Cô giáo Kỳ Sơn nhận bằng khen của Bộ
Ở cô giáo Hà, hội tụ nhiều yếu tố của một người giáo viên nhân dân. Phần thưởng Bộ Giáo dục khen tặng cho cô là vô cùng xứng đáng.
25 năm gắn bó với vùng rừng núi Kỳ Sơn mảnh đất khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An, cô giáo Nguyễn Thị Hà đã cống hiến cho giáo dục vùng khó với tất cả lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ. Tuổi về chiều, cô vẫn chọn ở lại nơi này vì tình yêu người, yêu nghề đã thấm vào máu thịt khó lòng rời xa.
Đại diện chính quyền huyện Kỳ Sơn, trao bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cô giáo Hà (Ảnh nhà trường)
Những tháng ngày gian khó
Nhớ lại những ngày đầu đến với vùng đất Mường Lống, cô Hà cho biết nếu không có tình yêu nghề, yêu người thì khó có thể trụ lại một vài năm chứ nói gì đến vài chục năm đằng đẵng.
Từ thị trấn vào Trường Tiểu học Mường Lống hơn 50 ki lô mét, ngày nắng thì bụi mù đất cát nhưng còn có xe lai dù mỗi chuyến đi mất gần nửa tháng lương.
Ngày mưa, đường trơn nhầy nhụa không xe lai nào chịu chạy mà đi bộ thì mất gần cả ngày đường.
Cô Hà kể: “Năm đầu tiên, đưa các em ra thị trấn Mường Xén đi thi học sinh giỏi. Vì mùa mưa, sương mù đường trơn xe không đi được nên cả cô và trò phải đi bộ từ Thị trấn vào Mường Lống gần tròn 1 ngày trời mới tới nơi.
Sáng sớm hôm sau nhìn xuống thì 10 ngón chân sưng to vì đường trơn không đi giày được mà phải dùng 10 ngón chân bấm xuống đất để không bị trượt ngã.
Có lần, cô và người bạn bỏ hũ mắm vào trong ba lô quần áo và trượt té trên đường làm hũ mắm đổ chan trong đống quần áo. Khổ nỗi, mùa đông nơi rẻo cao trời mù sương ẩm ướt nên giặt quần áo phải phơi cả tuần chưa khô. Thế là, cái mùi mắm thum thủm ấy cứ đeo đẳng suốt cả tuần.
Video đang HOT
Đã có lúc, cô có suy nghĩ buông xuôi để trở về nhà nhưng tình yêu học trò, tình thương đối với những người dân hiền lành chất phát nơi đây đã níu giữ cô ở lại.
Cô Hà cho biết, học sinh nơi đây rất ngoan, dễ thương còn phụ huynh thì hiền lành, thật thà và vô cùng dễ mến.
Lấy công việc làm niềm vui
Sau thời gian xao động, cô đã cùng đồng nghiệp lấy lại tinh thần để mạnh mẽ hơn. Thế là, ngày dạy trẻ ở trường, đêm đêm dạy lớp xóa mù cho dân.
Để mở được lớp, cô và đồng nghiệp đã đi từng nhà vận động người dân đến lớp học. Nhiều gia đình cả nhà cùng tham gia lớp học buổi tối. Buổi sáng thì dạy con, chiều tối thì dạy chính bố mẹ các con tại các lớp xoá mù chữ.
Thông qua những lớp xóa mù, cô lại tranh thủ học tiếng Hơ Mông để thuận lợi cho việc dạy và giao tiếp với học sinh được thuận lợi.
Do nhận thức về việc học còn hạn chế, nên nhiều học sinh vẫn thường xuyên bỏ học giữa chừng. Không để học sinh mù chữ, cô đã cùng đồng nghiệp lặn lội đến từng bản làng, thôn xóm để vận động học sinh ra lớp. Đường vào nhà học sinh khá xa, có em phải đi lại đến mấy lần.
Đến nhà vận động, bố mẹ cứ bảo con gái lớn là đi lấy chồng nên không cần học, lúc đó cô Hà nói mình phải lấy tấm gương chính bản thân mình cũng là con gái được đi học, được làm cô giáo như vậy sẽ sướng hơn ở nhà, lúc đó phụ huynh mới chịu.
Thời gian độc thân còn đỡ, khi có gia đình và sinh con đẻ cái mới thật sự là thời gian khốn khó. Con nhỏ không hợp khí hậu quá lạnh nên thường xuyên bị ốm nên vợ chồng cô đành phải gửi con về quê khi thì ở với nội, lúc lại ở với ngoại.
Cô cùng chồng lại trở lại trường tiếp tục công việc dạy học. Dù nhớ con đến cháy lòng, dù thương con còn nhỏ phải sống xa cha mẹ thì một năm cô cũng chỉ có thể về nhà 2 lần vào dịp hè và dịp tết để thăm con.
Cô Hà nói, làm việc, chăm lo cho học sinh, dạy xóa mù cho người dân là cách tốt nhất để vượt qua nỗi nhớ con.
Thành quả của những nỗ lực
Luôn nỗ lực trong dạy học, cô Hà đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận như nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có nhiều sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy, nhiều năm liền đạt chiến sĩ thi đua và vinh dự nhất nhận bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nói về vinh dự này, ông Phan Văn Thiết, Trưởng phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết: “Cô Nguyễn Thị Hà là giáo viên rất nhiệt tình, năng nổ, có tâm với học sinh, có trách nhiệm với công việc, có năng lực chuyên môn vững vàng.
Từ khi ra trường đến nay chỉ ở miền núi, đi nhiều trường, nhiều nơi đến toàn những vùng khó khăn nhưng không hề than vãn.
Hiện, chồng cô Hà là cán bộ quản lý ở vùng khó khăn nhất của huyện, từ thị trấn vào khoảng 80 cây số đường rừng rất khó đi. Một mình cô ở nhà vừa hoàn thành tốt công việc giảng dạy, giáo dục học sinh, vừa lo nuôi con, dạy dỗ con cái nên người.
Ở cô giáo Hà, hội tụ nhiều yếu tố của một người giáo viên nhân dân. Phần thưởng Bộ Giáo dục khen tặng cho cô là vô cùng xứng đáng”.
Cô giáo trẻ dạy ở điểm trường xa nhất tại vùng cao biên giới
Hơn 3 năm trong nghề, tuổi trẻ của cô giáo Giàng Thị Mỷ (sinh năm 1995) gắn bó với các em học sinh mầm non người H'Mông thuộc xã vùng cao biên giới huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Năm 2017, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu, Giàng Thị Mỷ (sinh năm 1995) thi đỗ viên chức và nhận công tác tại trường Mầm non Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Sau 3 năm gắn bó với trường mầm non vùng biên, năm nay, cô giáo Mỷ tiếp tục xin được dạy ở điểm bản xa và khó khăn nhất của xã Sin Suối Hồ. Theo đó, Hoàng Trù Văn là bản biên giới có 100% đồng bào H'Mông sinh sống, cách trung tâm xã hơn 20 km.
Chia sẻ với Zing , cô giáo Mỷ cho hay đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nên người dân chưa quan tâm đến việc học của các con. Hiện tại, cơ sở vật chất ở điểm trường vẫn rất thiếu thốn, không có điện nước, sóng điện thoại, lớp học dựng tạm bằng tôn, con đường duy nhất đến trường thường xuyên bị chia cắt bởi mưa lũ.
Cô giáo trẻ cho biết ngoài sự cố gắng của bản thân, sự động viên, giúp đỡ của gia đình thì hình ảnh những em bé người H'Mông cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm vẫn hồn nhiên, chăm chỉ băng rừng, lội suối đến lớp là động lực thôi thúc cô gắn bó với nghề.
Tại điểm bản Hoàng Trù Văn, một mình cô giáo chăm sóc 17 trẻ mầm non. Mỷ cho hay đa phần các em học sinh ở đây đều phải đi bộ 3-4 km để đến trường. Nhiều gia đình không coi trọng việc học, nên cô giáo phải lội rừng, đến từng nhà, lên tận rẫy để vận động, tuyên truyền phụ huynh cho trẻ đi học. Nói về dự định sắp tới, Mỷ mong muốn có thể tổ chức nấu ăn tại trường để giúp các em cải thiện bữa ăn, đảm bảo dinh dưỡng.
"Hàng ngày, các em phải tự mang cơm đựng trong hộp nhựa, túi nylon đi để ăn. Đây là bản khó khăn nhất của xã, họ thiếu thốn mọi mặt nên bữa ăn của các em cũng không được đảm bảo, thiếu chất. Thậm chí đến lớp, nhiều bé chưa được sạch sẽ, tôi phải tắm gội, giặt giũ cho các em. Đôi khi, cha mẹ đi rẫy không đưa đón con đến lớp, tôi phải đến tận nhà để đón. Đó là những công việc mà chúng tôi phải làm thường xuyên", cô giáo Mỷ chia sẻ.
Anh Trần Đình Tùng - Cán bộ văn hóa xã Sin Suối Hồ - cho biết điểm trường Hoàng Trù Văn mà cô Giàng Thị Mỷ đang dạy học là điểm bản xa và khó khăn nhất của xã. Con đường từ trung tâm vào bản chủ yếu là đường đất, những hôm trời mưa, đường trơn trượt đi lại rất nguy hiểm.
Dù điều kiện dạy học tại đây còn thiếu thốn, cô giáo Mỷ rất nhiệt tình, luôn yêu thương, gắn bó với học sinh. Không chỉ đạt thành tích trong công tác giảng dạy, nữ giáo viên còn nhiệt tình tham gia các phong trào văn hóa, phát triển du lịch của xã. Những việc làm của cô là tấm gương sáng trong ngành giáo dục.
Sự chia sẻ nhiều ý nghĩa với thầy trò vùng khó Kon Tum Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác đã đến thăm và tặng quà cho thầy, trò 2 trường học khó khăn ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Ngày 3/12, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban dân vận Trung...