Lắng lòng điều ước của cô giáo trẻ nơi bản cao
Hơn 10 năm công tác tại 6 điểm trường, thấu hiểu những thiệt thòi của trẻ nhỏ trên những bản cao, cô Triệu Mùi Viển (Trường Mầm non Bộc Bố, Pác Nặm, Bắc Kạn) chỉ mong sao học trò có được… bữa trưa đủ no.
Cô giáo Triệu Mùi Viển bên các học trò.
Dành thanh xuân cho điểm trường vùng khó
Triệu Mùi Viển sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo Pác Nặm. Bố mẹ làm nông, từ nhỏ Viển đã quen với việc leo đồi, lội suối đi làm nương, rẫy để tìm cái ăn. Năm 1995, lớp học đầu tiên được mở tại điểm trường Nà Mặn (xã Công Bằng),Viển may mắn được đi học, được các thầy cô hết lòng thương yêu dạy dỗ. Hình ảnh thầy cô đứng trên bục giảng say sưa dạy chữ, múa hát cho học sinh đã thôi thúc Viển quyết tâm học để sau này được làm cô giáo.
Lên cấp 2, Viển phải ở trọ xa nhà hơn 12km. Giao thông đi lại khó khăn, phải lội suối, leo đồi rất vất vả, đôi lúc cô gái nhỏ cũng nản lòng muốn bỏ học, nhưng nghĩ đến mong muốn thay đổi cuộc sống của bản thân, trẻ em nơi bản làng, Viển lại quyết tâm thực hiện ước mơ.
Năm 2008, sau khi tốt nghiệp Trung cấp sư phạm Mầm non, những ngày đầu mới ra trường, cô giáo trẻ Triệu Mùi Viển xung phong đi dạy hợp đồng tại điểm trường Ngảm Váng (Trường Mầm non Nhạn Môn). Lớp có 21 học sinh là con em dân tộc Mông, số học sinh biết tiếng Việt là 4/21 học sinh, 100% là con em hộ nghèo.
Đến năm 2010, cô tiếp tục xin đi dạy hợp đồng tại điểm trường Nặm Sai (Trường Mầm non Công Bằng), cách trung tâm xã 7km, đi bộ khoảng 3 tiếng đồng hồ từ điểm trường chính. Một mình cô chăm con nhỏ vừa tròn 6 tháng tuổi, trọ ở điểm trường, heo hút, không có điện thắp sáng, không có điện thoại.
Video đang HOT
Năm 2013, cô may mắn trúng tuyển và được phân công giảng dạy ở điểm trường Nặm Nhả (Trường Mầm non Xuân La), nơi có 100% học sinh là dân tộc Dao và Mông, việc sử dụng tiếng Việt của trẻ rất hạn chế.
Những năm sau đó, cô Viển tiếp tục giảng dạy ở điểm trường các bản cao của xã Bộc Bố: Khâu Vai, Lủng Pảng, Nặm May với học sinh dân tộc Mông, Dao, Tày, Sán Chỉ. Gia đình các em đều thuộc diện hộ nghèo, thiếu thốn đủ đường từ cái ăn, cái mặc, đồ dùng.
Sau hơn mười năm tự học ngôn ngữ của đồng bào để giao tiếp khi dạy trẻ, thành thạo các tiếng Dao, Mông, Tày, đến nay cô Viển được người dân coi như người con của bản.
“Là người con của quê hương, quyết tâm đi học và trở về gắn bó với bản làng, cô giáo Triệu Mùi Viển là tấm gương đẹp về ý chí tự vượt khó vươn lên và tinh thần cống hiến không ngại khó, ngại khổ” – ông Hoàng Văn Duy, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Pác Nặm nói về cô giáo trẻ tài năng, tâm huyết của quê nhà.
Niềm vui lớp học là động lực để cô giáo trẻ gắn bó, cống hiến.
Ngậm ngùi điều ước của GV cắm bản
Một ngày làm việc, cô Viển luôn tất bật, từ sáng sớm đã chuẩn bị hành trang lên núi, đến chiều buông lại tất tả trở về với gia đình. Nhưng dù công việc vất vả đến mấy, cô cũng không thấy nản lòng. Chỉ có điều trăn trở nhất, ấy là nhìn các cháu nhỏ trên những bản cao ngày ngày sống và học trong thiếu thốn.
Là người con của dân tộc Dao, cô thấu hiểu những khó khăn của các em trong việc đi học, khi mà bố mẹ, người thân không quan tâm chăm sóc, đường đi lại xa xôi cách trở, nguy hiểm. Đấy là chưa kể những hệ lụy của việc tảo hôn dẫn đến sinh con ra mà không làm được giấy khai sinh, khi con đến tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo không có hồ sơ nhập học.
“Đường đồi núi như thế mà các em đi lại hằng ngày, có cháu không có dép phải đi chân đất. Những ngày mưa không mũ nón, có cháu bị ướt hết. Bữa ăn trưa thì thương lắm, chẳng có gì bởi gia đình các em nghèo lắm” – cô Viển trầm giọng chia sẻ.
Hỏi về tâm nguyện, cô Viển nhắc đi nhắc lại chuyện bữa ăn trưa cho các cháu. “Chế độ là 149 nghìn tiền ăn cho mỗi cháu/tháng, các cô giáo không biết xoay sở tính toán làm sao để có 1 bữa trưa và 1 bữa phụ tàm tạm cho trẻ. Tiền ăn của cả năm học chỉ thực hiện khoảng 4 tháng đã hết rồi, vô cùng khó khăn. Không có bữa trưa ở trường, trẻ sẽ phải về nhà, mà đã về là buổi chiều nghỉ luôn chứ không quay lại lớp nữa. Bây giờ nếu có điều ước, tôi chỉ mong các điểm trường có bếp ăn và bữa trưa đủ no, bảo đảm dinh dưỡng cho các cháu” – cô Viển xót xa.
Điều ước nhỏ nhoi của cô Viển, cũng là trăn trở của những người thực hiện sứ mệnh “trồng người” nơi bản cao. Bởi trẻ nhỏ không bảo đảm sức khỏe, mãi loay hoay trong vòng xoay thấp còi, suy dinh dưỡng, bệnh tật làm sao có thể nghĩ xa hơn về chuyện xa học hành, vươn lên, cống hiến và đổi thay bản làng?
Nối dài yêu thương
"Bếp tình thương" của điểm trường thôn Đắk Ka (Trường PTDTBT Tiểu học - THCS Tu Mơ Rông) và điểm trường Ty Tu (Trường Tiểu học xã ĐắK Hà của huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) vừa được nhận nguồn hỗ trợ ý nghĩa.
Tấm lòng những người giáo viên vùng cao được thể hiện qua bếp ăn tình thương.
Đó là kinh phí để các thầy cô giáo duy trì bữa ăn bán trú cho HS.
Thầy Nguyễn Ngọc Huynh - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học - THCS Tu Mơ Rông chia sẻ, sự quan tâm, những lời thăm hỏi cùng sự hỗ trợ của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác thực sự có ý nghĩa khích lệ, động viên với thầy cô và HS của nhà trường. Những phần quà không chỉ giúp nhà trường duy trì và tổ chức bếp ăn bán trú tốt hơn cho HS tại thôn Đắk Ka, mà còn giúp cho các em giảm bớt khó khăn, yên tâm học tập, vươn lên trong cuộc sống.
Tu Mơ Rông là huyện có địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, giao thông thường bị chia cắt do sạt lở vào mùa mưa. Công tác giáo dục vì vậy cũng gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ tình cảm, sự tận tâm, tận tụy và trách nhiệm, nhiều thầy cô giáo ở Tu Mơ Rông đã vượt qua khó khăn, có nhiều sáng kiến giữ chân HS ở lại trường để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục.
Điển hình như câu chuyện của thầy A Phiên (GV Trường TPDTBT Tiểu học - THCS Tu Mơ Rông) hàng ngày ra trường chính nhận thức ăn rồi đem về điểm trường thôn Đắk Ka vừa dạy học vừa làm đầu bếp, chăm chút từng bữa ăn cho HS để các em không nghỉ học vào buổi chiều.
Hay tập thể GV Trường Tiểu học Đắk Hà do cô Hồ Thị Thùy Vân làm "thuyền trưởng" đã tự nguyện đóng góp 100.000 đồng/tháng để tổ chức bữa cơm tình thương tại điểm trường thôn Ty Tu. Những chia sẻ của thầy A Phiên và cô Hồ Thị Thùy Vân trong chương trình "Thay lời tri ân" nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 mới đây đã khiến nhiều khán giả xúc động.
Trước đây, khi chưa có bữa ăn tại trường, do gia đình khó khăn nên có nhiều em phải nhịn bữa trưa khi đi học về. Buổi chiều, HS thường vắng rất nhiều. Bữa cơm trưa cho các em là nỗ lực và tình yêu lớn của các thầy cô dành cho học trò nghèo, để các em có thêm động lực tới trường, bám trụ với con chữ.
Cô Nguyễn Dương Quý luyện chữ cho HS Đắk Ka.
Những tấm lòng kết nối những tấm lòng để nối dài thương yêu, chăm chút cho những mầm non ở nơi vùng đất khó. "Bếp ăn tình thương" Đắk Hà và Ty Tu được tiếp thêm nhiều ngọn lửa ấm khi được hỗ trợ gạo, tiền để tiếp tục duy trì.
Trong lễ cúng đặt viên gạch đầu tiên cho ngôi trường mới trên đỉnh Ngọc Linh, già làng Nguyễn Đình Nớ báo cáo với các thần linh, các Yang núi, Yang sông rằng "đây là món quà của người miền xuôi, các thầy cô giáo mang lên để tặng cho con cháu trong làng Tắk Pổ" (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam). Dù không còn dạy học ở điểm trường Tắk Pổ, nhưng hơn ai hết, cô giáo Trà Thị Thu không giấu được xúc động: "Em rất hạnh phúc và không nghĩ là điểm trường được xúc tiến xây dựng nhanh như vậy. Đây là câu chuyện có một cái kết đẹp như cổ tích".
Từ câu chuyện tiếp lửa cho bếp ăn tình thương của HS vùng khó và "ngôi trường cổ tích" Tắk Pổ cho thấy, những yêu thương, chăm chút, sự tận tâm, tận hiến của thầy cô giáo với HS chính là sợi chỉ đỏ để kết nối những tấm lòng cho sự nghiệp giáo dục.
Bắc Kạn: Dồn ghép hợp lý các điểm trường, tăng chất lượng GD Do điều kiện đặc thù địa phương, những năm qua hệ thống mạng lưới trường lớp của Bắc Kạn được sắp xếp tinh gọn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Học sinh trường THPT Phủ Thông được trang bị phòng máy vi tính phục vụ học tập. Giảm trường để phù hợp...