Người bệnh suy thận sau 7 ngày bỏ thuốc tiểu đường
Bà N.T.M.T, 61 tuổi, ở TP.HCM nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn ói liên tục, suy giảm chức năng thận, hạ natri máu, viêm ruột.
Cách đây một năm, bà T. phát hiện bệnh đái tháo đường và điều trị đều đặn tại bệnh viện gần nhà. Gần đây, bà tự ngưng thuốc bác sĩ kê toa, tìm đến các bài thuốc dân gian qua lời người quen giới thiệu.
Sau một tuần bỏ thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, người bệnh mệt lả, bụng đau râm ran nên đến phòng phám gần nhà điều trị nhưng các triệu chứng không giảm. Người bệnh được đưa đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Ngày 17.8.2022, bác sĩ CKII Lê Hồng Hải, khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết kết quả xét nghiệm máu, định lượng ceton, urê, siêu âm ổ bụng ghi nhận chỉ số HbA1C (phản ánh tình trạng glucose) rất cao đến 13,7% (bình thường 4-6%).
Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ Hải nhận định người bệnh không kiểm soát tốt đường huyết trong vòng 3 tháng nay và việc bỏ thuốc trong 7 ngày qua dẫn đến nhiều hệ lụy. Cụ thể, bà T. suy giảm chức năng thận, giảm natri máu và viêm ruột do không kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, người bệnh còn nhiễm toan ceton – một biến chứng cấp tính nghiêm trọng của đái tháo đường.
Trường hợp của bà T. do bị tiểu đường tuýp 2 nên được dùng thuốc chống nôn, truyền insulin, bù dịch,… Sau điều trị, tình trạng thận suy cải thiện, natri máu bình thường trở lại, không còn viêm ruột. Người bệnh tiếp tục được bác sĩ khoa Cấp cứu phối hợp với bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường lên phác đồ điều trị lâu dài. Khi đường huyết đã cải thiện, bà T. được tiếp tục tiêm insulin dưới da, sau đó dùng thuốc uống, theo dõi sức khỏe tổng thể. Sau 7 ngày điều trị, người bệnh được xuất viện.
Video đang HOT
Bác sĩ thăm khám cho người bệnh trong quá trình điều trị. Ảnh BVCC
Bác sĩ Hải cảnh báo, một trong những biến chứng nặng nề của đái tháo đường là nhiễm toan ceton, xảy ra khi cơ thể không đủ insulin để chuyển hóa glucose theo con đường yếm khí tạo ra ceton gây ceton máu. Tình trạng này thường gặp ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1 do tuyến tụy không tạo ra bất kỳ insulin nào. Nếu tình trạng kéo dài sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, nhiễm toan ceton xảy ra khi không điều trị, điều trị không đúng theo chỉ định của bác sĩ, không điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp trong thời gian dài.
Các bác sĩ khuyến cáo để bệnh tiểu đường ổn định lâu dài, bà T. cần tái khám đúng lịch hẹn, uống thuốc đều đặn và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ, người bệnh giảm tiêu thụ các thực phẩm chứa tinh bột (cơm, xôi, bánh mì đặc ruột…), tăng cường tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.
Bú sữa pha với nước sông lắng phèn, bé 3 tháng tuổi xuất huyết tiêu hóa nặng
Bé gái 3 tháng tuổi bị xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột, nhiễm trùng huyết, nhiễm giun...
do phụ huynh có thói quen dùng nước sông lắng phèn, không đun sôi, để pha sữa cho trẻ bú.
Bệnh nhi 3 tháng tuổi bị xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột, nhiễm trùng huyết, nhiễm giun... nghi do bú sữa pha bằng nước sông lắng phèn, không đun sôi - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 16-8, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) cho biết đang điều trị bé gái D.T.N.T. (3 tháng tuổi, ngụ tỉnh Kiên Giang) bị xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột, nhiễm trùng huyết, nhiễm giun... nghi do bú sữa pha bằng nước sông lắng phèn, không đun sôi.
Trước đó, bé được bố mẹ đưa đi khám bác sĩ tư và được chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng. Bé điều trị 8 ngày, hết sốt nhưng vẫn còn đi cầu phân đen, lỏng 3-4 lần/ngày.
Phụ huynh thấy da và môi của trẻ tái nhợt nên đưa đến khám tại bệnh viện huyện, được sơ cứu rồi chuyển lên bệnh viện tỉnh. Tại đây trẻ được chẩn đoán viêm ruột nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa và phải điều trị thêm 7 ngày với kháng sinh, truyền hồng cầu lắng.
Tuy nhiên bé vẫn còn tiêu phân đen, ói vài lần ra dịch xanh nên chuyển trẻ lên Bệnh viện Nhi đồng thành phố trong tình trạng sốc mạch nhanh 168 lần/phút, nhẹ, chi mát, huyết áp khó đo, tim đều, phổi trong, bụng mềm chướng, da xanh tái, niêm nhợt nhạt, chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu chỉ còn 14% (bình thường ở tuổi này là 28-32%).
Tiến hành hội chẩn toàn viện, chẩn đoán bé xuất huyết tiêu hóa dưới kéo dài, chưa loại trừ do viêm túi thừa meckel (là bệnh bẩm sinh xảy ra khi có túi nhỏ phình ra ngoài thành ruột non). Qua nội soi, thám sát ổ bụng kết luận bé bị viêm phù nề niêm mạc dạ dày - tá tràng (đoạn cuối hồi tràng), nhiễm giun.
Trẻ được chuyển khoa hồi sức ngoại tiếp tục điều trị hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, truyền máu, chế phẩm máu, kháng sinh, xổ giun... Kết quả sau hơn một tuần điều trị, trẻ tỉnh táo, hồng hào, hết xuất huyết tiêu hóa, cai máy thở, bú khá.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng cùng ngày, bác sĩ Tiến cho biết thêm, qua khai thác về cách nuôi dưỡng trẻ, được biết phụ huynh có thói quen lấy nước sông lắng phèn, không đun sôi, để pha sữa cho trẻ bú. Các bác sĩ nghi ngờ trứng giun xâm nhập từ đây.
"Phụ huynh lưu ý chăm sóc con em mình kỹ lưỡng, ăn chín, uống sôi, rửa tay khi chế biến thức ăn, vệ sinh... để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng", bác sĩ Tiến khuyến cáo.
Người trẻ mờ mắt, suy thận vì căn bệnh âm thầm tàn phá sức khoẻ Đái tháo đường được xem là kẻ tàn phá sức khoẻ âm thầm nhưng ghê gớm khi nó làm đường huyết người bệnh tăng cao, huỷ hoại mọi bộ phận từ mắt, tim, thận, mạch máu... Gần đây, thấy mắt mình mờ hơn, chị Hoàng Thị Huệ (42 tuổi, TP.HCM) nghĩ mình đã có tuổi, hoặc có thể bị viễn thị. Tình trạng...