Mù loà vì tự ý dùng thuốc nhỏ mắt
Người dân tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt, không có chỉ định của thầy thuốc có thể mù lòa.
Hàng trăm bệnh nhân đang chờ đến lượt khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Trong số đó, có nhiều người có nguy cơ bị mù do tự ý dùng thuốc nhỏ mắt.
Chị Nguyễn Thị V. (33 tuổi, Hà Nam) thường xuyên bị ngứa, khô mắt, tự ra hiệu thuốc mua thuốc về nhỏ. Khoảng 3 tháng sau, chị V nhìn mờ nhưng vẫn không để ý. Chị V nghĩ do mình thiếu ngủ và đến giờ khi nhập viện, hai mắt chị gần như không còn nhìn thấy gì.
Một trường hợp khác, anh Nguyễn Văn B. (30 tuổi, Hưng Yên) cũng có nguy cơ mù lòa vì phát hiện ở giai đoạn muộn. Trước đó anh B. thường xuyên tự ý dùng thuốc nhỏ mắt khi có biểu hiện mắt mờ.
Theo PGS.TS Cung Hồng Sơn, Phó Giám đốc BV Mắt TƯ, người dân tùy tiện dùng thuốc nhỏ mắt rất đáng báo động. Thực tế, thuốc nhỏ mắt có nhiều loại khác nhau, từ kháng sinh đến corticoid… và mỗi loại bệnh lại có chỉ định riêng. Tuy nhiên, người dân dễ dàng tự ý mua thuốc không có chỉ định, dẫn đến nhiều người dùng thuốc corticoid kéo dài, rất có nguy cơ gây bệnh.
Tự ý dùng thuốc dễ bị hỏng mắt
Theo thống kê BV Mắt Trung ương, bệnh nhân bị Glôcôm góc mở, có tiền sử tra corticoid kéo dài nhiều, trong đó số người trong lứa tuổi lao động chiếm 63,1%. Nhiều bệnh nhân mắc Glôcôm khi nhập viện trong tình trạng muộn, thị lực thấp, nguy cơ mù loà cao.
Glôcôm hay thiên đầu thống là bệnh thường gây đau nhức và mất thị lực vĩnh viễn không hồi phục. Kết quả điều tra ở những người trên 50 tuổi của BV Mắt Trung ương tại 16 tỉnh, thành có khoảng 25.000 người mù do bệnh glôcôm. Đa số những người này sống ở nông thôn, nơi thiếu các dịch vụ chăm sóc mắt hoặc khó tiếp cận với các dịch vụ đó.
TS Đào Thị Lâm Hường- Trưởng khoa Glôcôm- BV Mắt Trung ương cho biết, chỉ trong 1 năm đã có gần 33% bệnh nhân bị glôcôm, có tiền sử tra thuốc nhỏ mắt Corticoid kéo dài, trong đó trên 63% người tuổi từ 25-59.
Theo TS Hường, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng thị lực thấp, nguy cơ mù lòa cao. Có nhiều trường hợp khi điều trị không tuân thủ hướng dẫn của của bác sĩ chuyên khoa, nên bệnh thường bị tái phát nặng. Đáng lo ngại hơn là trên 53% người dân khi được hỏi đều trả lời không nghe, không biết hoặc biết rất lơ mơ về bệnh glôcôm.
BS Hường lo ngại, nhiều cơ sở chuyên khoa mắt tuyến tỉnh hầu như chưa được trang bị về các phương tiện cơ bản phục vụ việc chẩn đoán và theo dõi BN glôcôm. Nhiều nơi BS chưa được trang bị đủ kiến thức về bệnh glôcôm, dẫn đến chỉ định điều trị sai. Vì thế đã có không ít trường hợp lẽ ra phải chỉ điều trị bằng thuốc, lại cho chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, có trường hợp cần được phẫu thuật sớm, bị giữ lại điều trị bằng thuốc, không chuyển lên tuyến trên… nên bị mù vĩnh viễn.
Theo VNE
Những bệnh ở mắt có thể dẫn đến mù lòa
Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, một số bệnh ở mắt có thể ảnh hưởng trầm trọng tới thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Nếu bất kì phần nào của mắt hoặc thần kinh thị giác bị tổn thương do chấn thương hoặc bị bệnh có thể dẫn đến mù một phần hoặc hoàn toàn. Có 4 bệnh ở mắt có thể gây ra mù hoàn toàn mà bạn cần biết.
1. Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể được gây ra do ống kính tinh thể bị mờ đi ở một hoặc cả hai mắt. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, chủ yếu là do thiếu công nghệ y tế tiên tiến. Được biết, hơn 22 triệu người Mỹ bị đục thủy tinh thể ở một hoặc cả hai mắt. Bệnh này có nguy cơ tăng lên cùng với tuổi tác và thường gặp nhất ở những phụ nữ trên 60 tuổi.
Video đang HOT
Bệnh đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa.
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là thiếu oxy, tăng lượng nước, giảm protein. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp...), tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, máy xe, nhà máy...). Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein và dẫn đến đục thủy tinh thể.
Ảnh minh họa
Triệu chứng:
- Mờ mắt
- Khó nhìn thấy rõ trong ánh sáng mờ
- Nhìn một thành hai
- Màu sắc xuất hiện nhạt dần
- Nhạy cảm với ánh sáng hoặc ánh sáng chói
Điều trị:
Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân nên sử dụng loại kính phù hợp. Ở giai đoạn bệnh đã phát triển thì có thể được điều trị bằng phẫu thuật đục thủy tinh thể. May mắn thay, phẫu thuật đục thủy tinh thường là một thủ tục có hiệu quả và an toàn.
2. Bệnh võng mạc tiểu đường
Võng mạc tiểu đường là biến chứng của bệnh tiểu đường lên mắt. Trong bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng chính là nguyên nhân gây tổn thương các cơ quan trong đó có mắt.
Nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường phụ thuộc chủ yếu vào thời gian bị tiểu đường và mức độ kiểm soát bệnh của người bệnh. Sau nhiều năm bị tiểu đường, hầu hết bệnh nhân tiểu đường loại 1 và hơn 60% các trường hợp tiểu đường loại 2 bị mắc chứng bệnh võng mạc tiểu đường. Nếu không chữa trị đúng cách bệnh nhân có thể giảm thị lực, thậm chí mù lòa.
Ảnh minh họa
Triệu chứng:
- Nhìn mờ
- Giảm thị lực
- Chỉ nhìn được xa (viễn thị)
Điều trị:
Võng mạc tiểu đường có thể được điều trị bằng phẫu thuật laser. Tuy nhiên, nó có thể được ngăn ngừa bằng cách đi khám mắt định kì và thường xuyên kiểm tra mức độ đường trong máu với chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục đều đặn.
3. Bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp là một thuật ngữ được sử dụng cho một nhóm các bệnh về mắt, trong đó áp suất chất lỏng bên trong mắt tăng lên, gây thiệt hại cho thần kinh thị giác. Đây là bệnh lý phức tạp, nguy hiểm, và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mù loà vĩnh viễn, đứng thứ hai sau bệnh đục thủy tinh thể.
Bệnh tăng nhãn áp thường xảy ra ở những người bị viễn thị, cơ địa và thần kinh dễ bị kích thích. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp cũng có nguy cơ cao hơn những người khác.
Ảnh minh họa
Triệu chứng:
Bệnh tăng nhãn áp được đặc trưng bởi mất thị lực ngoại vi và có thể kèm theo các triệu chứng khác như:
- Mắt đau nặng
- Buồn nôn và nôn (đi kèm với đau mắt nặng)
- Đột ngột có sự xáo trộn thị giác, thường trong ánh sáng yếu
- Mờ mắt
- Có quầng quanh đèn
- Đỏ mắt.
Điều trị:
Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật. Nếu được chẩn đoán kịp thời, bạn có thể kiểm tra sự phát triển của bệnh và ngăn ngừa được nguy cơ mất thị lực dẫn đến mù.
4. Bệnh thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm)
Bệnh thoái hóa điểm vàng thường liên quan đến tuổi tác, nó xảy ra ở những người ở độ tuổi trên 60 là chủ yếu. Bệnh diễn tiến chậm và thầm lặng, tuy nhiên một khi tiến triển thì khó có khả năng điều trị và có thể dẫn đến mù lòa không hồi phục.
Ở người lớn tuổi thoái hóa điểm vàng như là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Có hai loại thoái hóa điểm vàng là loại khô và loại ướt.
Nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng bao gồm sự hình thành và tích tụ của chất gọi là drusen dưới võng mạc gây ra viêm hoàng điểm và hoặc thoái hóa. Ngoài ra còn có sự phát triển bất thường của các mạch máu dưới võng mạc.
Ảnh minh họa
Triệu chứng:
- Khó khăn trong việc nhận ra màu sắc
- Khó khăn để nhìn thấy trong ánh sáng
- Nhìn đường thẳng bị lệch
Điều trị:
Tình trạng này được điều trị bằng laser kết hợp bổ sung vitamin và dinh dưỡng phù hợp...
Các biện pháp giúp tránh thoái hóa điểm vàng bao gồm: Khám mắt thường xuyên; đề phòng các bệnh khác như bệnh tim mạch, đái tháo; ngưng hút thuốc lá; chọn một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả; bổ sung cá trong chế độ ăn uống, bổ sung axit béo omega-3 cho cơ thể...
Theo VNE
Nguy cơ rụng răng ở bệnh nhân tiểu đường Người bị bệnh tiểu đường dễ có nguy cơ rụng răng cao do sức đề kháng kém với các bệnh nhiễm trùng. Người bị tiểu đường cần chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt - Ảnh: Shutterstock Diễn viên Hollywood Tom Hanks cho biết ông là một trong 26 triệu người Mỹ bị bệnh tiểu đường loại 2, những người cần phải chăm...