Ngon ngậy hấp dẫn với bánh mì chiên phô mai
Bánh mì là thực phẩm thông dụng, tuy nhiên chỉ ăn mãi một cách thì cũng thấy chán và đôi khi lại chẳng còn ngon. Do đó, nếu mua bánh mì rồi mà không biết ăn theo cách nào thì hãy thử áp dụng cách mới sau.
Bảo đảm sau khi ăn xong bạn sẽ muốn ăn thêm ngay. Món bánh này mới nhìn thì sẽ thấy giống bánh bao chiên nhưng nó có phần đặc biệt và hấp dẫn hơn. Với vẻ ngoài nâu bóng thu hút chắc chắn món bánh mì chiên phô mai này sẽ không khiến bạn phải thất vọng. Hãy cùng góc ẩm thực nhà hàng Buffet Hương Sen bắt tay vào thực hiện thực đơn bánh mì phô mai chiên ngay nào.
1. Nguyên liệu làm món bánh mì chiên phô mai cho 4-5 người ăn:
500g bột mì
Phô mai mozzarella
1 muỗng cà phê muối
1 thìa cà phê men khô
3 muỗng cà phê đường
120ml sữa ấm (nhiệt độ khoảng 40 độ C)
1 quả trứng gà
2 muỗng canh bơ thực vật
Dầu thực vật để chiên bánh.
2. Cách làm món bánh mì phô mai chiên cho 4-5 người ăn:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu:
Video đang HOT
Rây bột mì thật mịn
Đập trứng gà vào 1 cái bát
Bơ làm mềm ở nhiệt độ phòng và dặm nhuyễn
Cắt phô mai thành 6-8 miếng nhỏ
Bước 2: Các bạn cho sữa tươi ấm, đường, muối, men khô vào 1 bát rồi dùng phới đánh trứng khuấy đều, chúng ta để nguyên hỗn hợp đó trong vòng 10 phút cho men nở kích hoạt. Khi thấy hỗn hợp có bong bóng nổi lên bề mặt giống gạch cua là men nở đã kích hoạt đạt yêu cầu. Sau đó bạn đổ hỗn hợp vào bột mì đã rây mịn vào trộn đều lên rồi cho trứng và bơ vào trộn cùng cho đến khi hỗn hợp hòa quyện và không quá nhão.
Bước 3: Đem bột ra mặt phẳng sạch, rức lên một lớp bột áo để chống dính. Sau đó bạn dùng tay nhào bột không quá 1 phút vì nhào quá lâu thì bánh mì sẽ bị đặc bột không được ngon. Bạn nhào bột thành hình quả bóng rồi cho vào trong 1 cái bát, lấy màng bọc thực phẩm bọc miệng bát lại rồi để bát bột vào 1 nơi ấm áp (ví dụ như lò nướng) khoảng 40 phút hoặc đến khi bột nở to gấp đôi lúc ban đầu là được.
Bước 4: Sau khi bột nở bạn lấy ra cắt thành từng miếng dài và dày khoảng 1,5cm. Bạn đặt miếng phô mai vào giữa miếng bột vừa cắt rồi vo bột lại sao cho bột lấp kín miếng phô mai. Sau đó bạn để những miếng bột có phô mai bên trong vào 1 cái khay rồi đậy kín lại và đem đi ủ trong vòng 30 phút.
Bước 5: Làm nóng chảo dầu, đổ dầu vào đến tầm nửa chảo sao cho khi thả miếng bột vào thì sẽ luôn ngập trong dầu. Để dầu sôi khoảng tầm 190 độ C thì bạn thả những miếng bột vào chiên cho đến khi bánh có màu vàng sậm là được. Nhớ dùng đũa giở bánh cho bánh chín vàng đều nha. Khi bánh chín bạn vớt bánh ra rồi để trên một lớp giấy thấm dầu nha.
Bước 6: Chờ bánh thấm bớt dầu, xếp ra đĩa và cùng thưởng thức thôi nào.
Bánh mì với phần nhân phô mai thơm ngậy được chiên nóng sốt đảm bảo không ai có thể cưỡng lại được độ ngon của em nó. Chắc chắn đây sẽ là một món ăn mà tín đồ ăn vặt nào cũng sẽ mê. Hãy dành tặng người thân và bạn bè của bạn món bánh mì phô mai chiên với công thức mà góc ẩm thực nhà hàng buffet Hương Senchia sẻ nhé. Chúc các bạn thành công!
Theo Nhahanghuongsen
11 món quen nhưng bị cấm ở nhiều quốc gia
Nhiều thực phẩm quen thuộc hàng ngày nhưng bị nhiễm một số chất có hại cho sức khỏe đã bị cấm ở nhiều quốc gia.
Gà
Không phải tất cả các loại gà mà chỉ loại thịt gà được xử lý bằng clo là bị cấm ở châu Âu. Lệnh này được áp dụng từ năm 1997 vì nghi ngại hàm lượng clo dư thừa có thể gây hại cho sức khỏe. Quy định này cũng được áp dụng ở Nga từ năm 2010. Tuy nhiên, rửa gà bằng clo lại là phương pháp khá phổ biến vì giúp loại trừ khả năng nhiễm khuẩn salmonella và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác.
Ngũ cốc dạng thanh
Ngũ cốc, bột yến mạch và các loại thực phẩm tương tự được coi là đồ ăn lành mạnh vì chứa các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chúng được yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngũ cốc dạng thanh không được chào đón ở Đan Mạch. Quốc gia Bắc Âu đưa ra lệnh cấm vì chúng chứa quá nhiều chất độc hại trong quá trình chế biến và từ các chất đi kèm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em, suy giảm chức năng gan thận nếu dùng thường xuyên.
Nước tương
Với ẩm thực châu Á, nước tương là một thành phần quan trọng, không thể thiếu trong các bữa ăn. Nhưng loại nước chấm làm từ đậu nành này cũng bị cấm ở một số nước châu Âu, Nga, các quốc gia vùng vịnh... Lý do là 82% đậu nành bị biến đổi gene. Tác động của thực phẩm biến đổi gene GMO với sức khỏe đã được chứng minh khoa học. Ngoài ra, nước tương cũng có thể chứa ethyl carbamate - một chất gây ung thư nguy hiểm.
Nhiều loại thịt
Trong quá trình chế biến, thịt gia súc, lợn và gà tây chứa ractopamine - một chất giúp động vật tăng trọng nhanh chóng. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề tim mạch. Thịt được chế biến bằng ractopamine bị cấm ở 160 quốc gia, bao gồm các nước châu Âu, Trung Quốc và Nga.
Bim bim khoai tây
Các loại bim bim khoai tây chiên đều chứa olony - một chất thay thế chất béo tổng hợp, bị cấm ở Canada và châu Âu. Chúng cản trở cơ thể hấp thụ các chất và vitamin hữu ích và có thể dẫn đến các vấn đề dạ dày.
Táo
Trong một cuộc kiểm tra do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tiến hành, người ta đã phát hiện ra rằng 80% táo có chứa diphenylamine (DPA), giúp trái cây tươi lâu hơn để chúng có thể được xuất khẩu khắp thế giới. Ở châu Âu, DPA được coi là một chất có hại có thể gây ung thư. Đó là lý do tại sao táo chứa DPA đã bị cấm ở đây kể từ năm 2012.
Thạch
Theo ủy ban châu Âu, thạch gelatin trong cốc nhỏ rất nguy hiểm đối với trẻ em vì nguy cơ gây ra ngạt đường thở. Loại đồ ăn này cũng có thể chứa konjac - một loại chất sẽ nở ra khi gặp ẩm, càng làm tăng nguy cơ trẻ mắc nghẹn cổ họng. Thậm chí, ngay cả khi dùng các biện pháp sơ cứu cũng khó để đẩy viên thạch ra ngoài. Do đó, chúng bị cấm ở châu Âu, Australia và một số nước khác.
Bánh mì
Bánh mì có chứa azodicarbonamide (ADA, E927) bị cấm ở châu Âu và Australia. ADA được sử dụng để làm cho bột trắng và giúp giữ cho sản phẩm tươi lâu hơn. Chúng còn có thể gây dị ứng và hen suyễn.
Khoai tây nghiền ăn liền
Để sản xuất khoai tây nghiền, người ta thường sử dụng butylhydroxyanisole (iT, 320). Viện y tế quốc gia Mỹ đã tiến hành một số nghiên cứu và kết luận rằng chất bảo quản này có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Cũng có thể tìm thấy chúng trong các sản phẩm khác như: thực phẩm đông lạnh, súp và sốt mayonnaise. Chất này bị cấm ở Nhật Bản và một số nước châu Âu.
Bơ thực vật
Tiêu thụ chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến các vấn đề trao đổi chất, huyết áp cao và các bệnh tim mạch. Tỷ lệ chất béo chuyển hóa cao nhất được tìm thấy trong bơ thực vật: chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng sản phẩm. Thực phẩm chất béo chuyển hóa bị cấm ở Canada, Đan Mạch và Thụy Sĩ. Ngoài ra, ở nhiều quốc gia, có luật hạn chế số lượng được phép trong thực phẩm.
Gan ngỗng
Gan ngỗng là một món ngon nổi tiếng trên toàn thế giới. Nhưng ở một số nước châu Âu, Israel, Áo, Argentina và một số quốc gia châu Mỹ, việc sản xuất món ăn này bị cấm, không phải vì có nguy cơ gì với sức khỏe mà là để ngăn ngừa ngược đãi động vật. Ngỗng bị nhốt trong những chiếc lồng nhỏ và bị nhồi ăn tới khi gan to gấp 7-10 lần bình thường. Hành động này khiến các hiệp hội bảo vệ động vật phẫn nộ.
Theo Ngôi sao
Khám phá bữa sáng của các nước trên thế giới Người Trung Quốc ăn sáng giản đơn bằng quẩy nóng và uống sữa đậu nành, còn dân Thổ Nhĩ lạ kỳi bày vẽ rất nhiều món trông như một bữa tiệc nhỏ. Trung Quốc Bữa sáng truyền thống của người Trung Quốc ở mỗi vùng miền lại có những đặc điểm riêng, nhưng đều là sự phối hợp của món quẩy nóng ('you...