ngừa có thể ngăn chặn sự bùng phát nếu biến thể A.30 này trở nên phổ biến.
Làm gì để chống lại biến thể A.30?
Nhìn chung, A.30 có "lợi thế" lây nhiễm hơn so với các biến thể SARS-CoV-2 khác nhưng lợi thế này sẽ thu hẹp lại khi mức kháng thể cao. Do đó, nếu các nước đạt được và duy trì mức kháng thể trung hòa cao từ việc tiêm chủng theo đợt hoặc thực hiện các mũi tiêm nhắc lại bổ sung, đây sẽ là một chiến lược phòng thủ tốt chống lại A.30 và các biến thể khác có khả năng né tránh kháng thể.
Nhà nghiên cứu Hoffmann nhấn mạnh: A.30 không hoàn toàn chống lại sự trung hòa của các kháng thể. Do đó, việc tiêm chủng sẽ cung cấp hàng rào bảo vệ nhất định, giúp hạn chế bệnh chuyển triệu chứng nặng. Vì vậy, tiêm phòng Covid "vẫn là lựa chọn tốt nhất" để chống lại đại dịch.
Ngoài ra, dù biến thể A.30 kháng thuốc đơn dòng Bamlanivimab, nhưng lại dễ bị tổn thương nếu kết hợp các loại thuốc Bamlanivimab và Etesevimab.
A.30 tới nay chưa được Tổ chức Y tế thế giới coi là biến thể cần quan tâm hay biến thể gây quan ngại vì nó ít phổ biến. Tuy nhiên, với khả năng né kháng thể như vậy, chúng ta cần phải đặc biệt theo dõi chặt chẽ và áp dụng các biện pháp đối phó nhanh chóng.
Gần 40.000 trẻ em TP HCM đã tiêm vaccine Covid-19 Tính đến trưa 28/10, sau hai ngày tổ chức tiêm chủng, TP HCM đã tiêm vaccine Pfizer cho 39.756 trẻ em 12-17 tuổi, tại 21 quận, huyện và TP Thủ Đức. Cụ thể, ngày 27/10, Củ Chi và quận 1 là hai địa phương đầu tiên cả nước tổ chức tiêm vaccine Pfizer phòng Covid-19 cho trẻ em. Củ Chi tổ chức 10...