Người biểu tình chặn tàu Mỹ chở vũ khí tới Israel
Biểu tình ở Tacoma (bang Washington, Mỹ) là cuộc biểu tình thứ hai nhằm phản đối tàu chở vũ khí tới Israel.
Trước đó, đã có một cuộc biểu tình tương tự ở California.
Cuộc biểu tình thứ hai
Một người biểu tình nhìn ra Cảng Tacoma – nơi tàu Cape Orlando cập cảng vào ngày 6/11. Ảnh: AP
Theo kênh Al Jazeera ngày 8/11, hàng trăm người biểu tình ủng hộ Palestine đã tập hợp tại Cảng Tacoma để chặn một tàu tiếp tế quân sự mà họ cho rằng sẽ chở vũ khí từ Mỹ đến Israel.
Người biểu tình lo ngại vũ khí trên tàu sẽ được Israel sử dụng trong chiến dịch chống Hamas ở Dải Gaza. Theo cơ quan y tế Gaza do Hamas kiểm soát, trên 10.000 người Palestine đã thiệt mạng từ ngày 7/10 sau khi xung đột bùng phát giữa Hamas và Israel.
Ông Wassim Hage, một trong những người biểu tình ở Tacoma, cho biết: “Chúng tôi muốn ngừng bắn ngay bây giờ. Chúng tôi muốn mọi người ngừng bị sát hại ngay bây giờ. Chúng tôi muốn có một cuộc kiểm tra thực sự và muốn có một hành động về chính sách đối ngoại của Mỹ cũng như nguồn tài trợ của Mỹ dành cho Israel”.
Ông Hage là điều phối viên tiếp cận cộng đồng của Trung tâm Tổ chức và Nguồn lực Arab (AROC), nhóm vận động tổ chức các cuộc biểu tình ở Tacoma. Ông cho biết một nguồn tin mật đã tiết lộ cho AROC rằng con tàu có tên Cape Orlando sẽ chở đầy vũ khí, thiết bị quân sự và gửi đến Israel.
Kênh Al Jazeera chưa xác định được liệu con tàu nói trên có chở vũ khí tới Israel hay không. Trong khi đó, ông Jeff Jurgensen, người phát ngôn của Lầu Năm Góc, nói rằng con tàu thực ra được sử dụng để hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa quân sự của Mỹ, nhưng ông từ chối cung cấp thêm thông tin. Ông viết trong một email gửi Al Jazeera: “Do lý do an ninh hoạt động, Bộ Quốc phòng Mỹ không cung cấp thêm thông tin chi tiết về việc vận chuyển, di chuyển hoặc thông tin liên quan đến hàng hóa được chở trên các tàu này”.
Trong khi đó, người biểu tình xếp hàng ngang qua con đường dẫn đến bến cảng. Họ giương cao biểu ngữ phản đối chở vũ khí tới Israel.
Video đang HOT
Đây là tuần thứ hai liên tiếp tàu Cape Orlando phải đối mặt với những nỗ lực cản trở chuyến đi.
Những người biểu tình tại Cảng Tacoma. Ảnh: Al Jazeera
Ngày 3/11, khi tàu Cape Orlando cập cảng Oakland (California), ba người biểu tình đã bám vào thang của con tàu, khiến tàu phải hoãn khởi hành trong nhiều giờ.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã xử lý ba người biểu tình vì họ đã xâm phạm con tàu và cho biết ba người này đang bị điều tra vì có khả năng vi phạm luật liên bang.
Một số người biểu tình đã vượt hàng rào xung quanh bến tàu mà Cape Orlando đang neo đậu, còn một số người phá hoại dây neo.
Theo ông Hage, các cuộc biểu tình phản đối kịch liệt nhằm ngăn tàu Cape Orlando đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Tổng thống Joe Biden – người sẽ tái tranh cử năm 2024. Ông Hage nói: “Chúng ta đang chứng kiến một số cuộc biểu tình phản chiến lớn nhất kể từ thời Tổng thống George W. Bush và điều này diễn ra trước một cuộc cạnh tranh bầu cử rất khốc liệt”.
Các hỗ trợ quân sự Mỹ dành cho Israel
Lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu cảnh sát Mỹ canh gác tàu Cape Orlando vào ngày 6/11 khi các cuộc biểu tình diễn ra trên bến tàu gần đó. Ảnh: AP
Gần đây, Tổng thống Biden đã kêu gọi Quốc hội Mỹ cung cấp viện trợ trị giá hơn 14 tỷ USD cho Israel, ngoài khoản 3,8 tỷ USD mà Mỹ đã cam kết cung cấp cho năm 2023.
Mỹ là nhà viện trợ quân sự lớn nhất cho Israel kể từ khi nước này thành lập vào năm 1948. Mỹ tài trợ khoảng 16% ngân sách quốc phòng của Israel.
Sau khi Hamas tấn công bất ngờ vào Israel ngày 7/10, ông Biden cũng tuyên bố ý định hỗ trợ quân sự bổ sung, trong đó có đạn dược và tên lửa đánh chặn dành cho hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Israel.
Tuy nhiên, theo ông Elias Yousif, nhà phân tích nghiên cứu của Chương trình Phòng thủ thông thường tại Trung tâm Stimson (Mỹ), khó xác minh loại vũ khí nào đang được chuyển từ Mỹ sang Israel vì Mỹ không công bố như đối với những vũ khí chuyển cho Ukraine.
Do vậy, nhà phân tích này tin rằng có khả năng rất cao là vũ khí Mỹ đang được sử dụng ở Gaza. Ông nói: “Xét đến cường độ của cuộc chiến, tôi có thể nói rằng gần như chắc chắn rằng vũ khí của Mỹ có liên quan đến cuộc chiến ở Gaza”.
Trong khi đó, bà Sarah Yager, Giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Theo dõi Nhân quyền (Mỹ), cho biết tổ chức này đang kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ giám sát quá trình hỗ trợ quân sự cho Israel. Bà Yager nói: “Hiện tại, công việc chính của Quốc hội Mỹ là giám sát việc bán vũ khí. Vì vậy, nếu họ không đặt câu hỏi về việc những vũ khí này sẽ đi đâu và chúng được sử dụng như thế nào, thì họ đang không hoàn thành tốt công việc của mình”.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã kêu gọi các quốc gia như Mỹ ngừng chuyển giao vũ khí cho Israel và các nhóm vũ trang Palestine, vì có nguy cơ thực sự là số vũ khí này sẽ được sử dụng để thực hiện các hành vi lạm dụng nghiêm trọng.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền chỉ trích Hamas tấn công dân thường Israel trong vụ ngày 7/10, đồng thời cáo buộc Israel trừng phạt tập thể người dân Palestine khi thả bom xuống các khu vực đông dân cư và cắt đứt các nguồn cung cấp thiết yếu như thực phẩm và nước uống.
Tổ chức này cũng từng nghi Israel sử dụng phốt pho trắng bị cấm nhưng Israel đã phủ nhận sử dụng hóa chất này nhằm vào dân thường.
Bà Yager cũng tuyên bố rằng Mỹ có trách nhiệm đảm bảo tiền và vũ khí của mình không được sử dụng để làm hại dân thường. Bà nói: “Tôi nghĩ bước đầu tiên là Quốc hội và chính quyền Tổng thống Biden đánh giá lại nơi vũ khí sẽ được chuyển đi và liệu chúng có đang được sử dụng để vi phạm luật pháp quốc tế hay không”.
Trong khi đó, bất chấp những nỗ lực biểu tình, ông Hage cho biết phía quân đội Mỹ đã cho chất hàng hóa lên tàu Cape Orlando vào đêm 6/11. Ông Hage nói dù không ngăn được tàu rời đi nhưng biểu tình đã thành công ở chỗ khiến tàu chậm khởi hành gần như cả ngày.
Cảnh sát Pháp được triển khai để ngăn chặn những người biểu tình quá khích tại Paris, Pháp, ngày 12/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra trên thế giới nhằm phản đối tình hình bạo lực giữa Hamas và Israel. Ngày 18/10, khoảng 10.000 người đã tiến hành biểu tình ở thủ đô Athens của Hy Lạp theo lời kêu gọi của các liên đoàn lao động, nhằm thể hiện sự đoàn kết với người dân Palestine.
Hàng trăm nhà hoạt động vì hòa bình người Do Thái cũng đã biểu tình tại thủ đô Washington, D.C., (Mỹ), kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden yêu cầu các bên ngừng bắn tại Dải Gaza. Những người biểu tình quá khích đã phong tỏa và đốt phá trên Đại lộ Độc lập bên ngoài Đồi Capitol. Lực lượng an ninh phải bắt giữ 500 người biểu tình không tuân thủ yêu cầu giải tán.
Trong khi đó, tại Iraq, khoảng 300 người cũng đã tụ tập tại Vùng Xanh (Green Zone), nơi có nhiều trụ sở của Đại sứ quán Mỹ và các cơ quan đại diện nước ngoài khác để phản đối tình hình bạo lực hiện nay tại Gaza.
Tại thủ đô Amman của Jordan, cảnh sát chống bạo động đã đẩy lui hàng nghìn người biểu tình dự định tuần hành quanh trụ sở Đại sứ quán Israel ở nước này. Một số cảnh sát đã bị thương trong cuộc đụng độ với người biểu tình đốt phá gần Đại sứ quán Israel, nhằm phản đối quốc gia Do Thái này hiện diện ngoại giao tại Arab.
Thủ tướng Israel khẳng định không đưa ra quyết định theo áp lực từ bên ngoài
Ngày 29/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định Israel sẽ không đưa ra quyết định theo áp lực từ bên ngoài.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại cuộc họp nội các ở Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ hy vọng ông Netanyahu sẽ từ bỏ kế hoạch cải cách tư pháp. Trong tuyên bố, Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh : "Israel là một quốc gia có chủ quyền, đưa ra quyết định không phụ thuộc vào áp lực từ nước ngoài". Ông Netanyahu cho biết chính quyền của ông đang cố gắng thực hiện các cải cách "thông qua sự đồng thuận rộng rãi". Bên cạnh đó, Thủ tướng Netanyahu cũng khẳng định tính bền vững của quan hệ đồng minh Israel - Mỹ, cho rằng mối quan hệ này luôn vượt qua những bất đồng nảy sinh giữa hai bên.
Trong diễn biến khác, theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, biểu tình tại Israel vẫn tiếp diễn bất chấp kế hoạch cải cách tư pháp đã tạm dừng. Báo Times of Israel đưa tin trong ngày 28/3 vẫn có khoảng 3.000 người biểu tình phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ. Người biểu tình họ lo ngại việc ông Netanyahu tạm dừng thúc đẩy các đạo luật cải cách chỉ để xoa dịu làn sóng biểu tình trước khi có hành động mạnh hơn trong kỳ họp mùa Hè của Quốc hội Israel (Knesset).
Các cuộc biểu tình chủ yếu tập trung tại thành phố Tel Aviv, trong khi có một số cuộc biểu tình nhỏ khác cũng được tổ chức ở nhiều nơi trên cả Israel.
Trước đó, đêm 27/3, Thủ tướng Netanyahu đã chính thức tuyên bố hoãn thúc đẩy kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi hơn 10 tuần qua. Theo ông Netanyahu, việc hoãn kế hoạch cải cách tư pháp là cần thiết để tiếp tục đối thoại rộng rãi trong nhân dân và tránh nguy cơ xảy ra xung đột tại quốc gia này.
Tổng thống Pháp kiên quyết theo đuổi kế hoạch cải cách lương hưu Ngày 22/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ thúc đẩy cải cách lương hưu bất chấp các ý kiến phản đối dẫn tới các cuộc biểu tình và đình công liên tiếp trong thời gian gần đây. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Paris ngày 16/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Chia sẻ với các hãng truyền thông TF1 và France 2,...