Nấm tràm – món ngon bổ dưỡng
Khi những cơn mưa đầu mùa thu mang đến cho xứ Huế sự mát mẻ dễ chịu thì cũng là lúc trên những cánh rừng tràm bạt ngàn nơi đây mọc lên rất nhiều những tai nấm tràm tròn trĩnh và béo múp trông rất bắt mắt.
Món ngon, vị thuốc
Theo từ điển Bách khoa mở Wikipedia, nấm tràm có tên khoa học là Tylopileus. Nấm tràm là một loại nấm lớn phân bổ ở vùng Đông Bắc châu Âu, vùng Bắc Mỹ…Ở Việt Nam, nấm tràm có nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung như Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế.Ngoài ra nấm tràm cũng có nhiều ở đảo Phú Quốc. Nấm tràm mọc trên các sườn đồi hay ven những con suối trên lớp lá mục dưới tán tràm. Nhìn chung về hình thức bên ngoài, nấm tràm có màu nâu tím.Bên trong tai nấm có màu trắng mịn. Hình dáng đẹp và vị ngọt đắng rất đặc trưng.
Theo Đông y, nấm tràm rất tốt vì chữa được nhiều loại bệnh như mệt mỏi, cảm cúm, nhức đầu.Có tác dụng làm bổ nội tạng nhờ chất dầu tràm ở trong nấm.Vị đắng của nấm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải rượu rất tốt.Các món ăn từ nấm tràm có vị rất đặc trưng, đó là vị đắng ngọt mà khi đã thưởng thức sẽ là một trải nghiệm khó quên. Càng ăn càng nghiền.
Vào đầu mùa thu trời mưa nhiều nên nấm tràm được bày bán hầu khắp các chợ xứ Huế với giá dao động từ 30 – 35 ngàn đồng/1 kg. Cách chế biến các món này đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Nấm sau khi thu hái hay mua ở chợ sẽ được gọt sạch để loại bỏ tạp chất, lá mục bám ngoài tai nấm và cắt bỏ chân nấm. Sau đó rửa sạch bằng nước muối và được chần qua nước sôi để làm giảm bớt vị đắng của nấm trước khi chế biến các món ăn. Người Huế có nhiều món ngon và bổ dưỡng được chế biến từ nấm tràm như nấm tràm xào thịt nạc, nấm tràm nấu canh rau lang hay nấu với rau tập tàng…
Nấm tràm xào thịt nạc
Video đang HOT
Thịt được chọn xào cùng nấm tràm là thịt nạc thăn lấy ở phần thịt vai của lợn. Đây là loại thịt ngon ngọt và cảm giác mềm giòn khi ăn nên rất thích hợp để xào cùng nấm tràm.Thịt sau khi được thái lát mỏng sẽ được ướp cùng gia vị là hạt tiêu giã nát cùng vài củ hành tím và chút nước mắm nhĩ nguyên chất khoảng 10 phút để thịt thấm gia vị.Sau đó bắc chảo lên bếp đổ vài muỗng dầu phộng phi với củ nén hay tỏi cho thơm thì đổ thịt vào xào chín.Tiếp theo sẽ cho nấm tràm đã sơ chế vào xào nhanh. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.Lúc này cả gian bếp sẽ dậy lên một mùi thơm quyến rũ. Nấm tràm xào thịt nạc ngon nhất là khi thưởng thức nóng với cơm. Mùi thơm và vị ngọt đắng của nấm tràm hòa quyện cùng vị ngọt đậm đà của thịt nạc thăn sẽ làm người dùng cảm thấy thú vị.
Canh nấm tràm nấu với rau khoai lang
Rau khoai lang dùng để nấu với nấm tràm thường được chọn phần đọt. Đọt rau lang là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất lại có nhiều chất nhựa mà theo kinh nghiệm của người nội trợ thì chất nhựa của ngọn rau sẽ làm vị đắng của nấm tràm dịu đi nên món canh sẽ ngọt ngon hơn.Nấu cùng canh rau lang và nấm tràm sẽ có thêm một ít tôm tươi. Nếu là tôm đất hay tôm rằn của vùng phá Tam Giang thì món canh lại càng hấp dẫn và “đúng điệu”.Cách chế biến món canh này cũng rất đơn giản. Tôm sau khi lột bỏ vỏ sẽ được ướp gia vị và xào cùng nấm tràm cho thấm.Khi hỗn hợp đã chín thì chêm thêm một lượng nước vừa đủ và đun sôi.Bỏ rau lang vào đảo nhanh để rau chín mà vẫn giữ được màu xanh non. Nêm nếm gia vị là chút ruốc Huế cho đậm đà vừa miệng rồi tắt bếp.Món canh này rất thích hợp cho việc giải độc và giải rượu.
Đây là món cháo không những ngon mà còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa một số bệnh như nhức đầu,cảm cúm… nên rất được cư dân Huế ưa chuộng.Cháo nấm tràm được nấu kết hợp cùng tôm tươi để tăng dinh dưỡng và sự thơm ngon hấp dẫn.
Tôm được lột bỏ vỏ ướp gia vị gồm nước mắm, hạt tiêu và hành tím rồi xào chín cùng nấm tràm. Gạo dùng để nấu cháo là gạo tám thơm dẻo để cháo nấm tràm có “độ rền” thì mới ngon. Khi cháo chín và hạt gạo đã nở mềm thì cho hỗn hợp tôm nấm đã xào thấm vào. Đun thêm vài phút là thành phẩm đạt yêu cầu.Thưởng thức cháo nấm tràm chắc chắn bạn sẽ vô cùng thích thú bởi sự đặc trưng của nó. Đưa miếng cháo nấm tràm vào miệng cảm giác đầu tiên là vị đắng dịu nhưng chỉ vài giây sau khi bạn nuốt thì một cảm giác ngọt lành dễ chịu ùa đến… Rồi mùi thơmcủa gạo, của gia vị, vị ngọt đậm đà của tôm hòa quyện trong sự dẻo mềm của cháo làm bạn cảm thấy lạ và sảng khoái vô cùng. Ăn một lần rồi nghiền nên mong chờ mùa nấm tràm năm sau với một cảm giác “đợi chờ” sẽ lại được thưởng thức những món ngon được chế biến từ nấm tràm mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho con người trên mảnh đất xứ Thần Kinh.
Nguồn: langvietonline.vn
Ở Huế có một loại đồ chấm với thịt luộc cực ngon, bảo đảm ai ăn một lần cũng mê mẩn
Thứ đặc sản này vốn là một hương vị thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình của người dân xứ Huế, nghe qua thì rất đơn điệu nhưng hóa ra lại là một loại đồ chấm ngon khó cưỡng.
Nhắc đến các món ăn bình dị nhưng vô cùng nổi tiếng ở xứ Huế mộng mơ thì người ta sẽ không thể quên được hương vị của món tôm chua. Tôm chua ở Huế đặc trưng nhờ vị chua thanh, cay nồng và mằn mặn rất lạ miệng. Cái vị đặc biệt này của tôm chua khiến nhiều du khách mới thử ăn một lần đã nhớ mãi không quên được. Nhưng hóa ra, phần nguyên liệu để làm nên món tôm chua lại không hề đơn điệu chút nào.
Điểm qua một chút về thành phần của tôm chua thì có màu trắng là măng, riềng, tỏi và màu đỏ là tôm, ớt hòa quyện cùng đủ các cung bậc vị giác như ngọt, béo, bùi, cay, chua, đắng... Tuy nhiên, để làm được một hộp tôm chua ngon thì tôm phải là tôm tươi bắt ở vùng nước ngọt như sông, suối, đồng ruộng và tôm chỉ nhỏ cỡ 2 đốt ngón tay chứ không cần quá to. Bên cạnh đó, khi bắt đầu làm tôm chua thì phải xử lý tôm kỹ trước. Đầu tiên, người ta sẽ cắt bỏ đầu tôm, ngâm trong phèn chua và rượu trắng hai lần để tôm được khử sạch. Các nguyên liệu đi kèm cũng được sơ chế sạch sẽ rồi trộn đều cùng một số loại gia vị, đặt vào trong hộp đợi khoảng 1 tuần là dùng được.
Đặc biệt hơn, muốn tôm chua ngon thì người Huế còn dùng vại sành để đựng và đặt ở nơi có nắng ấm khoảng 3 ngày mới cất vào chỗ thoáng mát. Một số người còn cầu kỳ hơn thì chôn hẳn xuống đất để giữ nhiệt độ ổn định, giúp quá trình lên men tốt hơn. Nhờ đó, món tôm chua khi hoàn thành vẫn giữ được vị thơm ngọt hài hòa.
Sau khoảng 1 tuần, tôm đã chín và có màu đỏ bắt mắt, hòa quyện với hỗn hợp sền sệt có màu cam nhẹ. Lúc này, bạn sẽ thấy món tôm chua xuất hiện trong các bữa cơm, ăn với bánh tráng, thịt luộc hoặc chấm cùng rau củ.
Ở Huế thì một hộp tôm chua bán cho du khách mua về làm quà sẽ dao động từ 65k - 80k. Bạn có thể tìm mua ở các khu chợ lớn như chợ Đông Ba hoặc một số quán ăn nổi tiếng cũng có bán món này.
Theo Trí Thức Trẻ
Không phải bánh nậm, bánh bèo... đây mới là món ăn "ngự trị" trong lòng giới trẻ Huế Dù có thưởng thức qua nhiều đặc sản ở Huế nhưng có lẽ chúng ta ai cũng bỏ lỡ món ăn vặt "tuy quen mà lạ" này. Cùng với bánh bèo, bánh nậm, bánh ít trần... bánh bột lọc là một trong những đặc sản nổi bật của ấm thực xứ Huế. Không chỉ có mỗi kiểu hấp như chúng ta thường biết...