Mắc 1 trong 6 bệnh này thì thèm đến mấy cũng phải kiêng rau muống, nếu không bệnh sẽ ngày một nặng hơn
Rau muống là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình người Việt. Tuy nhiên, với một số người mắc bệnh như khớp, gout, sỏi thận hay người đang uống thuốc đông y, ăn rau muống lại cực kỳ độc cho cơ thể.
Theo nhiều tài liệu Đông y từng viết, cứ 100 g rau muống chứa 90% nước, 3 g chất xơ, 3 g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Loại rau này rất tốt và cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) trước đó, rau muống có thể khiến tình trạng của một số bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế để tránh các tác dụng phụ, những nhóm người dưới đây không nên động vào rau muống:
Người mắc bệnh gout
Ảnh minh họa
Theo giải thích của các chuyên gia, rau muống là thực phẩm chứa nhiều purin, người đang bị đau nhức xương khớp, người bị bệnh gút hoặc tăng axit uric máu ăn vào có thể bị kích hoạt phản ứng viêm, rất dễ làm tăng nguy cơ tái phát một cơn đau gút cấp tính.
Người mắc bệnh thận
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Đặc biệt, trong rau muống còn chứa hàm lượng oxalat cao, chất này khi vào cơ thể có thể kết tủa ở thận, gây sỏi thận, sỏi niệu đạo. Trong khi đó, bệnh gút cũng có thể làm tăng nguy cơ kết tủa tinh thể urat, gây nên sỏi thận. Vì vậy, những người bị bệnh gút ăn rau muống sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường.
Không ăn khi đau nhức xương khớp
Ảnh minh họa
Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người mắc các bệnh này thì cũng nên hạn chế.
Những người đang uống thuốc Đông y
Ảnh minh họa
Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Người điều trị ngoại khoa nội khoa
Ảnh minh họa
Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.
Người có hệ tiêu hóa yếu
Ảnh minh họa
Rau muống là loại rau nằm trong nhóm rau ăn lá được trồng nhiều ở ao hồ nên rất dễ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu… Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị đầy bụng, khó tiêu, ngộ độc mãn tính…
M.H (th)
Nước ép cherry giúp điều trị bệnh gout
Nước ép cherry (anh đào) chứa nhiều chất chống ôxy hóa và các đặc tính chống viêm giúp giảm viêm, đặc biệt là bệnh gout.
Gout (gút) là một loại viêm khớp gây ra khi có sự ứ đọng acid uric trong máu. Acid uric bị ứ đọng dưới dạng tinh thể trong khớp, dẫn đến viêm và gây các cơn đau đột ngột. Các khu vực thường xảy ra bệnh gút là xung quanh khớp mắt cá chân, ngón chân cái và đầu gối. Nước ép cherry được cho là giúp giảm đau do bệnh gout, theo Organicfacts.
Trái cherry chứa nhiều vitamin C giúp làm giảm acid uric một cách đáng kể và có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa. Ảnh: Internet
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Thực phẩm chức năng, một nhóm nhà nghiên cứu người Anh tuyên bố rằng uống nước ép cherry thường xuyên giúp giảm nồng độ acid uric sản xuất trong máu và tăng một số hợp chất anthocyanin trong máu. Anthocyanin là chất chống ôxy hóa không chỉ chịu trách nhiệm cho màu sắc trong trái cây, mà còn làm giảm bất kỳ loại viêm nào trong cơ thể, điều này rất quan trọng trong điều trị bệnh gút.
Nên tiêu thụ bao nhiêu nước ép Cherry Cherry cho bệnh gút?
Các nhà nghiên cứu tại Trường y Robert Wood Johnson ở New Brunswick, New Jersey đã trình bày một nghiên cứu được thực trên 24 bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân được cho dùng một muỗng canh chiết xuất từ cherry (tương đương với 45-60 quả cherry), hai lần mỗi ngày trong khoảng thời gian bốn tháng. Kết quả được ghi nhận rằng có sự sụt giảm gần 50% sự xuất hiện của bệnh gout trong những bệnh nhân này. Tuy nhiên, cần có thêm thông tin để xác định đúng thời điểm để tiêu thụ nước ép cherry trong ngày hoặc liệu nó có hữu ích hơn khi được kết hợp với các thực phẩm khác.
Ngoài ra, hãy đọc nhãn trước khi bạn mua nước trái cây. Một số nhãn hiệu nước ép cherry có thể chứa lượng đường cao. Để tránh tình trạng quá tải calo và carbohydrate, tốt hơn hết là tiêu thụ loại không đường.
Tác dụng phụ của của việc tiêu thụ nước ép Cherry
Nước ép cherry chứa hàm lượng sorbitol cao. Sorbitol là một loại đường tự nhiên, không được tiêu hóa hoặc hấp thụ bởi ruột non, theo cuốn sách Dinh dưỡng nâng cao và Chuyển hóa của con người của tác giả Sareen Gropper. Do đó, tiêu thụ quá nhiều nước ép cherry có thể gây tiêu chảy vì tỉ lệ cao của sorbitol. Hơn nữa, nếu bạn bị dị ứng với nước ép cherry, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước, theo Organicfacts.
NHẬT LINH (LƯỢC DỊCH)
Không phải nam giới, đây mới là 5 nhóm người cần kiêng đậu phụ, ai thuộc nhóm này nên cấp tốc tránh xa Hầu hết đàn ông đều được "tuyên truyền" ăn đậu phụ sẽ làm giảm số lượng tinh binh, ảnh hưởng chất lượng sinh sản... Tuy nhiên đây vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi và chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định. Trước đó, bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Việt -...