Món ăn cho sĩ tử nhớ lâu
Kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học đang sắp tới, ăn thế nào để tốt cho trí não của con để con vượt qua các kỳ thi là bài toán mà nhiều phụ huynh cần có câu trả lời. ThS.BS. Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng Viện dinh dưỡng Quốc Gia, sẽ tư vấn những bí quyết bổ sung dinh dưỡng cho sĩ tử hiệu quả nhất trong mùa thi.
4 nhóm chất tối quan trọng với sĩ tử
Theo BS. Lê Thị Hải, mùa thi sắp tới, nên trí não của các sĩ tử luôn hoạt động căng thẳng nên rất cần nâng cao lượng dinh dưỡng. Theo đó, trung bình mỗi ngày, bạn nam cần nạp đủ dinh dưỡng 2500 calo/ngày, nữ cần 2000-2300 calo/ngày. Đặc biệt, những em nặng cân thì cần bổ sung nhiều calo hơn. Trung bình, bộ não tiêu tốn 400 calo/ngày, tiêu hao 1/5 năng lượng cơ thể.
Các sĩ tử đang phát triển nên nhu cầu dinh dưỡng cao gấp nhiều lần so với người lớn. Cơ thể được nạp đủ dinh dưỡng sẽ đem lại hiệu quả trong hoạt động trí não cho các em. Vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng cân đối từ 4 loại nhóm chất:
Tinh bột, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, có nhiều trong cơm, phở, bánh mì, mì tốm, ngô, khoai, sắn…. Tinh bột cần cung cấp 60% năng lượng hàng ngày tương đương với 400 gram gạo. Như vậy, một ngày có thể ăn hai bữa cơm, mỗi bữa 2 bát, buổi sáng có thể thay bằng phở, mỳ, bún, bánh mỳ.
Nhóm dầu mỡ, chiếm khoảng 25% năng lượng hàng ngày, tương đương với 80 gram dầu, mỡ. Nên dùng 50% dầu và 50% mỡ. Mỡ từ cá béo tốt hơn mỡ động vật. Mỡ gia cầm tối hơn mỡ gia súc. Dầu thực vật: thường có nhiều axit béo chưa no rất tốt cho tiêu hóa. Các chât béo không no omega3 và omega6 rất tốt cho trí não có nhiều trong: cá ba sa, cá thu, cá trích, các loại hạt bí đỏ, hướng dương…
Nhóm đạm, chiếm 15% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Đạm cung cấp axit-amin để tái tạo tế bào, tạo chất dẫn truyền thần kinh, giúp tăng cường hoạt động trí não. Đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt. Mỗi ngày cần 200-250 gram thịt cá, đậu phụ và các loại hạt. Cần lưu ý đảm bảo 2 nguồn đạm từ động vật và thực vật.
Video đang HOT
Nhóm chất vitamin, chất khoáng, chất xơ và chất chống oxi hóa, nhóm chất này không tạo ra năng lượng nhưng vô cùng cần thiết vì nó giúp cơ thể có sức đề kháng tốt. Thiếu hụt các loại chất này có thể làm rối loạn hoạt động của cơ thể, dẫn đến ốm yếu. Nhóm này có trong các loại rau, củ, quả. Nên ăn khoảng 400-500gam/ngày. Các khoáng chất đặc biệt cần lưu ý cho các sĩ tử là sắt và iot. Nếu thiếu sắt sẽ gây tình trạng mệt mỏi, học kém tập trung, dễ buồn ngủ trong giờ học. Chất sắt có nhiều trong gan, rau ngót, các loại rong, tảo và các loại đậu. Hoa quả tươi như: cam, bưởi, táo, đu đủ, dưa hấu… sẽ giúp các em dễ hấp thu sắt hơn. Iot cũng là một khoáng chất không thể thiếu vì thiếu iot, não sẽ hoạt động trì trệ, kém sáng tạo, giảm tiếp thu khi học. Iot có nhiều trong cá biển, các loại rong, tảo biển và hải sản.
Các thực phẩm tuyệt đối nên tránh
Thực tế có rất nhiều thói quen không tốt cho sức khỏe mà sĩ tử hay sử dụng vô tình gây hại cho cơ thể. Dưới đây là những loại thực phẩm nên tránh sử dụng:
Các chất kích thích, ôn luyện mệt mỏi lại đang tuổi ăn, tuổi ngủ nên rất nhiều thí sinh phải uống trà, cà phê, nước tăng lực hoặc nhai kẹo cao su để tỉnh táo. Tuy nhiên, những đồ ăn, uống đó chỉ khiến các sĩ tử bị phân tán và tạm quên đi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi trong chốc lát. Bộ não vốn đã mệt mỏi lại bị bắt hoạt động khiến cơ thể càng mệt mỏi, thiếu minh mẫn, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Chất caffeine có trong các thức uống như cà phê, trà, nước tăng lực… giúp mọi người tỉnh táo bằng cách “chống lại” đòi hỏi khi ngủ của cơ thể. Chất này còn làm tim đập nhanh, đi tiểu nhiều gây mất nước, mất ngủ, nhức đầu gây hại cho não và ngăn cản quá trình hấp thụ can xi vào cơ thể
Ăn nhiều chất bột- đường- chất béo
Các món ăn vặt thường xuyên bán ở công trường như bánh kẹo, quẩy, nem chua rán, bánh khoai, bim bim… tuy mang năng lượng ngay cho cơ thể nhưng lại là năng lượng rỗng. Chúng mang đến cảm giác no bụng nhưng lại không chứa các thành phần chất khoáng, chất xơ, cơ thể dễ bị thiếu chất nếu dung nạp những đồ ăn này rồi bỏ bữa chính sẽ gây rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
Vì vậy thay vì ăn những đồ ăn nói trên thí sinh có thể ăn những đồ ăn nhẹ tốt có trí não như: táo, trứng luộc, trứng vịt lộn, chè đậu đen, đậu đỏ, tào phớ, sữa chua, bánh giò, cháo trai…
Theo Kỳ Anh
Gia đình & xã hội
Bạch tuộc - Vị thuốc chống suy nhược
Bạch tuộc còn được gọi là mực trùm. Bên cạnh tác dụng bồi bổ sức khỏe cực tốt cho những người bệnh mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh, các món từ bạch tuộc còn là thức ăn khoái khẩu đối với nhiều người. Thịt bạch tuộc chỉ ngon khi vừa được câu về, phải còn sống hoặc vẫn còn tươi.
Theo đông y, thịt bạch tuộc, tên thuốc là chương ngư, có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, thu liễm, sinh cơ, chữa cơ thể gầy yếu, thần kinh suy nhược, tắc tia sữa...
Cách làm bạch tuộc: Mổ bỏ ruột, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Thịt bạch tuộc được dùng trong thực phẩm để chế biến nhiều món ăn ngon và bổ như mực nang, hải sâm.
Từ bạch tuộc, người ta đã chiết được chất octopamin có tác dụng gây mê, cường giao cảm và một hoạt chất có khả năng trị bệnh rối loạn nhịp tim.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng bạch tuộc dưới dạng thức ăn - vị thuốc khá phổ biến. Dưới đây là vài cách sử dụng bạch tuộc để trị bệnh:
* Chữa cơ thể suy nhược gầy yếu: Dùng thịt bạch tuộc nướng giòn, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6-10 g, có thể đến 20 g, uống với nước ấm hoặc rượu.
Hoặc thịt bạch tuộc 50-100 g, thái miếng; lạc 60 g ngâm nước cho tróc vỏ ngoài, lấy nhân, giã nát. Cho 2 thứ vào nồi cùng với nước vừa đủ, nấu đến nhừ nhuyễn, thêm gia vị và ít rượu. Ăn cái, uống nước một lần trong ngày.
* Chữa suy nhược cơ thể sau sinh: Thịt bạch tuộc 100 g (thái nhỏ phơi khô), chân giò lợn 1 cái chặt miếng. Cho 2 thứ đổ đủ nước hầm kỹ đến nhừ, ăn vào 2 bữa cơm hằng ngày.
* Chữa thiếu máu, chậm tiêu: Thịt bạch tuộc tươi 100-200 g, rửa sạch thái nhỏ, xào với dầu cho săn cạnh, thêm 1-2 thìa nước gừng và 200 ml nước rồi nấu nhừ; chia làm 2 ăn trong ngày.
Bác sĩ Bồng Trung Hoàng
Người lao động
Thực phẩm cần tránh với người bệnh thủy đậu Vào mùa hè, một trong những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm là bệnh thủy đậu, nhất là với trẻ em do khả năng miễn dịch còn yếu.Theo các chuyên gia, bệnh thủy đậu thường đi kèm với triệu chứng ngứa, mệt mỏi, sốt, dẫn đến làm suy nhược cơ thể. Vì thế, trong thời gian từ 10 đến 12 ngày ủ bệnh,...