Mỹ thử nghiệm xuồng không người lái cảm tử ở vùng biển Trung Đông
Lực lượng Đặc nhiệm 59 của Hải quân Mỹ đã tăng cường tập luyện trong bối cảnh rủi ro leo thang trên toàn thế giới.
Xuồng không người lái T-38 Devil Ray (USV) trong cuộc tập trận “Digital Talon”. Ảnh: The Drive
Theo trang Marine Insight, lực lượng này vừa tiến hành một loạt thử nghiệm vũ khí ở Trung Đông, trong đó có tích hợp với các hệ thống không người lái tiên tiến và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Được thành lập vào năm 2021, Lực lượng Đặc nhiệm 59 thường xuyên kết hợp các thiết bị không người lái trên mặt nước, dưới nước và trên không để hỗ trợ các hoạt động quy mô lớn.
Trong quan hệ đối tác với các đồng minh quân sự ở Trung Đông như Bahrain, Israel và Jordan, Lực lượng Đặc nhiệm 59 tập trung vào các phương tiện không người lái trên mặt nước và AI, nhằm mục đích tạo ra một “đại dương kỹ thuật số” về chia sẻ dữ liệu trong tương lai.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch nhân rộng những thành tựu của Lực lượng Đặc nhiệm 59 bằng cách thành lập các lực lượng đặc nhiệm không người lái trên toàn thế giới
Video đang HOT
Một trong những minh chứng nổi bật nhất về năng lực của Lực lượng Đặc nhiệm 59 là thử nghiệm thành công xuồng không người lái T-38 Devil Ray (USV) được trang bị đạn tuần kích Switchblade 300.
Cuộc thử nghiệm vừa diễn ra trên Vịnh Ba Tư trong khuôn khổ tập trận “Digital Talon”. Được điều khiển từ một cơ sở trên bờ, xuồng T-38 đã tiến hành các cuộc tấn công với độ chính xác cao.
Switchblade 300, tên chính thức là Hệ thống vũ khí sát thương trên không thu nhỏ (LMAMS), là một loại đạn tuần kích nhỏ có đầu đạn nặng gần 2kg. Nó có khả năng tấn công mục tiêu tự động và theo điều khiển của con người
Còn được gọi là máy bay không người lái cảm tử, Switchblade 300 có tầm hoạt động 10km. Thiết bị này được gắn một camera cho phép người vận hành duy trì liên lạc trực quan, mang lại tính linh hoạt trong việc nhắm mục tiêu các mối đe dọa đang di chuyển.
T-38 Devil Ray được phát triển bởi Hệ thống chiến thuật hàng hải (MARTAC). Đó là một xuồng cao tốc không người lái dài 11,5 mét với tốc độ tối đa lên tới 80 hải lý/giờ và mang tải trọng lên tới 2.050 kg.
Theo báo cáo trên trang The Drive, Hải quân Mỹ đang giới thiệu T-38 như một trợ thủ đắc lực trong việc bảo vệ tàu bè và cơ sở hạ tầng quan trọng khỏi những chiếc thuyền chứa đầy chất nổ. Khả năng vận chuyển trọng tải lớn, phản ứng nhanh chóng và tấn công chính xác là những điểm nổi bật của loại xuồng cảm tử này.
Cuộc thử nghiệm mới đây đối với các tàu không người lái ở Vịnh Ba Tư đã thể hiện cam kết liên tục của Hải quân Mỹ trong việc kết hợp công nghệ tiên tiến trong những bối cảnh hoạt động khác nhau.
Mặc dù chương trình thử nghiệm này không có liên quan trực tiếp đến các diễn biến hiện tại ở Trung Đông, nhưng thành công của Lực lượng Đặc nhiệm 59 đã chứng minh được giá trị của các xuồng T-38 trong việc giám sát và hộ tống các tàu hải quân Mỹ, đặc biệt là ở Eo biển Hormuz.
Trang The Drive lưu ý: “Iran thường xuyên quấy rối các tàu hải quân và tàu thương mại của Mỹ xung quanh khu vực này, tuyến đường mà phần lớn nguồn cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên của thế giới đi qua”.
Công nghệ tiên tiến không chỉ giới hạn ở Trung Đông. Chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong các vụ xung đột tiềm tàng ở Thái Bình Dương.
Hải quân Mỹ cáo buộc tàu chiến Iran tìm cách bắt giữ hai tàu chở dầu
Ngày 5/7, Hải quân Mỹ cho biết đã ngăn chặn các tàu chiến Iran bắt giữ hai tàu chở dầu ở vùng biển quốc tế gần Oman.
Theo kênh CNBC, một quan chức quân đội Mỹ cho biết vào khoảng 1 giờ sáng (giờ địa phương), một tàu hải quân Iran đã tiếp cận tàu chở dầu TRF Moss treo cờ Quần đảo Marshall vừa đi qua eo biển Hormuz. Theo quan chức này, phía Iran dường như đang tìm cách lên tàu và bắt giữ tàu chở dầu, nhưng khi Hải quân Mỹ di chuyển tàu khu trục USS McFaul đến nơi, tàu Iran đã thay đổi hướng đi và rời đi.
Ba giờ sau, một tàu hải quân khác của Iran đã tiếp cận tàu chở dầu Richmond Voyager - con tàu đi từ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất qua eo biển Hormuz. Tàu chở dầu này đã phát tín hiệu khẩn cấp sau khi tàu Iran tìm cách ngăn nó lại.
Theo quan chức này, phía Iran đã bắn đạn vào gần khu vực ở của thủy thủ đoàn, gây thiệt hại nhẹ, nhưng không ai bị thương. Khi tàu USS McFaul đến, tàu Iran đã rời đi.
Phái đoàn của Iran tại Liên hợp quốc đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận về thông tin mà Hải quân Mỹ đưa ra.
Theo hãng tin AP, trước đó, hồi tháng 4, lực lượng biệt kích Hải quân Iran đã tiến hành một cuộc đột kích bằng trực thăng để bắt giữ một tàu chở dầu hướng tới Mỹ ở Vịnh Oman. Video ghi lại vụ việc này đã được phát sóng trên truyền hình nhà nước Iran. Iran cho biết tàu chở dầu đã bị bắt giữ sau khi nó va chạm với một tàu khác của Iran nhưng không cung cấp bằng chứng.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng từ khi chính quyền Mỹ thời Tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và khôi phục các biện pháp trừng phạt Iran. Iran đã đáp trả bằng cách tăng cường các hoạt động hạt nhân.
Iran tuyên bố đủ sức mạnh để bạo về các vùng biển trong khu vực Iran tuyên bố nước này có đủ khả năng đảm bảo an ninh cho các vùng biển trong khu vực qua hợp tác với quốc gia khác. Chiến hạm IRIS Dena của Iran khi cập cảng tại Rio de Janeiro, Brazil ngày 2/3. Ảnh: AP Tuyên bố được đưa ra hôm 21/5 khi các quan chức nước này tổ chức một buổi lễ...