Lý giải nguyên nhân khiến cơ thể luôn cảm thấy ớn lạnh
Nếu bạn chỉ cảm thấy lạnh khi nhiệt độ giảm thì đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, trường hợp bạn lúc nào cũng cảm thấy rét run và ớn lạnh thì có thể đây là dấu hiệu bạn đang mắc một số bệnh nghiêm trọng.
Luôn cảm thấy lạnh trong người có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn
Thiếu vitamin B12
Vitamin B12 không những có trách nhiệm chuyển đổi thức ăn thành năng lượng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động bằng cách duy trì sự tái tạo tế bào cũng như hoạt động hệ thống tiêu hóa và thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể khiến bạn cảm thấy lạnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tăng cường bổ sung sữa, trứng cùng với các nguồn khác của B12 như thịt và ngũ cốc.
Thiếu sắt cũng có thể gây ra triệu chứng lạnh suốt ngày. Các triệu chứng thiếu sắt gồm yếu người, cảm thấy lạnh, da nhợt nhạt, lưỡi bị viêm, đề kháng thấp và mệt mỏi. Trong trường hợp thiếu sắt, bạn nên thêm rau xanh, trái cây khô, một số ngũ cốc, thịt bò nạc, gan gà, hàu và trai.
Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp có trách nhiệm tạo ra năng lượng bằng cách sử dụng oxy và calo, từ đó tạo ra nhiệt. Triệu chứng bao gồm cảm giác kim châm ở chân, tay, móng, tóc, tăng cân liên tục mặc dù không thèm ăn, táo bón, chậm chạp và kinh nguyệt kéo dài. Liệu pháp thay thế hormone thường là giải pháp điều trị.
Hội chứng Raynaud là kết quả của sự gián đoạn của việc cung cấp máu trong một số bộ phận cơ thể do sự co thắt của cơ trơn thành động mạch. Hầu hết mọi người gặp phải hội chứng Raynaud trong thời tiết lạnh.
Bạn cảm thấy lạnh suốt ngày chỉ xuất hiện ở tay và chân hoặc toàn bộ cơ thể. Cảm giác lạnh ở bàn tay và bàn chân có thể là do hệ miễn dịch suy yếu, do sự tồn tại tình trạng viêm và nhiễm trùng làm tổn thương cơ thể.
Nồng độ đường huyết trong máu cao kéo dài có thể làm tổn hại thận và sinh cảm giác lạnh suốt ngày. Một số triệu chứng khác bao gồm: buồn nôn, ngứa, chán ăn, khó thở, sưng phù, lú lẫn.
Tác dụng phụ của thuốc
Đối với chứng đau thắt ngực, tăng huyết áp và chứng đau nửa đầu, bác sĩ kê toa các thuốc chẹn beta có tác dụng phụ là cảm thấy ớn lạnh suốt ngày. Thuốc chẹn beta làm giảm lưu thông máu ở các chi dẫn tới lạnh các chi, bạn cũng có thể cảm thấy chuột rút trong cơ, buồn ngủ, mất ngủ và bất lực. Bạn không nên ngừng thuốc ngay, nên trao đổi với bác sĩ để thay thế thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng.
Rối loạn tuyến giáp
Video đang HOT
Nhiều vấn đề sức khỏe có nguyên nhân từ tuyến giáp. Luôn luôn cảm thấy lạnh là một dấu hiệu báo trước về chứng suy giáp, có nghĩa là tuyến giáp không tiết ra đủ hormone cần thiết để duy trì tốt chức năng. Nếu không đủ hormone này, sự trao đổi chất chậm lại, ngăn cơ thể sản xuất nhiệt.
Cơ thể quá gầy
Khi bị thiếu cân hay cơ thể quá gầy, bạn sẽ thiếu một lượng chất béo cần thiết để bảo vệ khỏi nhiệt độ lạnh. Ngoài ra, do chỉ số khối cơ thể thấp nên bạn không có nhu cầu ăn hoặc ăn rất ít làm lượng calo cung cấp cho cơ thể không đủ dẫn tới giảm sự trao đổi chất và hậu quả là không tạo đủ nhiệt để làm ấm cơ thể.
Tuần hoàn kém
Nếu chỉ bàn tay và bàn chân của bạn luôn cảm thấy lạnh như đá và các phần còn lại của cơ thể bạn cảm thấy bình thường thì rất có thể do rối loạn tuần hoàn máu hoặc vấn đề về tim. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng có thể gây ra tuần hoàn kém vì nó làm tắc nghẽn mạch máu.
Thiếu ngủ có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh, làm giảm hoạt động ở vùng dưới đồi, vùng não điều khiển nhiệt độ cơ thể khiến bạn cảm thấy luôn bị lạnh. Nghiên cứu tại Mỹ cho biết, để đáp ứng với căng thẳng do thiếu ngủ, một khu vực ở não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ có xu hướng giảm xuống nên gây ra những cơn ớn lạnh liên tục.
Mất nước
Khoảng 60% cơ thể là nước và nước giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn uống đủ nước, nước sẽ giữ nhiệt và phát hành nó từ từ, giúp cơ thể luôn ấm áp. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ bên ngoài.
Giải pháp cho tay chân lạnh
Vận động: Đứng dậy và di chuyển, vận động có thể là một trong những cách dễ dàng nhất để làm ấm cơ thể và giúp máu lưu thông đến chân tay. Việc thúc đẩy lưu thông máu thông qua vận động, tập thể dục giúp giữ chân tay ấm áp trong suốt cả ngày.
Đi tất và giày ấm: Tất và giày ấm rất quan trọng đối với những người bị chân lạnh. Ngay cả khi ở trong nhà, mang tất và dép lông, thậm chí trải thảm trên sàn là giải pháp tốt cho đôi chân lạnh.
Ngâm chân: Một trong những cách nhanh nhất để làm ấm đôi chân lạnh là ngâm chúng trong nước ấm trong 10 đến 15 phút, giúp máu lưu thông tới bàn chân. Việc này nên thực hiện hàng ngày, trước khi đi ngủ.
Túi sưởi: Túi sưởi rất hữu ích đối với người thường xuyên tay chân lạnh, tiện sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ đâu.
Theo anninhthudo
Thực phẩm tốt 'hơn nghìn viên thuốc bổ' cho người thiếu máu não
Thiếu máu não nên ăn gì để cải thiện tuần hoàn não, tăng cường tái tạo máu là điều rất nhiều người bệnh quan tâm. Ngoài thay đổi lối sống, từ bỏ những thói quen xấu thì thực phẩm mà bạn ăn uống hàng ngày có tác động đáng kể đến sức khỏe và cải thiện tình trạng thiếu máu não.
Ảnh minh họa: Internet
Thiếu máu não là tình trạng giảm tuần hoàn máu lên não, khiến các tế bào não ở một hoặc nhiều vùng không nhận đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến rối loạn chức năng, có thể chết vĩnh viễn.
Các triệu chứng của thiếu máu não nhẹ thường không mấy đặc trưng cho đến khi chúng tiến triển nặng hơn. Một vài dấu hiệu có khả năng liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não gồm chóng mặt, đau đầu, ù tai, tê tay chân...
Tuy nhiên, tình trạng này có thể phòng ngừa và kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống, xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó, vấn đề "người bệnh thiếu máu não nên ăn gì" được rất nhiều người quan tâm khi muốn cải thiện tuần hoàn máu não.
Bổ sung vitamin
Tốt hơn cả là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như cá, sữa, trứng, các loại rau xanh như súp lơ, dầu thực vật, quả xoài, kiwi... Bên cạnh đó cũng nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, vitamin C cũng rất cần thiết.
Ảnh minh họa: Internet
Bổ sung chất đạm, sắt
Các loại thực phẩm thuộc nhóm này đặc biệt quan trọng đối với người chữa bệnh thiếu máu não giúp tăng cường lượng máu trong cơ thể và phục hồi sức khỏe. Trước tiên cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tiếp đến là bổ sung chất sắt, một trong những nhân tố quan trọng giúp sản sinh hồng cầu chống lại bệnh thiếu máu.
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như gan gà, gan heo, bò, vịt, thận, tim, huyết của gà, vịt, heo; thịt nạc của bò, dê, gà, vịt, lòng đỏ trứng; hải sản như ngao, sò, hến, cá và các loại đậu. Bạn cũng có thể sử dụng các loại viên uống bổ sung sắt.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thường xuyên ăn các loại rau củ quả như rau dền, rau cần, cà chua, khoai tây, bí đỏ, nấm, dưa hấu,...
Ảnh minh họa: Internet
Cá béo
Các loại cá béo là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào cũng như các chất béo khác tốt cho sức khỏe. Thành phần này có thể giúp giảm nồng độ beta-amyloid trong máu - một loại protein hình thành nên các khối gây tổn thương não bộ ở những người bệnh Alzheimer.
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy những người bổ sung nhiều omega-3 giúp làm tăng lưu lượng máu lên não. Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy mối liên hệ giữa mức độ omega-3 và khả năng nhận thức hoặc khả năng tư duy tốt hơn.
Bạn hãy cố gắng ăn ít nhất hai bữa cá một tuần nhưng chọn các loại ít bị nhiễm thủy ngân, chẳng hạn như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ đóng hộp hay cá minh thái (pollack).
Các loại quả mọng
Theo nghiên cứu thì flavonoid, một sắc tố tự nhiên trong thực vật giúp chúng có màu sắc sặc sỡ, cũng giúp cải thiện trí nhớ. Năm 2012, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Neurology cho thấy những phụ nữ dùng từ hai phần dâu tây/việt quất trở lên mỗi tuần có quá trình suy giảm trí nhớ chậm hơn đến hai năm rưỡi.
Ảnh minh họa: Internet
Hạt óc chó
Các loại hạt có nhiều protein và các chất béo tốt cho sức khỏe. Trong đó, một vài loại hạt nhất định cũng giúp cải thiện trí nhớ. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy có mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều hạt óc chó với kết quả cải thiện điểm số kiểm tra nhận thức.
Hạt óc chó chứa một loại axit béo omega-3 có tên là axit alpha-linolenic (ALA) với tác dụng làm hạ huyết áp và bảo vệ động mạch. Đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe của cả tim mạch và não bộ.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt có chứa rất nhiều vitamin, nhất là vitamin E. Bạn có thể nâng cao sức khỏe nhờ ăn những thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt; Lúa mạch; Yến mạch; Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Ảnh minh họa: Internet
Trứng
Trứng cũng là một thực phẩm tốt cho não bộ. Trong trứng chứa rất nhiều vitamin nhóm B bao gồm: Vitamin B6; Vitamin B12; Axit folic (vitamin B9)... Nghiên cứu gần đây cho thấy các vitamin này có khả năng ngăn ngừa teo não và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.
Các sản phẩm từ đậu nành
Các sản phẩm từ đậu nành chứa một nhóm chất chống oxy hóa có tên là polyphenol.
Nghiên cứu cho thấy polyphenol có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và cải thiện khả năng nhận thức.
Các polyphenol trong sản phẩm đậu nành được gọi là isoflavone, bao gồm daidzein và genistein. Những thành phần này hoạt động như chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe chung cho cơ thể.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Ăn uống lành mạnh cho người đái tháo đường dịp Tết Người đái tháo đường hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo, đạm từ động vật như thịt, mỡ; tăng cường rau xanh; chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Tết đến với nhiều loại thức ăn, nước uống chứa nhiều đường, chất béo; giờ giấc dùng bữa xáo trộn khiến người mắc bệnh đái tháo đường dễ tăng chỉ số...