Mẹ Việt ở Đức chia sẻ 11 cách chi tiêu giúp gia đình “1 lương 2 nhóc” vẫn thoải mái kinh tế
Sống ở thành phố có chi phí đắt đỏ, chị Mỹ Nga có riêng cho mình những cách chi tiêu thông minh cho gia đình để kiểm soát tài chính.
Chị Mỹ Nga (hiện đang sống tại Đức) cho biết cũng có nhiều người thường hỏi rằng: ” Chị ơi, làm thế nào với một lương, hai nhóc mà chị vẫn không bị hổng tài khoản thế bày cho em với, em tiêu hoang quá? Bản thân gia đình mình không phải đại gia, chỉ là gia đình bình thường đang sống ở Đức nhưng với cách chi tiêu hợp lý thì mình vẫn có cuộc sống thoải, ít phải lo nghĩ”.
Mẹo chi tiêu của chị Mỹ Nga là sử dụng công thức đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được:
KHOẢN CHI HÀNG THÁNG nhỏ hơn KHOẢN THU VÀO HÀNG THÁNG
Chị Mỹ Nga hiện đang sống ở Đức cùng với chồng và hai con.
1. Ghi chép chi tiêu theo ngày, tiền tiêu luôn phải nhỏ hơn thu nhập
Khi mới bắt đầu, chưa có kinh nghiệm chị Mỹ Nga khuyên mọi người nên chia hai cột. Khoản vào bao nhiêu, khoản ra tất tần tật là bao nhiêu để cân đối.
Việc ghi chép chi tiêu để quản lý dòng tiền rất quan trọng. Nếu có thể, chị Nga khuyên nên ghi chép và cân đối theo từng ngày để đảm bảo tiền tiêu luôn ít hơn thu nhập.
Đừng quên các khoản chỉ phải trả 1-2 lần trong năm như bảo hiểm hay tiền mua dầu lò sưởi (như nhà chị ở nước ngoài cần chi).
Ví dụ:
Khoản mua dầu lò sưởi chỉ đặt mua một lần trong năm nhưng với một thùng dầu gần 4.000 lít, tùy theo mức giá thị trường tại thời điểm mua, cũng sẽ phải trả từ 1500 – 2800/năm (35 – 76 triệu đồng).
2. Số tiền tiết kiệm sẽ phụ thuộc vào các khoản chi khác
” Có nhiều người hỏi mình tiết kiệm được khoảng bao nhiêu phần trăm thu nhập là hợp lý. Đây là một câu hỏi trừu tượng và không có giải đáp chính xác “.
Theo chị Nga, tiết kiệm được bao nhiêu còn phụ thuộc vào thu nhập cao hay thấp, có nhà riêng hay đi thuê, có xe hơi hay không, một xe hay nhiều xe và tiền thuế hay bảo hiểm lại phụ thuộc vào giá trị xe, phân khối xe và cả nơi ta sinh sống.
Khoản tiết kiệm cũng phụ thuộc vào ta tự làm được những gì, cắt tóc, may vá sửa sang đồ, sửa chữa xe cộ, đi ăn thường xuyên hay tự nấu, thích ăn đồ châu Á hay chịu khó ăn kiểu Tây, thích mua đồ hàng hiệu hay quần áo rẻ tiền và secondhand.
3. Không mua xe sang, đồ đạc trong nhà cũng thế
Gia đình chị Nga từ bố mẹ chồng đến các con đều chỉ mua xe Đức.
Người Đức rất hiếm có khái niệm mua xe đẹp chỉ để làm cao. Như gia đình chị Nga từ bố mẹ chồng đến các con đều chỉ mua xe Đức. Một phần vì chất lượng tốt ít khi phải sửa chữa, khi thay phụ tùng cũng dễ kiếm và giá cả mềm hơn phụ tùng xe nhập, một phần đó cũng là cách ủng hộ kinh tế Đức phát triển.
Khi phải mua đồ đạc máy móc trong nhà, chị Nga thường tìm các đánh giá và kiểm tra chất lượng test của nhiều trang website khác nhau, sau đó chọn mặt hàng mình thích rồi so sánh giá cả.
Nếu món đồ chị Nga thích đắt quá mà chưa cần ngay lập tức thì chị sẽ chờ thêm một thời gian. Các loại máy móc thường giảm giá đến một nửa khi các serie mới ra đời.
4. Tự xây nhà ở
Lúc từ Đông Đức trở về sinh Dani (con của chị Mỹ Nga) thì cuộc sống của gia đình rất khó khăn khi vướng vào nợ nần. Nhiều khi nghe người ta lên đòi nợ đay nghiến mà lòng đau như cắt. “Tôi tự nhủ sẽ không bao giờ để mình và gia đình rơi vào cảnh này” , chị Nga chia sẻ.
Chính vì thế khi xây nhà gia đình chỉ xây với đúng tài chính như mình có. Mọi thứ đều từ chồng cùng bố chồng làm lấy hết nên chỉ mất tiền vật liệu. Cứ như vậy sau 3 năm mới xong và hai vợ chồng dọn về nhà mới.
Video đang HOT
Ngôi nhà do chồng và bố chồng xây, chỉ mất tiền nguyên vật liệu. Sau 3 năm là hoàn thành.
Giá điện nước ở Đức rất đắt nên hầu như gia đình nào không chỉ nhà chị Nga cũng tiết kiệm triệt để. Lò sưởi được đặt theo giờ, đêm tắt chỉ còn hệ thống nước nóng hoạt động, nhiệt độ phù hợp, không cần cao quá, phòng ngủ thường không cần ấm bằng buồng tắm và phòng khách.
Đèn cũng chỉ bật khi cần thiết, đi ra khỏi phòng là tắt. Máy giặt chỉ giặt khi đầy và phân chia theo loại, đồ giặt 30-40 độ chắc chắn tốn ít điện nước hơn đồ phải giặt 60-90 độ.
Hàng năm chị Nga so sánh giá cả bảo hiểm xe cộ và giá điện của nhiều hãng khác nhau. Nếu chịu khó so sánh và sẵn sàng đổi hãng thường xuyên có thể tiết kiệm thêm một khoản nữa.
Tiền nước ở Đức đã đắt nhưng tiền nước thải còn đắt hơn nhiều. Vì thế mà cả nhà chị Nga thường tắm vòi hoa sen hơn là bồn tắm nằm. Sau khi làm ướt người nên tắt vòi, sát xà phòng rửa ráy, gội đầu rồi mới vặn nước tráng sạch chứ không để chảy mãi sẽ đỡ tốn nước đáng kể.
” Tiết kiệm điện nước không chỉ có nghĩa tiết kiệm tiền cho mình mà còn có lợi cho việc bảo vệ môi trường nữa, một công đôi việc “.
Chị Mỹ Nga và chồng. Hai vợ chồng thường tự nấu ăn ở nhà.
6. Tự nấu ăn
Nếu tự nấu ăn và chịu khó ăn đồ Tây thì chi phí cho thực phẩm tương đối rẻ. Ở Đức có rất nhiều món đơn giản như cháo sữa quế, trứng tráng với khoai luộc, spinat và salat, quark, bánh bột rán ăn với mứt táo nghiền hoặc nutella, spaghetti, pudding, các loại súp, thịt hầm, thịt viên sốt kem, cá, thịt , mì khoai bỏ lò…
Nếu không biết nấu món gì chỉ việc hỏi google rất tiện chứ không như ngày trước khi internet chưa phổ biến lắm.
7. Tự cắt tóc
Mỗi tháng nhà chị Nga cũng đỡ được ít nhất 50 (1,4 triệu đồng) do tự cắt tóc lấy. Mua một cái máy tốt và xem các video hướng dẫn là có thể cắt được.
“Mới đầu cắt còn chưa đẹp rồi sau sẽ đẹp, chả có gì dễ dàng ngay từ đầu. Tóc tai bản thân tự làm còn tiết kiệm được nhiều hơn nữa, nhuộm một tháng một lần cũng 50 (1,4 triệu đồng), cắt mái hay cắt đuôi tóc chẻ cũng vài chục, làm xoăn thì phải 150 (4 triệu đồng). Đại khái biết làm gì thì tiết kiệm được khoản đó” , chị Nga chia sẻ.
8. Mua quần áo ở cửa hàng secondhand
Nhiều khi các cửa hàng secondhand bán đồ trẻ con còn mới tinh mà giá chỉ bằng một phần mấy giá cũ. Theo chị Nga, mua kiểu này rất có lợi vì trẻ con nhanh lớn mà đồ bên này giá đắt, nhất là giày dép. Giầy dép da bé xíu mà giá cũng năm bảy chục tới trăm euro, đang tuổi lớn thì chỉ nửa năm một năm đã chật.
Quần của con nếu ngắn vẫn có thể sửa thành quần sooc mặc mùa hè.
Quần áo cho chồng thì không chọn đồ rẻ tiền mà chờ sale. Chị Nga thích cho chồng mặc kiểu sơ mi cổ đứng nhỏ, áo poloshirt của Ralph Lauren, quần leinen, jeans ống đứng không rộng cũng không chật quá. Có thêm chất chun càng thoải mái.
Áo váy bản thân của chị thì chọn các hãng của Đức như Heine, Madeleine. Chị ít mua hàng hiệu quốc tế. Giày dép thích mua hàng da thật, đơn giản vì nó bền và cảm giác dễ chịu. Các loại giày dép của Maripe, Pollini, Baldinini thường được chị chọn vì đi rất êm.
9. Thích mua đấu giá trên eBay
Chị Nga cũng thích mua đấu giá trên eBay. Mua kiểu này thú vị và nhiều khi may mắn mua được món đồ xinh và thường rẻ hơn trong cửa hàng hay katalog nữa.
Nhưng mua bán kiểu này cần thời gian, sự kiên nhẫn và cả may mắn cũng như kinh nghiệm nữa.
10. Dạy con cách quản lý tiền ngay từ nhỏ
Trước bé ở nhà hay được chị Mỹ Nga giao đi chợ mua bán sớm. Chị Nga thường đưa một khoản tiền và bé sẽ tự phải xem với số tiền đó hôm nay có thể mua gì.
Ngoài rau phải mua còn phải có một món mặn, cá tôm, nhộng, đậu phụ, lạc, trứng, sườn,… Bằng cách này chị Nga dạy con học cách chi tiêu và cân đối chi tiêu ngay từ sớm.
Gia đình vẫn dạy con nếu có một đồng thì chỉ tiêu 99 xu, một xu phải để phòng lúc khó khăn.
11. Quan trọng nhất vẫn là: Chất lượng cuộc sống của riêng mình
“Chúng ta nên sống trong khả năng, đừng so bì với người khác, vì giàu sẽ có người giàu hơn, giỏi sẽ có người giỏi hơn nhưng quanh ta vẫn còn nhiều người khổ hơn nữa.
Hãy nghĩ rằng, người ta giàu hơn nhưng họ không cho ta cái gì, ta nghèo hơn cũng chả xin ai cái gì nên cứ vui sống và đừng nghĩ đến tiết kiệm nhiều quá.
Hãy tìm niềm vui cho mình và hài lòng với những gì ta có. Cuộc sống đơn giản vậy thôi” , chị Mỹ Nga chia sẻ.
Bài viết được ghi lại theo lời chia sẻ của nhân vật – Ảnh: NVCC
Những thói quen nhỏ làm nên tài khoản lớn, giúp bạn tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập
Những thói quen tốt về tiền bạc này sẽ giúp tài khoản của bạn ngày càng lớn mạnh, tạo dựng sự giàu có.
1. Chi tiêu ít hơn những gì bạn kiếm được và luôn tìm kiếm cơ hội kiếm tiền mới
Thói quen này là điều luôn đúng đắn dù bạn ở bất kỳ hoàn cảnh tài chính nào. Có 2 cách để bạn có thể thực hiện thói quen này và hãy tập trung vào cả hai: tăng thu nhập và kiểm soát chi tiêu để sống trong khả năng của mình.
Cùng với đó, đừng bao giờ ngừng tìm kiếm các cơ hội kiếm tiền mới để gia tăng thu nhập. Đó có thể là làm thêm vào mỗi cuối tuần, vài buổi dạy gia sư mỗi tuần hay bán hàng trực tuyến...
2. Trả tiền cho chính mình trước tiên
Khi mọi người nói "hãy tự trả tiền cho mình trước", điều đó có nghĩa rằng bạn nên rút tiền tiết kiệm ngay khi nhận được bất kỳ khoản thu nhập nào để đảm bảo rằng bạn đã tiết kiệm được trước khi chi tiêu hết cho các hóa đơn và các chi phí khác.
Chìa khóa để tiết kiệm thành công là hãy tiết kiệm trước, tiết kiệm nhiều hơn và tiết kiệm thường xuyên. Đặt chế độ tự động cho việc tiết kiệm cũng sẽ giúp bạn thực hiện việc tiết kiệm tốt hơn.
3. Duy trì quỹ khẩn cấp
Các chuyên gia tài chính cá nhân đều cho rằng quỹ khẩn cấp là trọng tâm của sức khỏe tài chính. Việc xây dựng và duy trì quỹ khẩn cấp chính là khoản dự phòng giúp bạn duy trì các mục tiêu tài chính của mình ngay cả khi gặp phải sự cố.
Nếu bạn chưa có quỹ khẩn cấp, hãy bắt đầu những bước thay đổi nhỏ bằng cách tiết kiệm chi phí cho 1 tháng sinh hoạt và sau đó tăng dần giá trị của quỹ lên 6-12 tháng. Khoản tiền này sẽ bảo vệ bạn khỏi những lo lắng về tài chính khi khủng hoảng xảy ra như mất việc làm hoặc gặp vấn đề về sức khoẻ.
4. Đặt mục tiêu tài chính
Để biết những thói quen tiền bạc hàng ngày cần tập trung là gì, ưu tiên quản lý tiền bạc theo cách ra sao, bạn phải biết mình đang hướng đến điều gì.
Hãy xem xét tình hình tài chính của bạn, cụ thể hoá những khoản "ngốn" tiền lớn nhất của bạn và nghĩ xem bạn muốn tình hình tài chính của mình như thế nào trong tương lai. Sau khi đã có được các mục tiêu tiền bạc, bạn sẽ dễ xác định được các bước đi cần thiết ngắn hạn và dài hạn.
5. Biết tiền của mình "đi" đâu
Bạn không thể đặt tiền của mình đúng vào nơi quan trọng nếu bạn không biết nó sẽ đi đâu. Hãy chọn cách phù hợp để có thể theo dõi chi tiêu của mình. Đó có thể là một cây bút cùng cuốn sổ nhỏ hay một ứng dụng trong điện thoại thông minh.
Bạn có thể chọn bất cứ cách nào phù hợp với mình, miễn là nó có thể giúp bạn có được bức tranh rõ ràng về những gì đang xảy ra với tiền của bạn. Theo dõi chi tiêu sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được các vấn đề cần cải thiện và tiến trình mình đang đạt được.
Bạn cũng nên tạo thói quen thường xuyên kiểm tra các tài khoản tài chính. Với các tài khoản tiết kiệm, bạn có thể theo dõi định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng. Các tài khoản như hưu trí và đầu tư có thể xem xét ít thường xuyên hơn, tuỳ vào tình hình thực tế.
6. Chỉ mang theo lượng tiền đủ
Nếu ví của bạn đầy đến mức bạn khó có thể đóng lại, hãy cân nhắc giới hạn những gì bạn nên mang theo: một thẻ ghi nợ, tiền mặt đủ để trang trải một ngày và các giấy tờ tùy thân. Không nên mang theo quá nhiều tiền bạc hay thẻ tín dụng để tránh sự cám dỗ chi tiêu.
Việc để thẻ tín dụng ở nhà cũng có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ bị mạo danh trong trường hợp ví của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp. Ngoài ra, việc các chi tiêu được dồn vào 1 mối cũng sẽ giúp bạn dễ theo dõi chi tiêu hơn.
7. Thanh toán hóa đơn đúng hạn
Việc thanh toán hóa đơn đúng hạn không chỉ giúp bạn tránh các khoản phí phạt hay tiền trả chậm mà còn là chìa khóa cho sự bình yên về tài chính và sức khỏe.
Nếu thanh toán đúng hạn là một vấn đề đối với bạn, hãy xem lại lịch thanh toán của từng hóa đơn và đặt lời nhắc trên lịch, trên điện thoại hoặc đăng ký email nhắc nhở. Những việc này sẽ giúp bạn dù bận rộn cũng không bỏ lỡ bất kỳ khoản thanh toán nào.
8. "Tự túc là hạnh phúc"
Sự tiện lợi sẽ hấp dẫn nhưng đi kèm với nó cũng là sự tốn kém. Một số dịch vụ đáng trả tiền để bạn có thể giải phóng thời gian của mình hoặc tránh phát sinh thêm chi phí nhưng rất nhiều việc bạn có thể tự làm để tiết kiệm chi phí. Những việc đơn giản như chuẩn bị bữa ăn ở nhà, chăm sóc móng tay... bạn đều có thể tự làm tốt và tạo ra khoản tiết kiệm lớn.
9. Đầu tư vào bản thân
Nơi tốt nhất bạn có thể chi tiền của mình vào chính là nâng cao giá trị của bạn. Từ những thói quen hàng ngày như ăn uống đa dạng, ngủ đủ giấc đến những bước quan trọng trong cuộc sống như không ngừng học hỏi và đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn, bạn sẽ ngày càng đến gần hơn với mục tiêu của mình.
10. Học cách muốn (và mua) ít hơn
Hãy kìm hãm sự thôi thúc mua sản phẩm này hay trả tiền cho dịch vụ đó để bạn được vui vẻ, hay bất cứ lợi ích nào khác mà các chiến dịch tiếp thị nói với bạn. Thực hành chánh niệm thông qua việc lập ngân sách và tuân theo nó; tạo lập các thói quen giúp bản thân cải thiện cảm giác như thiền định và viết nhật ký về lòng biết ơn... để biết trân trọng hơn những gì mình đang có.
Nhớ rằng, bạn là người quyết định số tiền của mình nên được chi tiêu vào việc gì, không phải các nhà tiếp thị hay đồng nghiệp của bạn.
11. So sánh chi phí cho mọi thứ
Để tiêu tiền một cách khôn ngoan, bạn cần có khả năng quyết định xem những gì bạn nhận được có phải là đủ tốt để mình bỏ ra ngần ấy tiền không. Hãy tập thói quen so sánh giá của các sản phẩm cũng như so sánh giá của chúng với giá trị đem lại. Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu bằng cách so sánh giá của món hàng mình muốn mua với mức thu nhập mỗi giờ của bạn.
Ví dụ: Bạn muốn mua một đôi giày giá 500 nghìn đồng, hãy nghĩ xem liệu nó có thực sự xứng đáng với 2 ngày công lao động của bạn không. Bạn cũng có thể so sánh xem liệu có tốt hơn khi mình dùng 500 nghìn đó để dồn vào khoản tiền trả nợ lãi suất cao.
Cuối cùng, hãy so sánh xem liệu mình có lựa chọn nào tương đương mà phù hợp hơn không, có lựa chọn nào thay thế với chi phí thấp hơn không, nếu bỏ ra nhiều tiền hơn một chút liệu mình có thể mua sản phẩm chất lượng cao với tuổi thọ gấp đôi không? Việc cân nhắc các tùy chọn này có thể giúp bạn giảm thiểu mua "rác" về nhà, đưa bạn đến các lựa chọn mang lại giá trị thực và chất lượng cao hơn.
12. Học hỏi từ những thất bại tài chính
Biết con đường đúng đắn mình cần đi và biết cách trở lại đúng hướng khi đã sai đường đều là những điều hết sức quan trọng. Dù là ai, chúng ta cũng sẽ đều phải đối mặt với những thất bại về tài chính tại một số thời điểm nào đó.
Hãy đối mặt với thất bại bằng thái độ tích cực. Việc thẳng thắn nhìn lại những sai lầm tài chính trong quá khứ sẽ giúp bạn có thể xác định những gì đã xảy ra và cách bản thân có thể ngăn chặn những vấn đề đó lặp lại trong tương lai.
13. Thay đổi các thói quen xấu
Khi thiết lập và thực hành những thói quen mới, lành mạnh về tài chính, bạn vẫn sẽ khó tránh khỏi việc mắc một vài thói quen xấu. Đừng né tránh vấn đề khi chúng nảy sinh hay tìm cách biện minh cho việc chi tiêu quá đà vào thời điểm nào đó. Chúng có thể khiến bạn thiệt hại nhiều hơn cả những gì thói quen tốt tạo dựng nên được.
Dù là vấn đề gì, đừng phá hoại chính nỗ lực xây dựng sự giàu có của bản thân mình. Cùng với việc xây dựng những thói quen tích cực, hãy dần cải thiện những thói xấu và thành thật với bản thân để ngày càng đến gần đích.
14. Giáo dục bản thân về tài chính
Nếu bạn nghiêm túc về việc xây dựng sức khỏe tài chính và tạo dựng sự giàu có thì bạn cần phải tự giáo dục bản thân mình. Chúng ta không thể đưa ra lựa chọn tài chính tốt nhất nếu không biết lựa chọn của mình là gì và mỗi quyết định sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống và tiền bạc của mình.
Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ như đọc các cuốn sách về tài chính cá nhân hay dành vài phút mỗi ngày để đọc các bài viết về tài chính cá nhân.
Khi nghiên cứu các lựa chọn để đưa ra quyết định, hãy đi sâu vào những ưu và nhược điểm của từng lựa chọn. Dù đó là vay mua ô tô hay tìm cách đầu tư thích hợp, bạn đều có thể đưa ra quyết định khôn ngoan và tự tin hơn khi đã tìm hiểu nhiều về lĩnh vực này.
11 cách hiệu quả để "lừa" bản thân tiết kiệm tiền Nếu bạn đang tìm cách kiếm thêm một chút tiền tiết kiệm, thì những thủ thuật này có thể là giải pháp cho vấn đề tiết kiệm của bạn. Vì nhiều lý do, tiết kiệm tiền có thể là điều khó khăn với không ít người. Thường thì không có chênh lệch lớn giữa số tiền mà hầu hết chúng ta kiếm được...