Một vài cách luyện tập thể dục cho bà bầu
Luyện tập thể dục đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu. Tuy nhiên, một vài cách dưới đây sẽ giúp bà bầu luyện tập tốt hơn, hiệu quả hơn.
Phụ nữ mang thai luyện tập thể dục bằng cách đi bộ là phương pháp đem lại hiệu quả giữ vóc dáng thon gọn trong suốt quá trình mang bầu và sau khi sinh. Bà bầu cũng có thể lựa chọn nhiều cách khác như: tham gia vào lớp tập thể dục, tập luyện với các nhóm hoặc giao tiếp với các thành viên khác trong nhóm sẽ giúp bà bầu có động lực luyện tập thể dục hơn.
Khi bà bầu tham gia vào các câu lạc bộ địa phương hoặc những lớp yoga, pilates hay khiêu vũ, các phòng tập thể dục, luyện tập ở nhà bằng cách xem các video về thể dục, chương trình thể dục và luyện tập thể dục trực tuyến.
1. Chuẩn bị cho việc luyện tập thể dục đối với bà bầu
Bà bầu thường lo lắng rằng không biết mình cần làm gì, làm thế nào để có thể khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài việc hay đổi chế độ dinh dưỡng cho phù hợp khi mang thai thì mẹ bầu cần luyện tập thể dục để có sức khỏe, dẻo dai.
Khi mẹ bầu đã sẵn sàng cho quá trình luyện tập thể dục của mình thì hãy làm theo các bước sau:
- Lựa chọn trang phục phù hợp, quần áo thoáng mát để bắt đầu hoạt động tập thể dục.
- Nếu mẹ bầu đã sinh con và đang trong thời gian cho con bú thì nên cho bé bú hoặc thực hiện vắt sữa trước khi luyện tập thể tránh gây khó chịu khi luyện tập vì điều này có thể khiến mẹ bầu bị căng tức trong quá trình luyện tập.
Bà bầu cần lựa chọn trang phục thoải mái để tập thể dục – Ảnh Internet
- Bắt buộc phải mặc áo ngực để luyện tập thể dục. Nhiều người cho rằng khi tập thể dục có thể không cần thiết mặc áo ngực. Tuy nhiên, nếu không lựa chọn đúng áo ngực để luyện tập thì ngực của bạn có thể bị chảy sệ trong quá trình tập.
- Cần bổ sung nước, cung cấp nước trong quá trình luyện tập.
Video đang HOT
Làm nóng cơ thể trước khi bắt đầu luyện tập bằng cách:
- Dành 10 phút cho phần khởi động để cơ bắp sẵn sàng cho việc tập thể dục.
- Có thể kéo dãn cơ thể cho vùng lưng dưới, xương chậu và đùi.
- Thực hiện duỗi người trong vài giây sau đó quay trở lại vị trí ban đầu.
- Đi bộ tại chỗ cũng là biện pháp làm nóng người hiệu quả.
Cách hạ nhiệt sau khi luyện tập:
- Sau khi kết thúc bài tập thể dục dành cho bà bầu, bà bầu cần dành thời gian khoảng 5 phút để hạ nhiệt cơ thể. Thói quen này sẽ giúp nhịp tim của bà bầu bình thường trở lại.
- Nên đi chậm rãi và thực hiện kéo dãn cơ thể một lần nữa tránh tình trạng đau nhức xảy ra.
2. Thời điểm có thể bắt đầu tập thể dục sau khi sinh
Sau sinh mẹ bầu có thể tập luyện trở lại luôn nếu sức khỏe cho phép – Ảnh Internet
Quá trình mang thai bà bầu cần tập thể dục để đảm bảo sức khỏe, sẵn sàng cho quá trình sinh nở và giúp cơ thể mẹ và bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, tập thể dục sau khi sinh thì không phải người phụ nữ nào cũng giữ và duy trì được.
Sau khi sinh, mẹ thường phải dành thời gian chăm sóc con, khoảng thời gian có thể tập thể dục ít đi mà phụ thuộc vào giờ giấc sinh hoạt của con.
Tuy nhiên, nếu người mẹ có một kỳ thai kỳ khỏe mạnh, sinh thường thì có thể sớm tập luyện thể dục trở lại ngay sau khi em bé vừa chào đời. Thông thường để đảm bảo an toàn các mẹ sẽ tập thể dục trở lại sau khi em bé được vài ngày hoặc khi nào cảm thấy sẵn sàng.
Đối với mẹ mang thai sinh mổ thì sẽ có nhiều biến chứng hơn sau khi sinh. Do đó, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm tra xem thời điểm nào là thích hợp để bắt đầu quay lại tập luyện thể dục.
Tập luyện thể dục không chỉ giúp mẹ khỏe mà còn hỗ trợ cho việc mẹ lấy lại vóc dáng về sau. Một vài cách chuẩn bị cho quá trình luyện tập thể dục ở trên có thể khiến mẹ bầu thoải mái và đảm bảo sức khỏe cho quá trình mang thai, sinh nở và sau sinh của mình.
Phát hiện mới: Lợi ích tuyệt vời của việc tắm nước nóng
Một nghiên cứu mới, vừa được công bố trên tạp chí Heart, cho thấy tắm nước nóng hằng ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 28% và giảm 26% nguy cơ đột quỵ, theo CNN.
Tắm nước nóng hằng ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 28% và giảm 26% nguy cơ đột quỵ - Ảnh minh họa: Shutterstock
Tắm bồn thường xuyên làm giảm đáng kể nguy cơ tăng huyết áp, từ đó góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Tắm liên quan đến sức khỏe tim mạch
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm y tế công cộng Nhật Bản đã theo dõi thói quen tắm bồn và nguy cơ mắc bệnh tim mạch của hơn 61.000 người, ở độ tuổi từ 40 đến 59, không có tiền sử bệnh tim, trong 20 năm.
Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia được chia thành 3 nhóm theo mức độ tắm: ít hơn 1 lần một tuần, 1 - 2 lần mỗi tuần và tắm mỗi ngày.
Đến cuối giai đoạn theo dõi, trong số hơn 30.000 người tham gia cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận 2.097 trường hợp mắc bệnh tim mạch, bao gồm 275 cơn đau tim, 53 trường hợp tử vong đột ngột do tim và 1.769 đột quỵ.
Kết quả cho thấy những người tắm càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng thấp.
Nhiệt độ của nước tắm cũng rất quan trọng. Tắm nước ấm làm giảm 26% nguy cơ mắc bệnh tim, còn tắm nước nóng làm giảm đến 35% nguy cơ bệnh tim mạch, theo CNN.
Tại sao tắm bồn nước nóng có lợi cho tim?
Tắm bồn có tác dụng phòng ngừa bệnh tim bằng cách cải thiện chức năng bơm máu hiệu quả và đưa máu đến tất cả các cơ quan, nhờ đưa được huyết áp về mức trung bình, bác sĩ Eric Brandt, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Yale New Haven (Mỹ), nói.
Có vẻ như tắm bồn có tác dụng tương tự như tập thể dục, làm tăng hoạt động của tim, nhưng bằng cách làm giãn các mạch máu và bơm máu đến các bộ phận của cơ thể. Vì vậy, nó tăng thêm hoạt động tạm thời cho tim, nhưng không gây hại.
Một nghiên cứu trước đây cho thấy việc tắm còn dẫn đến hạ đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường, và tắm hơi làm giảm nguy cơ bệnh tim và tử vong đột ngột do bệnh tim mạch.
Có lẽ không có thuốc tiên nào tốt hơn là ngâm mình trong nước ấm sau một ngày dài. Ngoài tác dụng thư giãn tuyệt vời, tắm bồn nước nóng cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe.
Nước ấm thúc đẩy cơ thể giải phóng endorphin, có tác dụng làm dịu. Ngâm mình trong nước nóng có thể vừa trị liệu vừa phục hồi sức khỏe vì lưu lượng máu tăng lên.
Tắm nước ấm cũng có thể cải thiện nguồn thở. Nhiệt độ của nước và áp lực lên ngực làm tăng dung tích phổi và lượng ô xy.
Nghiên cứu còn cho thấy ngâm mình trong bồn nước nóng trong 1 giờ đã đốt cháy lượng calo bằng với đi bộ 30 phút. Nguyên nhân là do nước ấm làm cho tim đập nhanh hơn, từ đó hoạt động nhiều hơn, theo CNN.
Tắm nước nóng cũng thúc đẩy các phản ứng chống viêm và đường huyết tích cực có thể bảo vệ chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
Tuy nhiên, ngoài những lợi ích sức khỏe, việc tắm bồn vẫn ẩn chứa một số rủi ro. Có thể dẫn đến cái chết đột ngột, đặc biệt ở người cao tuổi.
Nguyên nhân có thể do ngạt hoặc đau tim do sự thay đổi nhanh của nhiệt độ cơ thể, hoặc do sốc nhiệt khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên không thể kiểm soát " bằng cách đổ mồ hôi, báo cáo cho biết.
Chết đột ngột trong khi tắm nước nóng khá phổ biến ở Nhật, nơi nghiên cứu được thực hiện, nhưng tần suất tắm không làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột trong nghiên cứu này, theo CNN.
Nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 ở bệnh nhân tiểu đường Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường còn có thể có nguy cơ cao bị biến chứng sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Người bị tiểu đường cần chú ý có chế độ ăn uống lành mạnh - Ảnh minh họa: Shutterstock Theo trang tin Healthline dẫn thông báo của Hiệp hội Các nhà nội tiết...