Mặc cảm, tự ti vì chứng đổ mồ hôi tay
Đổ mồ hôi tay là hội chứng gây khó chịu cho người mắc phải nó, thậm chí khiến họ tự ti, mệt mỏi, ảnh hưởng tới công việc, giao tiếp.
Mặc cảm vì tay chảy nước
Anh Nguyễn Văn Biển (26 tuổi, quê Thái Bình) đến BV E Hà Nội khám vì chứng đổ mồ hôi tay. Anh Biển cho biết bình thường tay của anh chỉ một lúc là đổ mồ hôi ướt nhòe. Chỉ vì tay nhiều mồ hôi mà anh Biển không thể làm công việc lái xe mà phải đi tìm việc khác.
Mặc dù thân hình cao lớn, đẹp trai nhưng chứng chảy nước tay khiến bàn tay và bàn chân cứ ướt át, bẩn bẩn nên anh Biển chưa dám yêu ai.
Trường hợp của Đỗ Quỳnh Thu (23 tuổi, quê Thanh Hóa) đang làm việc tại Hà Nội cũng tương tự. Thu mắc chứng đổ mồ hôi tay. Bàn tay của cô lúc nào cũng ướt át, đi làm cô luôn để cái khăn bên cạnh lau ban tay của mình. Mỗi lần có việc gì giao tiếp bắt tay là Thu lại rụt rè ngại vì mặc cảm tay đổ mồ hôi.
Thu có đi tư vấn nhưng các biện pháp điều trị cũng chưa triệt để mà có khả năng tái phát. Thu cũng không có bạn trai, chứng bệnh trên tuy không phải là nan y nhưng đã dựng lên một rào cản, không để cô hòa nhập, giao tiếp thoải mái. Có lúc cô cảm giác những món đồ của mình cứ bạc màu hơn vì mồ hôi ảnh hưởng lên nó.
Hình ảnh tay chảy nước của một bệnh nhân được bác sĩ Liên khám.
Vì sao đổ mồ hôi?
Video đang HOT
Theo Thạc sĩ, BS Nguyễn Đình Liên – Trưởng khoa Nam học tiết niệu, BV E Hà Nội, những trường hợp như của Thu và Biển không phải là hiếm. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi tay/chân có thể là tiên phát hay thứ phát.
Các vùng đổ mồ hôi trên cơ thể gồm: đầu, mặt, lòng bàn tay, nách, thân và lòng bàn chân.
Đổ mồ hôi tiên phát không rõ nguyên nhân: Thường gặp hơn đổ mồ hôi thứ phát và chủ yếu khu trú ở lòng bàn tay, nách, đầu, mặt và lòng bàn chân. Khởi phát từ lúc nhỏ hay giai đoạn sớm của tuổi thanh xuân, triệu chứng nặng nề hơn trong giai đoạn dậy thì và kéo dài trong suốt cuộc đời. Các rối loạn về tâm và thần kinh hiếm gây đổ mồ hôi tay. Đổ mồ hôi gây khó chịu và ảnh hưởng nặng nề trong giao tiếp xã hội, nghề nghiệp, bạn bè…
Theo bác sĩ Liên biểu hiện đó là người bệnh cảm thấy tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, gây khó chịu nhất trong các vùng đổ mồ hôi. Bàn tay được sử dụng trong giao tiếp về mặt xã hội và nghề nghiệp nhiều hơn những vùng khác trên cơ thể.
Tăng tiết mồ hôi quá mức ở bàn tay gây hạn chế trong việc lựa chọn lựa nghề nghiệp. Những bệnh nhân có đổ mồ hôi tay thường ngại tiếp xúc với người khác. Bệnh nhân cảm thấy bàn tay mình ẩm ướt và mát hay lạnh cả ngày. Một số bệnh nhân cũng cảm thấy bàn tay mình thay đổi màu sắc trở thành màu xanh tái hay tím.
Một số trường hợp thì đổ mồ hôi nách gây ướt và làm bẩn áo. Ở những bệnh nhân có nách nặng mùi sẽ gây nên những ức chế về tâm lý và tâm thần, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, thường gặp ở những sắc dân châu Á nhiều hơn những sắc dân khác.
Biểu hiện đổ mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn chân và có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác ở cơ thể. Đổ mồ hôi ở thân và đùi ít gặp có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác của cơ thể.
Đối với đổ mồ hôi thứ phát, theo BS Liên, thường gây đổ mồ hôi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân gây đổ mồ hôi thứ phát như: cường giáp, điều trị các bệnh ác tính bằng nội tiết, mãn kinh, béo phì, rối loạn tâm thần, các bệnh ác tính hệ thống.
Có rất nhiều biện pháp điều trị chứng này như điều trị tâm lý, điều trị nội khoa, chích botox, laser, cắt bỏ tuyến mồ hôi nách…
Nhưng hiện tại, theo BS Liên, có thể phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm, đây là phương pháp lựa chọn cho những trường hợp đổ mồ hôi nặng chỉ được sử dụng trong những trường hợp đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, mặt và nách. Phương pháp sử dụng dòng điện hay dao để cắt các đường dẫn truyền xung động thần kinh đến các tuyến mồ hôi.
Các hạch giao cảm là những chỗ nối thần kinh đến các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, nách và vùng đầu cổ nằm dọc theo 2 bên cột sống trong lồng ngực. Trong quá khứ người ta phải cắt bỏ một xương sườn để thực hiện phẫu thuật này. Ngày nay nhờ có phương tiện phẫu thuật nội soi, các phẫu thuật viên chỉ cần 2 đường rạch nhỏ từ 3-5 mm ở 2 bên thành ngực là có thể tiến hành phẫu thuật.
Căn bệnh khiến người mắc đổ nhiều mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi là cơ chế bình thường nhưng khi kèm theo mùi bất thường, người mắc có thể bị suy giảm chất lượng cuộc sống và nhiều hệ lụy khác.
Thạc sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết người mắc bệnh tăng tiết mồ hôi khiến mồ hôi ra nhiều hơn mức bình thường trong khi nhiệt độ xung quanh hay mức độ hoạt động thể chất không thay đổi.
Nguyên nhân
Tiết mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể. Hệ thống thần kinh tự động kích hoạt các tuyến mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tiết mồ hôi cũng xảy ra khi căng thẳng hay lo lắng, đặc biệt ở lòng bàn tay.
Khi mắc bệnh, các dây thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng ra quá nhiều mồ hôi.
Người mắc bệnh tăng tiết mồ hôi có thể do di truyền, sử dụng thuốc hoặc mắc bệnh các lý liên quan thần kinh. Ảnh: Globalnews .
Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi có thể là di truyền hoặc mắc các bệnh như viêm khớp, căng thẳng thần kinh, chấn thương tủy sống, rối loạn hệ máu và sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh.
Triệu chứng điển hình của bệnh là mồ hôi quá nhiều ở chân, tay và nách hoặc cả 3 vị trí. Đôi khi, các phần khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Tiết mồ hôi nhiều có thể gây ra ngượng ngùng, lo lắng hay bối rối trong giao tiếp xã hội do cơ thể có mùi hôi. Áo, vớ và giày cũng có thể bị sẫm màu.
Mồ hôi quá nhiều có thể thấm qua các lớp quần áo, làm gián đoạn hoạt động hàng ngày và gây lo lắng, bối rối, mất tự tin cho người trong cuộc. Bệnh xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi, kể cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở tuổi dậy thì.
Chẩn đoán và điều trị
Người mắc chứng tăng tiết mồ hôi được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra thể chất, xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm giúp nhân viên y tế loại trừ các bệnh tăng cường giáp, một bệnh gây ra những triệu chứng tương tự tăng tiết mồ hôi.
Tăng tiết mồ hồi khiến cuộc sống và tâm lý người mắc bị ảnh hưởng. Ảnh: Chirit .
Để điều trị tăng tiết mồ hôi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống hoặc dạng kem bôi da. Các biện pháp phòng ngừa bệnh tự nhiên được khuyến cáo là uống đủ nước, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, thay đồ và vớ thường xuyên, không mặc quần áo bằng sợi nylon hoặc tổng hợp. Bên cạnh đó, việc dùng chất khử mùi và thuốc chống mồ hôi không mang lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo người thường xuyên đổ mồ hôi nên quản lý sinh hoạt khoa học, tránh stress, tắm rửa sạch sẽ, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tăng cường giao tiếp, xóa bỏ những mặc cảm cá nhân.
Về ăn uống, người bệnh nên hạn chế thức ăn cay, nặng mùi như hành tây, ớt, tỏi, rượu..., tránh thực phẩm nhiều dầu và chất béo, thực phẩm có chứa nhiều caffeine. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và nhiều vitamin sẽ giúp kiểm soát lượng mồ hôi.
Người đàn ông có nguy cơ chạy thận vì uống thuốc lá chữa bệnh Mọi người thường bày nhau kinh nghiệm uống các loại lá để sỏi thận bật ra theo đường đi tiểu. Tuy nhiên, tùy theo từng loại sỏi mới có tác dụng. Ngược lại nếu gặp phải sỏi dạng gai xương rồng, sỏi đã can xi hóa thì chỉ làm hại thận như trường hợp người đàn ông 40 tuổi ở Lào Cai được...