Mỹ bắt đầu nghiên cứu triệu chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em
Mỹ sẽ bắt đầu nghiên cứu triệu chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) – một hiện tượng hiếm gặp gây tử vong ở trẻ em, được cho có liên quan đến COVID-19.
Bệnh nhi mắc COVID-19 tiếp tục xuất hiện các triệu chứng viêm đa hệ thống ngay cả khi đã khỏi bệnh.
Thông cáo báo chí của Viện Y tế Quốc gia Mỹ NIH cho hay: “Chương trình nghiên cứu này sẽ phát triển và tài trợ những nghiên cứu điều tra về nguyên nhân một số trẻ em phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn người khác, nguyên nhân gây ra triệu chứng khác nhau ở những trẻ em bị lây nhiễm và cách thức xác định những em có nguy cơ bị bệnh nặng do lây nhiễm SARS-CoV-2″.
Video đang HOT
Phần lớn nghiên cứu sẽ tập trung vào MIS-C – hiện tượng đe dọa đến tính mạng được đánh dấu bởi triệu chứng viêm nghiêm trọng của một hoặc nhiều bộ phận cơ thể, gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt và các cơ quan tiêu hóa. Mặc dù hầu hết trẻ em nhiễm SARS-CoV-2 đều sống sót và bệnh tình không diễn biến nghiêm trọng, nhưng tiếp tục phát triển các triệu chứng MIS-C như sốt dai dẳng và đau bụng dữ dội. Các dự án trong kế hoạch nghiên cứu của NIH gồm việc kiểm tra kết quả lâu dài của trẻ em phục hồi và nghiên cứu các loại thuốc điều trị COVID-19 khi được sử dụng cho trẻ em.
Triệu chứng MIS-C được ghi nhận lần đầu tiên tại Anh từ cuối tháng 4/2020. Các triệu chứng bao gồm sốt dai dẳng, viêm đa cơ quan dẫn đến suy nhược phải nhập viện. Các triệu chứng trên ban đầu được bang New York xác định là Triệu chứng viêm đa hệ thống nhi khoa (PMIS). Các bác sĩ điều trị cho các ca bệnh cho biết bệnh nhân đôi khi có cùng triệu chứng như bệnh Kawasaki hiếm gặp, một loại bệnh viêm mạch máu cấp tính được đặt theo tên bác sĩ nhi khoa người Nhật đã tìm ra bệnh này vào năm 1967, gồm sốt cao kéo dài, phát ban, đau bụng dữ dội, tim đập nhanh và lưỡi chuyển đỏ.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết: Các cơ sở chăm sóc y tế đã chăm sóc nhiều bệnh nhân dưới 21 tuổi gặp các triệu chứng MIS-C cần thông báo về các ca nhiễm này cho cơ quan y tế địa phương, bang hoặc vùng lãnh thổ. Theo CDC, các bác sĩ nên “so sánh MIS-C trong mọi ca tử vong ở trẻ em với triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2″. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu có phải tình trạng này chỉ hạn chế ở trẻ em hay không?
Trẻ có thể có kháng thể và virus gây Covid-19 cùng lúc
Trong lúc tìm hiểu về thời gian bao lâu bệnh nhi mắc Covid-19 loại bỏ được vi rút khỏi cơ thể và thời điểm nào cơ thể trẻ bắt đầu tạo ra kháng thể chống vi rút, các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhi quốc gia Mỹ phát hiện vi rút và kháng thể có thể cùng tồn tại ở bệnh nhi.
Nhà khoa học nghiên cứu về Covid-19 - ẢNH MINH HỌA: AFP
"Với hầu hết các loại vi rút, khi bạn bắt đầu phát hiện kháng thể, bạn sẽ không phát hiện ra vi rút nữa. Nhưng với Covid-19, chúng tôi thấy cả hai. Điều này có nghĩa là trẻ vẫn có khả năng truyền vi rút ngay cả khi đã có kháng thể", trưởng nhóm nghiên cứu Burak Bahar cho hay.
Bà Bahar cho biết thêm giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu sẽ là kiểm tra xem liệu vi rút Corona chủng mới gây Covid-19 tồn tại cùng các kháng thể có thể lây lan sang người khác hay không. Hiện chưa rõ liệu kháng thể có tương quan với khả năng miễn dịch hay không, và thời gian tồn tại của kháng thể cùng khả năng bảo vệ khỏi tái nhiễm kéo dài bao lâu.
Nghiên cứu trên phân tích dữ liệu của 6.369 trẻ mắc Covid-19 và 215 bệnh nhi đã trải qua xét nghiệm kháng thể tại Bệnh viện Nhi quốc gia Mỹ từ ngày 13.3 - 21.6.2020. Trong số 215 bệnh nhi, 33 trẻ được xét nghiệm đồng thời cả vi rút và kháng thể trong suốt quá trình mắc bệnh.
Có 9 trong số 33 bệnh nhi cho thấy sự hiện diện của kháng thể trong máu và sau đó cũng cho kết quả dương tính với vi rút. "Điều rút ra ở đây là chúng ta không thể mất cảnh giác chỉ vì trẻ có kháng thể hoặc không còn biểu hiện triệu chứng. Giữ vệ sinh tốt và duy trì giãn cách xã hội vẫn rất quan trọng", tiến sĩ Bahar giải thích.
Nghiên cứu cũng đánh giá thời gian đào thải vi rút và phản ứng miễn dịch. Các chuyên gia phát hiện thời gian trung bình từ dương tính với vi rút đến âm tính (tức khi vi rút không còn được tìm thấy nữa) là 25 ngày. Thời gian trung bình để kháng thể hiện diện trong máu là 18 ngày, trong khi thời gian trung bình để đạt đủ mức kháng thể trung hòa là 36 ngày. Các kháng thể trung hòa rất quan trọng vì giúp bảo vệ cơ thể khỏi tái nhiễm cùng một loại vi rút.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy bệnh nhi từ 6 - 15 tuổi mất nhiều thời gian hơn để loại bỏ vi rút (trung bình là 32 ngày) so với bệnh nhân từ 16 - 22 tuổi (trung bình là 18 ngày). Các bé gái trong độ tuổi 6 - 15 cũng mất nhiều thời gian hơn để loại bỏ vi rút so với bệnh nhi nam (trung bình ở nữ là 44 ngày và ở nam là 25,5 ngày). Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra sự khác biệt này. Công trình nghiên cứu này được công bố trên chuyên san Journal of Pediatrics.
Trẻ nhỏ chỉ phát bệnh nhẹ nhưng có tải lượng virus gấp trăm lần người lớn Một nghiên cứu mới cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi có thể dễ dàng lây truyền virus corona như những trẻ lớn hơn. Nghiên cứu mới cho thấy trẻ em từ 5 tuổi trở xuống có tải lượng virus ở đường hô hấp trên cao gấp từ 10 lần đến 100 lần. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mặc dù...