Mận chín rộ, học ngay mẹ đảm 9x làm ô mai mận để dành ăn dần thôi!
Mùa mận sẽ không còn đến vội – đi nhanh nếu bạn biết thêm cách làm món ô mai mận dẻo ngon dưới đây.
Cứ tới tháng 5, từng trái mận căng mọng lại khiến những tâm hồn đam mê ăn uống thổn thức. Đón mùa mận, chị Lê Mai Hoa (Hà Đông, Hà Nội) đã chia sẻ công thức làm món ô mai mận dễ hiểu, dễ làm của mình tới các chị em. Đặc biệt, với công thức này, bạn hoàn toàn có thể tận dụng tiết trời nắng nóng để giúp ô mai mận thêm dẻo ngon hấp dẫn.
Hãy cùng xem chi tiết cách làm này nhé!
Phần chia sẻ được cộng đồng mạng yêu thích của chị Mai Hoa.
Nguyên liệu chế biến món ô mai mận:
- 01kg mận (nên chọn quả mận to và cứng)
- 01kg đường
- 01 miếng gừng to
- Nước vôi trong (bạn có thể dễ dàng tìm mua vôi thực phẩm tại các cửa hàng bán trầu cau ngoài chợ).
Cách làm món ô mai mận:
Bước 1. Sơ chế các nguyên liệu
Video đang HOT
Bước 2. Sên ô mai mận
- Cho toàn bộ hỗn hợp mận và nước đường đã tan vào nồi.
- Đun trên lửa vừa tới khi hỗn hợp sôi sùng sục thì vặn lửa xuống mức nhỏ nhất. Tiếp tục đun với mức nhiệt như vậy cho tới khi mận se và nước đường sệt lại.
Chú ý: Nếu thấy lượng nước đường quá nhiều thì khi hỗn hợp sôi được 20 phút, bạn có thể chắt bớt để tận dùng làm siro mận.
- Gừng rửa sạch. Một phần nhỏ đem xay, chắt lấy nước cốt đổ vào hỗn hợp mận đang đun. Phần còn lại làm dập rồi để riêng. Sau khi khuấy đều nước cốt và hỗn hợp khoảng 05 phút thì cho tiếp phần gừng còn lại vào và đun tới khi thấy mận keo lại thì tắt bếp.
- Xếp mận ra mâm hoặc khay phẳng rộng.
- Nếu bạn có lò sấy, đem phơi mận dưới nắng to trong 02 tiếng đến 03 tiếng rồi mới đem sấy khô. Còn nếu bạn không có dụng cụ sấy, hãy đem khay phơi dưới nắng to trong một ngày là thu được thành phẩm.
- Trong trường hợp trời không có nắng, bạn mang ô mai mận đi sấy khô bằng lò với nhiệt độ 100 độ C trong thời gian từ 45 phút đến 01 tiếng.
Bước 3. Chú ý khi bảo quản
Ô mai mận tự làm không có chất bảo quản. Vì vậy, bạn nên cất ô mai trong hũ thủy tinh và đặt trong tủ mát.
aFamily chúc bạn có những món ăn hợp khẩu vị cùng chuỗi các công thức món ngon theo mùa của chuyên mục Ăn Ngon – Khéo Tay.
Chị Lê Mai Hoa hiện đang sinh sống tại Hà Đông, Hà Nội. Chia sẻ cùng aFamily, chị cho biết bản thân luôn rất yêu thích các loại hoa quả cũng như những món ăn ngon. Đối với chị, khi bước vào bếp nấu thì đó là vì thật sự yêu.
Theo afamily.vn
Cách dùng nồi cơm điện nấu xôi lạc mềm ngon thần sầu, vụng mấy cũng thành công
Với cách nấu xôi lạc này, dù không phải dùng đến chõ như phương pháp truyền thống nhưng bạn vẫn sẽ có được những hạt xôi căng mọng, bóng bẩy mà không hề bị nhão.
Tất cả chúng ta đều biết gạo nếp cần phải đồ và nấu chín bằng hơi thì mới ngon, hạt xôi mới ráo. Tuy nhiên có những ngày chúng ta rất lười phải đem nồi chõ ra đồ xôi thì thật lỉnh kỉnh và tốn thời gian.
Mình vẫn sử dụng xửng hấp của chính nồi cơm điện để hấp xôi nhưng chỉ với 1 lượng nếp rất ít, tầm 2-3 lạng. Nếu nhiều hơn thì mình phải cho trực tiếp vào nồi cơm để nấu mới vừa. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách mình hay nấu xôi lạc để sao cho hạt xôi căng mọng, bóng bẩy mà không bị nhão nhé!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu xôi lạc:
500g gạo nếp
150g lạc (đậu phộng)
300ml nước (nếu muốn xôi béo ngậy có thể pha thêm nước cốt dừa)
Dầu ăn, muối, bột canh.
Cách làm:
Nếp và lạc vo và rửa sạch. Ngâm qua đêm cùng chút muối.
Rửa sạch lạc sau đó đem luộc cho lạc chín. Sau khi sôi, ninh thêm khoảng 10-15 phút. Lạc chín sẽ có vị ngọt bùi và không bị chát. Đổ lạc ra, rửa qua nước cho sạch hết bọt và màu, sau đó để ráo nước.
Nếp đổ ra rổ cho ráo, vo qua lại cho sạch. Cắn thử hạt nếp nếu thấy nhạt thì bạn nêm một chút bột canh, xóc đều. Trộn dầu ăn vào nếp, sau đó đổ lạc vào trộn đều.
Lót đáy nồi cơm bằng giấy nến nướng bánh, lá chuối hay lá dứa (lá nếp) sao cho nếp không tiếp xúc với đáy nồi. Đổ nếp đã trộn cùng lạc vào nồi sau đó đổ 300ml nước vào sao cho xăm xắp mặt gạo. Mình sử dụng nước nước cốt dừa. Bật chế độ nấu cơm, sau khi nồi đã chuyển sang chế độ giữ ấm được 10-15 phút thì bạn đảo xôi.
Lúc này nếu thấy nước chưa rút hết thì bật lại chế độ nấu thêm một lần nữa. Sau khi nồi nhảy nấc thì để ở chế độ hâm nóng thêm 15-20 phút nữa xôi chín hẳn.
Lưu ý: Tùy từng nồi mà thời gian nấu cũng như thời gian nhảy nấc sẽ khác nhau. Các bạn cần quan sát và rút ra cách nấu phù hợp với nồi nhà mình. Ngoài ra nếu muốn xôi có màu thì ở phần nước nấu bạn có thể dùng nước lá dứa, lá cẩm, đậu biếc... tùy theo điều kiện và sở thích của mình nhé!
Thành phẩm:
Cách nấu xôi lạc này rất nhàn và tiện, cho ra thành phẩm xôi ngon không kém đồ bằng chõ. Các bạn thử nấu để cải thiện bữa sáng cho gia đình hoặc dâng cúng tổ tiên ông bà vào ngày rằm, mùng một cũng sẽ rất hợp đấy!
Chúc bạn thành công với cách nấu xôi lạc nhanh và ngon này nhé!
Theo afamily.vn
Mùa cá ngần đã về, các mẹ đừng bỏ lỡ món chả cá ngần thơm ngon đặc biệt nhé! Chả cá ngần vàng ươm, thơm ngọt chỉ cần ăn với ít dưa leo xắt lát là bữa tối đã ngon lắm rồi! Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm chả cá ngần : - Cá ngần: 300g - Thịt băm: 200g - Trứng gà hoặc trứng vịt: 2 quả - Thì là, rau răm, lá lốt, hành hoa, hành...