Một phụ nữ xỉa răng bị tăm đâm thủng ruột
Một phụ nữ 54 tuổi vô tình nuốt tăm xỉa răng dài 3 cm, bị đâm xuyên qua thành ruột gây đau bụng dữ dội.
Ảnh minh hoạ
Bệnh viện (BV) Quận Thủ Đức (TP HCM) vừa tiếp nhận bệnh nhân C.T.M.C (54 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) nhập viện trong tình trạng chướng bụng và đau dữ dội không rõ nguyên nhân.
Các bác sĩ (BS) thăm khám, chụp CT và nhận thấy ở khu vực D3 của tá tràng có dị vật hình que, dài khoảng 3 cm, đâm xuyên thành ruột và có tụ khí dịch xung quanh.
Bệnh nhân nhanh chóng được nội soi thực quản dạ dày để lấy dị vật ra, kết hợp nội soi thám sát nhằm đánh giá mức độ tổn thương.
BS Nguyễn Hoàng Khánh, Khoa Ngoại tổng quát, cho biết dị vật là 1 tăm xỉa răng, đâm xuyên thành tá tràng. Vị trí thành ruột bị tăm đâm không xuất huyết, có lỗ thủng rất nhỏ.
Sau ca mổ thành công, sức khỏe bệnh nhân C đã ổn định, bớt đau bụng, được tiếp tục theo dõi thêm và sẽ sớm xuất viện trong vài ngày tới.
BS Khánh cho biết thông thường, nội soi dạ dày chỉ khảo sát đến đoạn D2 tá tràng, nếu sâu hơn nữa thì sẽ rất khó khăn để thực hiện và lúc đó sẽ được cho chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dị vật nằm ở vị trí sâu hơn, vẫn có thể được chỉ định nội soi để gắp ra.
“Đối với bệnh nhân C, dị vật nằm ở vị trí D3 tá tràng, chúng tôi vẫn cố gắng thực hiện nội soi để gắp ra mặc dù trước đó đã tiên lượng sẽ rất khó khăn. Nhưng cuối cùng ca nội soi thành công, nhờ đó mà bệnh nhân tránh được một ca phẫu thuật nặng nề” – BS Khánh nói thêm.
Trịnh Thiệp
Theo Người lao động
Bệnh án điện tử giúp người bệnh giảm chờ đợi
Từ 1-3, việc thay thế bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử chính thức bắt đầu. Theo ông Trần Quý Tường - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), các bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt sẽ hoàn thành trước việc thay thế.
Bác sĩ khoa cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nghiên cứu hình ảnh chụp phim của một bệnh nhân trong hệ thống quản lý bệnh viện - Ảnh: A LỘC
Nếu hoàn thành, người bệnh sẽ được lợi vì có mã số định danh khi khám chữa bệnh, bác sĩ có thể kiểm tra tất cả dữ liệu bệnh sử để cho lần điều trị sau... Một số bệnh viện đã thí điểm thực hiện bệnh án điện tử.
Video đang HOT
"Hiện nay mỗi bệnh viện tự đầu tư hoàn thiện số hóa trong nội bộ bệnh viện, phát triển phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử khác nhau do thông tư của Bộ Y tế chưa quy định phần mềm dùng chung cho các bệnh viện. Vì vậy, việc liên thông bệnh án điện tử trong toàn bộ hệ thống, dữ liệu hình ảnh, xét nghiệm, mã số định danh người bệnh giữa các bệnh viện toàn quốc hiện rất khó.
Bác sĩ Lý Hồng Khiêm
Tiện lợi mọi mặt
Tại quầy tiếp nhận bệnh nhân Bệnh viện Thủ Đức (TP.HCM) - bệnh viện thí điểm thành công bệnh án điện tử, nhân viên y tế chỉ quét mã vạch trên thẻ bảo hiểm y tế để tìm phòng khám, bệnh lý của bệnh nhân vì tất cả hồ sơ của bệnh nhân bệnh viện này đã được lưu trữ trên hệ thống máy tính.
Khi nhân viên y tế thực hiện nhanh các thao tác, bệnh nhân giảm được thời gian chờ đợi.
Ông Nguyễn Minh Quân - giám đốc Bệnh viện Thủ Đức - cho biết từ năm 2008, bệnh viện bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, một trong những giải pháp đó là quy trình khám, chữa bệnh thông minh, bệnh án điện tử.
Năm 2015, khi được sự đồng ý của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM, sự thống nhất với cơ quan bảo hiểm y tế, bệnh viện triển khai đề án điện tử.
Lúc đó bệnh viện thí điểm thành công tại một số khoa, sau nhân rộng ra các khoa khác và đến nay đã "bao phủ" toàn bệnh viện.
Đang điều trị bướu tuyến giáp, bà N.P.S. (65 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) cho rằng bệnh án điện tử tiện lợi mọi mặt như giảm thủ tục rườm rà, tiết kiệm thời gian, chi phí.
"Trước đây tôi khám bệnh viện nào thì phải mua sổ khám bệnh của bệnh viện đó, rất lãng phí. Mỗi lần khám là mỗi lần phải nêu lại bệnh sử cho bác sĩ biết. Nếu bệnh án điện tử kết nối mạng được với nhau sẽ giúp ích nhiều cho người bệnh lẫn việc quản lý hồ sơ" - bà S. nói.
Chưa liên thông các bệnh viện
Ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho biết từ đầu năm 2019, Đồng Nai bắt đầu triển khai bệnh án điện tử ở 2 bệnh viện lớn, có trang thiết bị tương đối hiện đại là Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh.
Đến nay hai bệnh viện mới trong giai đoạn triển khai, rà soát phần cứng, phần mềm xem có phù hợp hay không.
Trên cơ sở đó mới biết được các bệnh viện cần những gì để có hướng triển khai rộng hơn. Khi đã thấy ổn hết, sở mới lên kế hoạch trình ủy ban tỉnh để đầu tư cho toàn bộ các cơ sở y tế trên địa bàn.
Ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho thấy hầu hết công tác lập hồ sơ bệnh án vẫn được thực hiện song song, vừa ghi hồ sơ giấy vừa nhập vào hệ thống máy tính nên tốn khá nhiều thời gian. Nhân viên y tế liên tục lên xuống các khoa phòng để lấy kết quả xét nghiệm.
Nhân viên Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tiếp nhận, nhập thông tin bệnh nhân vào hệ thống quản lý bệnh viện - Ảnh: A LỘC
Bà Lê Thị Phương Trâm - phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - nhận định việc triển khai bệnh án điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với bác sĩ khám chữa bệnh và đối với bệnh nhân.
Khi áp dụng bệnh án điện tử, nội dung sẽ chính xác, tránh tình trạng chữ viết không rõ ràng, khó đọc; người bệnh không phải xếp hàng chờ đợi; bác sĩ và nhân viên y tế không phải di chuyển từ khoa này qua khoa khác để lấy kết quả xét nghiệm...
Theo bà Trâm, một trong những khó khăn hiện nay khi triển khai bệnh án điện tử là vấn đề cơ sở dữ liệu của các bệnh viện chưa đồng bộ, chưa thống nhất với nhau nên việc kết nối gặp khó khăn.
"Phải chờ đến khi Sở Y tế triển khai đồng bộ trong cả tỉnh thì vấn đề này mới có thể giải quyết được", bà Trâm nói.
"Hồ sơ bệnh án điện tử sẽ là một đột phá lớn trong ngành y tế. Giúp lược bỏ nhiều công đoạn trong quá trình khám chữa bệnh; tiết kiệm đáng kể thời gian của người bệnh cũng như y bác sĩ; hướng đến việc điều trị hiệu quả, chất lượng.
Bác sĩ Nguyễn Minh Quân
Cần có lộ trình, kinh phí lớn
"Triển khai bệnh án điện tử, cần có lộ trình và kinh phí lớn để phát triển phần mềm" - ông Phan Hữu Chính, phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, nói.
Ông cho biết hiện tại bệnh viện đã áp dụng phần mềm quản lý bệnh viện được 21 năm do nhân viên của bệnh viện tự viết và hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, hiện chưa có lộ trình đầu tư phần cứng lẫn phần mềm để trích xuất các dữ liệu này ra.
Theo ông Chính, để thực hiện áp dụng bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa cần giải quyết nhiều thứ.
Thứ nhất, chi phí cho phần mềm quản lý bệnh viện, phần cứng cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin, Bộ Y tế chưa tính vào giá tiền thu hiện tại.
"Trong khi hệ thống quản lý bệnh viện chưa đáp ứng được theo yêu cầu, các công ty công nghệ hiện đang chào hàng một chữ ký điện tử là 1,5 triệu đồng/năm. Bệnh viện nếu ký thì 600 người ký tương đương cả tỉ đồng/năm, sẽ không có kinh phí để bù vào trong khi bệnh viện đang tự thu, tự chi" - ông Chính nói.
Thứ hai, Bộ Y tế hiện chưa có chuẩn thống nhất cho toàn ngành y tế mà hầu như các sở, ban, ngành tự xoay xở phần mềm quản lý bệnh viện.
Có những bệnh viện hai năm phải sử dụng ba phần mềm quản lý bệnh viện của ba công ty khác nhau như tại Trung tâm y tế huyện Diên Khánh.
Thứ ba, tiêu chuẩn của Bộ Y tế đưa ra về bệnh án điện tử quá cao so với mặt bằng hiện tại cơ sở khám chữa bệnh tại Khánh Hòa.
Thứ tư, giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa tìm được tiếng nói chung về vấn đề bệnh án điện tử nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh khi đi đầu tư để hoàn thành một bệnh án điện tử tại cơ sở.
Thứ năm là chưa có sự đồng bộ thống nhất trong liên thông xét nghiệm giữa các cơ sở khám chữa bệnh tương đương hoặc khác (tức chưa thống nhất phân bệnh viện loại 1, 2, 3, 4).
Lưu ý về bí mật thông tin của người bệnh
Theo GS.TS Phạm Thị Minh Đức - nguyên phó hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, thực hiện bệnh án điện tử sẽ có nhiều ưu điểm cả với bệnh nhân và bác sĩ.
Tuy nhiên, bà Đức cũng lưu ý việc đảm bảo bí mật thông tin của bệnh nhân khi thực hiện bệnh án điện tử, cần có quy định rõ là ai được mở và mở đến đâu, do đảm bảo bí mật cho người bệnh là một trong những lời thề của người thầy thuốc, đây cũng là vấn đề nhân quyền.
L.Anh
Từng bước nâng cấp
Hiện tại, các bệnh viện tuyến thành phố và quận huyện ở Cần Thơ vẫn đang sử dụng phần mềm của
một công ty dược tài trợ trước đây. Đây là phần
mềm quản lý khám chữa bệnh trong khuôn khổ từng bệnh viện, chủ yếu dùng quản lý dữ liệu bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú, bệnh án ngoại trú và một phần dữ liệu khám chữa bệnh nội trú.
Bác sĩ Võ Hồng Sở - phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ - cho biết muốn phát triển bệnh án điện tử thực sự cần phải lưu trữ dữ liệu hình ảnh xét nghiệm, CT scan, X quang của bệnh nhân...
Lộ trình thực hiện của bệnh viện hạng 1 đến năm 2023 phải hoàn thành bệnh án điện tử cả ngoại trú và nội trú.
Hiện tại bệnh viện đang tìm các nhà cung cấp phần mềm để hoàn thành, tuy nhiên cũng khá khó khăn đối với bệnh án nội trú vì phải đầu tư máy tính đồng bộ kết nối, việc số hóa chữ ký đối với tất cả cán bộ y tế, rồi bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) như trong hồ sơ giấy cũng là việc rất khó...
Nếu hoàn thành, người bệnh sẽ được lợi vì có mã số định danh khi khám chữa bệnh.
T.LŨY
X.MAI - A LỘC - TH.THỊNH
Theo tuoitre
Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân vỡ gan phức tạp mà không cần phẫu thuật Nam thanh niên (21 tuổi) ở Cần Thơ bị tai nạn giao thông vỡ gan phức tạp, đa chấn thương nặng vừa được các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bằng cách can thiệp nút mạch. Bác sĩ Trần Huỳnh Đào đang thăm khám cho bệnh nhân S. chiều 26/2 Ngày 23/2, bệnh nhân H.N.S. bị...