Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ

Theo dõi VGT trên

Trong vòng 3 tháng cuối năm, lớp học ở điểm bàn Chà Gá (xã Pa Vệ Sử, Mường Tè, Lai Châu) học trò phải học trong lớp học mù sương và giá rét.

Có thể chẳng có một từ ngữ nào nói hết được những khốn khó nơi đây, nhưng lúc nào cũng thế, tấm lòng của những giáo viên đều hướng về học sinh, những đứa trẻ vùng cao chân chẳng bao giờ hết bùn.

Sau một hành trình leo ngược trên con đường mòn từ điểm Thò Ma, thầy Nguyễn Văn Tình, Hiệu phó trường Phổ thông bán trú Tiểu học Pa Vệ Sử đưa chúng tôi lên điểm bản Chà Gá. Điểm trường trong sương mù ở Pa Vệ Sử.

Đường lên Chà Gá là hành trình lạc vào trong sương mù, tầm nhìn chỉ chưa đầy 3 mét.

Từ trung tâm xã Pa Vệ Sử, “leo” được lên Chà Gá chúng tôi phải mất 3 tiếng đồng hồ. Con đường mòn từ núi yên ngựa Pá Hạ xưa nay đang được làm lại bằng máy móc, cơ giới nhưng vẫn còn vô cùng vất vả.

Giữa quãng, thầy Tình kể: “Những năm trước, các thầy cô giáo đi lên Chà Gá chủ yếu bác ba lô đi theo đường mòn.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 1

Đường đi Chà Gá chìm trong sương mù.

Lấy gốc cây gạo ở yên ngựa Pá Hạ làm mốc, sau đó nghỉ lại đi tiếp. Từ Pa Vệ Sử phải leo thật nhanh cho kịp ngày. Nếu không tối ở lại giữa chừng núi vô cùng nguy hiểm”.

Chà Gá trước kia được coi như một trong nhưng bản tận cùng heo hút, địa bàn cư trú của người La Hủ, hay còn gọi là người Xá Lá Vàng.

Từ nhiều năm trước, những người La Hủ được nhà nước đưa về sống tập trung trong các bản làng cố định.

Bản Chà Gá chỉ có quãng hơn hai chục nóc nhà, nằm nghiêng trên sườn dốc thăm thẳm.

Đó như một trong những tập tục của người La Hủ, chỗ càng dốc, người La Hủ càng thích chọn làm nơi sinh sống để làm nương, làm rẫy trên ngọn núi đó.

Từ tập quán dựng lều ở đến khi lá trên lều úa vàng thì cả gia đình lại khăn gói kéo nhau rời đi mà người La Hủ còn có tên gọi khác là người “Xá Lá Vàng”.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 2

Lớp học chìm trong sương mù.

Chính vì thế, các thầy cô giáo cắm bản trước đây từng phải dựng lớp học chạy theo nương.

Nhiều năm trở lại đây, tình hình đã khá hơn.

Khi câu chuyện của chúng tôi vừa dứt cũng là lúc điểm trường Chà Gá ẩn hiện trong sương mù.

Trên sườn dốc chênh vênh, phòng học đơn sơ, tuềnh toàng bằng căn nhà gỗ, nơi học tập của gần 8 em nhỏ từ lớp 1 đến lớp 3 do thầy giáo Lường Văn Phong (sinh năm 1983) giảng dạy.

Trong căn nhà gỗ 8 đứa trẻ, 3 lớp, áo mỏng phong phanh, đứa đi chân không, đứa đi dép ngồi ê a trong sương mù.

Học sinh của thầy Phong là người dân tộc La Hủ quanh bản Chà Gá, ngày học 2 buổi. Trong sương giá, những đứa trẻ ở miền cao co ro lại.

“Mới lúc trước thầy xuống trường, lấy quần áo, giày dép cho đấy. Rồi lại vứt đi đâu rồi”, thầy Phong hỏi học trò đi chân đất.

Cậu bé gãi đầu không biết mình đã để quên ở đâu trên sườn núi.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 3

Thầy Phong và những học trò nhỏ của mình.

Đường bây giờ thuận lợi hơn nên thầy Phong 1 tuần đi về một lần, cũng là tranh thủ mua nhu yếu phẩm lên bản dạy học. Nhiều khi “đi chợ” hộ người dân luôn. Lớp học rét quá, thầy giáo phải cho về sớm.

Sương nhẹ lẩn khuất liên tục trong mây, trước lớp là vực thẳm nên thầy Phong cùng học trò học vận động ngay trên lớp.

Trước đây, lớp học ở Chà Gá được bộ đội biên phòng xây dựng bằng gỗ cách điểm trường cũ gần 100 mét nhưng đã xuống cấp trầm trọng phải chuyển sang trường mới.

Điểm trường mới trật hẹp và không kín gió. Ước mơ của thầy trò chỉ là lớp học kín gió bởi như thầy Tình cho biết, thời tiết ở Chà Gá suốt từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau luôn chìm trong giá lạnh.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 4

Đôi chân trần của những đứa trẻ người La Hủ.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 5

Giờ thể dục của lớp 2 – 3.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 6

Khung trời mù sương lạnh giá nhìn từ cửa lớp học của thầy Phong.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 7

Sau giờ học, thầy Phong tiếp khách trong gian phòng tuềnh toàng.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 8

Căn bếp đơn sơ của thầy Phong.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 9

Hành lang của lớp, trước cửa là con dốc thăm thẳm. Trong sương mù không ai biết nó sâu bao nhiêu.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 10

Từ trong căn phòng của thầy giáo Phong.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 11

Hộp thịt tích trữ cả tuần của thầy giáo.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 12

Học sinh ở Chà Gá.

Lớp học mù sương lạnh giá và hành trình mang cái chữ đến con em La Hủ - Hình 13

Ước mơ về một lớp học kín gió.

Vợ chồng thầy Nước bám trường, nuôi trẻ dưới chân núi Pu Si Lung

Từ tình yêu đôi lứa thuở học trò, vợ chồng thầy Nước, cô Dòn cùng đưa nhau lên miền biên cương gieo chữ cho những em bé người La Hủ

Điểm trường mầm non Sín Chải A (trường Mầm non Pa Vệ Sử, Mường Tè, Lai Châu) nằm trên một mỏm đồi dưới chân đỉnh núi Pu Si Lung.

Những ngày cuối năm, khi những nhánh đào đầu tiên của núi rừng Tây Bắc chuẩn bị "nứt mày" cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân mới sắp về.

Giữa miền man miền đá của con đường độc đạo từ trung tâm xã Pa Vệ Sử đến với điểm trường Sín Chải A, tiếng hát ê a cất lên trong điểm trường mầm non của những đứa trẻ người La Hủ, dù chưa tròn vành tiếng phổ thông nhưng đủ phá vỡ sự im lặng của miền cao nguyên lạnh ngắt xám màu đá.

"Bây giờ có đường đi cũng khá hơn rất nhiều rồi, chỉ đôi năm trước đây, các thầy cô giáo đến với điểm trường Sín Chải A đều phải vượt qua những con dốc đá dựng đứng", thầy giáo Nguyễn Đình Tình, Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Vệ Sử (Mường Tè, Lai Châu) cho biết.

Vợ chồng thầy Nước bám trường, nuôi trẻ dưới chân núi Pu Si Lung - Hình 1

Điểm trường Sín Chải A nhìn từ một mỏm đồi. Ảnh: LC

Thầy giáo Tình cũng là người cùng chúng tôi đến khắp các điểm trường xa xôi, mù sương khắp xã Pa Vệ Sử.

Xã Pa Vệ Sử là một trong 6 xã vùng biên của huyện Mường Tè, nơi có đỉnh Pu Si Lung, nóc nhà cao thứ 3 của cả nước.

Cả xã Pa Vệ Sử có đến 13 điểm trường lẻ nằm dải rác trong các bản trải đều trên diện tích 244 Km2 của xã, nơi mà mật độ dân số chỉ có 6 người/km2.

Phòng học sơn màu kem còn mới nổi bật trên triền đá, phòng học của Mầm non, còn bên cạnh, căn nhà gỗ tuềnh toàng hun hút gió của trường Tiểu học.

Biết có khách đến, thầy giáo Mào Văn Nước cho các em ổn định chỗ ngồi rồi ra đón những vị khách bất ngờ.

Lúc này, cô giáo Lù Thị Dòn đang đưa một học sinh về để đưa xuống trung tâm y tế khám. Vài ngày trước, bé đã đạp phải mảnh thủy tinh vỡ...

Vợ chồng thầy Nước bám trường, nuôi trẻ dưới chân núi Pu Si Lung - Hình 2

Khi vừa có khách, cô Dòn phải đưa học sinh về nhà

Điểm trường mầm non Sín Chải A có 30 cháu nhỏ trong độ tuổi đi học, phụ trách lớp học này là cặp vợ chồng thầy Nước, cô Dòn.

Sau những gượng gạo ban đầu vì bất ngờ gặp vị khách đến từ phương xa tới, thầy Nước cũng dần dần chia sẻ câu chuyện của đôi vợ chồng thầy giáo mầm non.

Đến năm 2020, thầy Mào Văn Nước cũng đã có 9 năm làm thầy giáo mầm non, 9 năm ấy cũng là 9 năm thầy Nước gieo tiếng hát, điệu múa trên khắp các sườn non của xã Pa Vệ Sử.

Người bạn đời của thầy Mào Văn Nước, cô Lù Thị Dòn đồng thời cũng là đồng nghiệp của thầy Nước.

Cặp vợ chồng thầy cô giáo Mầm non này 2 năm nay đã được về chung một mối, cùng công tác tại điểm trường Sín Chải A.

Chia sẻ về quyết định chọn nghề mầm non của mình, thầy Nước chỉ cười và nói ngắn gọn: "Thì mình cũng yêu trẻ rồi đến mến rồi chọn nghề thôi, lý do thì cũng không có gì lớn cả".

Tình yêu trẻ, mến nghề mầm non của thầy Nước cũng được "lây" sang cho cho cô Dòn, người yêu thuở "thanh mai trúc mã" của mình.

Hai người cùng ở xã Bum Nưa (Mường Tè), bản có rất nhiều người Thái, hai người yêu nhau từ thủa cắp sách tới trường.

Vợ chồng thầy Nước bám trường, nuôi trẻ dưới chân núi Pu Si Lung - Hình 3

Hai vợ chồng thầy cô Mào Văn Nước và Lù Thị Dòn. Ảnh: LC

Thế rồi thầy Nước, chọn cho mình nghề mầm non, đi học trước, sau đó ra nghề, đi làm rồi "rủ" thêm người yêu mình chọn nghề.

Trước lo lắng của người yêu về sự vất vả của nghề mầm non, thầy giáo mầm non tỏ ra quyết tâm hơn: "Chồng còn làm được thì vợ cũng sẽ làm được thôi".

Sự quyết tâm của thầy giáo mầm non trẻ, Dòn cũng vững tin hơn, rồi 2 người thành vợ thành chồng, thầy giáo Nước lên non cao dạy trẻ, lấy tiền nuôi vợ đi học mầm non.

Sau khi ra trường, Dòn lại theo chồng lên non cao làm cô giáo mầm non.

Những năm đầu, tùy lượng học sinh, mỗi người mỗi bản. Tuy cùng xã nhưng cũng phải cuối tuần vợ chồng họ mới có thể xum họp.

Từ 2017, được Ban giám hiệu tạo điều kiện, 2 người được về Sín Chải A công tác từ đó đến nay.

Nói về việc vợ chồng được cùng một bản, cô Dòn bảo mình có cảm thấy may mắn khi hai vợ chồng được gần nhau, cùng làm công việc mà cả hai đã lựa chọn.

Chỉ một chút gợn giữa họ khi phải để con ở nhà để ông bà chăm, hàng ngày được chăm cả 30 đứa con nhưng con mình không chăm được, nhất là khi cả 2 con của cô Dòn, thầy Nước cũng trong độ tuổi mầm non.

Các con ở Sín Chải A lúc giao mùa cũng ốm, cũng sốt cũng ho... tụi trẻ ở nhà cũng thế nên nhiều lúc thầy Nước phải động viên vợ cố gắng để vượt qua.

Bên trong lớp học của cặp vợ chồng Nước - Dòn.

Nói về khó khăn của nghề mầm non trên dẻo cao này, thầy Nước bảo, khó khăn thì vô vàn, từ vận động học sinh, phụ huynh đưa ra lớp, đến việc bất đồng ngôn ngữ giữa thầy và trò...

Các trẻ ở Sín Chải A hầu như ngày đầu ra lớp mới biết đến tiếng phổ thông, chưa hề biết đến lớp học hay trò chơi nào cả.

Để biết được tiếng phổ thông, nói sõi đã khó, những bài hát cho đúng nhịp còn khó hơn và đặc biệt là những bài học đầu tiên về chữ cái phổ thông.

Thế nhưng, theo chia sẻ của cô thầy, thấy các trẻ trên này còn vất vả, cùng với sự nỗ lực của 2 vợ chồng, các con đều ngoan, khỏe mạnh và tiến bộ cả 2 đều mừng. Đó không chỉ là kết quả của công việc mà là niềm hạnh phúc của cặp vợ chồng nhiều con nhất Sín Chải A.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dộiCĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội
13:25:49 21/12/2024
Sốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phimSốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phim
17:02:28 21/12/2024
Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợClip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ
14:25:41 21/12/2024
Nụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone RingsNụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone Rings
13:13:07 21/12/2024
Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằngMỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng
13:18:47 21/12/2024
Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"
13:20:01 21/12/2024
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024
16:37:38 21/12/2024
Lê Giang "chết đứng" khi bị đề nghị đóng vai câm vì quá ồn ào, pha cứu nguy của Trấn Thành gây sốt MXHLê Giang "chết đứng" khi bị đề nghị đóng vai câm vì quá ồn ào, pha cứu nguy của Trấn Thành gây sốt MXH
13:03:26 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nữ diễn viên U50 vẫn trẻ đẹp như 20 tuổi nhờ bí quyết đơn giản

Nữ diễn viên U50 vẫn trẻ đẹp như 20 tuổi nhờ bí quyết đơn giản

Làm đẹp

19:08:00 21/12/2024
Vốn được mệnh danh là mỹ nhân không tuổi nhờ nhan sắc tươi trẻ dù đã ở độ tuổi U50, song nhiều người vẫn không khỏi bất ngờ với diện mạo này của Jang Nara.
Lời yêu cầu của mẹ chồng về kế hoạch 5 năm sau cưới của vợ chồng tôi, ai cũng phẫn nộ khi biết lý do phía sau

Lời yêu cầu của mẹ chồng về kế hoạch 5 năm sau cưới của vợ chồng tôi, ai cũng phẫn nộ khi biết lý do phía sau

Góc tâm tình

19:07:13 21/12/2024
Người đàn ông ấy cũng chính là chồng em bây giờ. Lần đầu gặp anh, em đã có thiện cảm vì anh hiền lành, ít nói và khá hiểu biết về các vấn đề xã hội.
Nhận hối lộ, đăng kiểm viên lĩnh mức án cao gấp 3,5 lần giám đốc trung tâm

Nhận hối lộ, đăng kiểm viên lĩnh mức án cao gấp 3,5 lần giám đốc trung tâm

Pháp luật

19:07:07 21/12/2024
Sau 1 tuần nghị án sơ thẩm, sáng 21/12, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ án nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Kiên Giang 6801S với tổng mức án 14 tù.
Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Ẩm thực

18:56:03 21/12/2024
Để có một bữa tối ngon miệng làm nhanh và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ nhỏ thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn cơm tối dưới đây nhé!
Á hậu Lê Phan Hạnh Nguyên hóa nàng thơ với áo dài xuân

Á hậu Lê Phan Hạnh Nguyên hóa nàng thơ với áo dài xuân

Thời trang

18:44:49 21/12/2024
Trở thành nàng thơ cho bộ sưu tập áo dài xuân của nhà thiết kế Minh Châu, Lê Phan Hạnh Nguyên khiến nhiều người xuýt xoa bởi nhan sắc rạng rỡ.
Búp bê Giáng sinh 'xấu xí' gây sốt mạng, cháy hàng liên tục

Búp bê Giáng sinh 'xấu xí' gây sốt mạng, cháy hàng liên tục

Netizen

18:17:30 21/12/2024
Xuất hiện trên bài đăng của một chàng trai người Mỹ 18 tuổi, búp bê Giáng sinh Cookie nhanh chóng gây sốt mạng nhờ vào thiết kế kỳ lạ, thậm chí có phần xấu xí .
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Sao châu á

18:02:04 21/12/2024
Ngày 21/12, tờ Sohu đưa tin mới đây 1 blogger giải trí đã đào lại hình ảnh mộc mạc của Dương Tử năm 18 tuổi, khi cô đang tất bật tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học vào trường nghệ thuật.
Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sao việt

17:59:07 21/12/2024
Sự hưởng ứng mạnh mẽ của khán giả trước những xu hướng mà Sơn Tùng M-TP khởi xướng đã chứng minh sức hút của nam ca sĩ vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

Phim âu mỹ

16:35:04 21/12/2024
Năm 2024 đã chứng kiến một loạt các bộ phim đạt doanh thu cao tại phòng vé toàn cầu, khẳng định sức hút không ngừng của ngành công nghiệp điện ảnh trong việc thu hút khán giả đến rạp.
Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Nhạc quốc tế

15:01:51 21/12/2024
Mới đây, trên các diễn đàn Kpop tại Hàn Quốc lan truyền trở lại một đoạn chụp email yêu cầu quyết toán thuế và tin nhắn được cho là liên quan đến cáo buộc gian lận nhạc số của BTS năm 2017.
Nội thất cơ bản ở chung cư gồm những gì?

Nội thất cơ bản ở chung cư gồm những gì?

Sáng tạo

14:55:17 21/12/2024
Nội thất cơ bản là cụm từ quen thuộc với những khách hàng chuẩn bị nhận bàn giao căn hộ chung cư, vậy nội thất cơ bản ở chung cư bao gồm những gì?