Cô giáo trẻ rời phố lên dạy học bản vùng cao

Theo dõi VGT trên

Suốt 2 năm qua, bằng niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề, cô giáo trẻ Phương Thảo viết đơn tình nguyện rời thành phố lên trường vùng biên giới huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu dạy học.

Con đường dốc thẳng đứng, những góc cua ngoằn ngoèo là cung đường đến trường quen thuộc của cô giáo Phương Thảo gần 2 năm qua.

Với sự giúp đỡ của người dân và cán bộ, những năm gần đây, con đường đã được trải bê tông. Nhưng có hôm trời mưa, đường trơn, cô giáo vẫn phải dắt bộ hàng cây số mới có thể tới trường.

Từ nhỏ, Phương Thảo (sinh năm 1997, Lào Cai) đã có tình yêu và niềm đam mê với nghề giáo. Tốt nghiệp THPT, cô gái sinh năm 1997 thi đỗ Cao đẳng Sư phạm Trung ương Hà Nội và mơ ước có một công việc ở thủ đô.

Một bước ngoặt lớn khiến cô phải rời xa thành phố, viết đơn xin công tác ở một trường mầm non biên giới huyện Phong Thổ (Lai Châu).

Cô giáo trẻ rời phố lên dạy học bản vùng cao - Hình 1

Cô giáo trẻ rời thành phố lên vùng cao dạy học.

Trường học cách nhà của Thảo 130 km. Ngày đến nhận công tác, cô bắt đầu hoang mang khi càng đi càng heo hút, không thấy nhà cửa, phía trước chỉ là con đường đất, một bên là núi, một bên là vực. Lần đầu nhìn thấy trường, thấy lớp rồi nhìn học sinh, Thảo bắt đầu sợ.

“Lúc đó, mình chỉ muốn bỏ về nhà. Mình khóc một tuần, khóc vì không có nhà tắm, không có nước nóng, nhớ nhà. Dẫu đã tưởng tượng trước sự vất vả, mình không nghĩ cuộc sống thực tế lại khắc nghiệt gấp nhiều lần như vậy”.

Nhớ lại những ngày đầu đi làm, ngày nào Thảo cũng bị ngã xe, đi tập tễnh. Sau 2 năm, cô giáo mới quen với tình trạng này.

Công tác được hơn một năm, quen dần với cuộc sống vùng cao, Thảo chủ động xin đi dạy ở điểm trường xa trung tâm và khó khăn nhất của xã Mù Sang.

Điểm bản Sàng Sang, trường Mầm non Mù Sang nằm cheo leo trên đỉnh núi vùng đồng bào dân tộc H’Mông. Một mình cô giáo với 35 trẻ mầm non. Vài năm trước, khi phòng học chưa được kiên cố, công việc của các cô giáo ở đây khó khăn nhiều hơn thuận lợi vì thiếu thốn cơ sở vật chất, điện nước.

Khó khăn là vậy, nhưng không khiến cô giáo trẻ nản chí. Cho đến bây giờ, Thảo chưa một lần băn khoăn với quyết định tình nguyện rời trường trung tâm để đến với điểm trường lẻ. Không chỉ làm tốt việc chăm sóc trẻ, Thảo còn gần gũi với đồng bào nơi đây khi thường xuyên đến từng nhà để vận động trẻ ra lớp.

Cô giáo trẻ rời phố lên dạy học bản vùng cao - Hình 2

Cô giáo trẻ rời phố lên dạy học bản vùng cao - Hình 3

Cô giáo trẻ rời phố lên dạy học bản vùng cao - Hình 4

Cô giáo trẻ rời phố lên dạy học bản vùng cao - Hình 5

Video đang HOT

Phương Thảo cho biết cô vẫn sẽ cố gắng “bám nghề”, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn.

“Mình ở bản bằng tình thương của đồng bào. Dù nghèo khó, thiếu thốn, nhưng trái tim nhiệt tình của họ chưa bao giờ thiếu. Có nải chuối, cái bánh dày, phụ huynh cũng mang đến cho cô giáo”, Thảo tâm sự.

Năm nay, Thảo đã được chuyển công tác sang điểm trung tâm của trường Mầm non Sin Suối Hồ. Cô giáo trẻ được phân công dạy lớp 2-3 tuổi, có 22 em bé là đồng bào dân tộc H’Mông, Mường, Dao.

Nữ giáo viên chia sẻ điều quan trọng nhất giúp cô theo nghề là lòng kiên trì, bởi nếu không có tình cảm thực sự sẽ không thể trụ lại được nơi còn nhiều gian khó. Nói về dự định thời gian tới, Thảo cho biết cô vẫn sẽ cố gắng “bám nghề”, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn.

Bên cạnh đó, nữ giáo viên mong muốn nhà nước quan tâm hơn tới các thầy cô giáo vùng cao để họ có con đường đến trường dễ dàng hơn, mái trường dạy học kiên cố hơn.

Chị Lò Thị Sín, bản Sàng Sang, xã Mù Sang cho biết: “Chúng tôi khó khăn, vất vả nhiều lắm nhưng vẫn cố gắng cho các con được đi học. Nhà tôi 2 cháu được đi học rồi, còn 2 cháu nhỏ nữa. Cô giáo Thảo bảo phải cho đi học thì các con mới được biết chữ, để sau này cuộc sống tốt hơn”.

Đồng nghiệp của Phương Thảo, cô giáo Giàng Thị Mỷ – giáo viên trường mầm non Sin Suối Hồ – cho biết: “Cô Thảo là người rất nhanh nhẹn, hòa đồng, nên được các thầy cô trong trường yêu quý. Trong công việc bạn ấy rất nhiệt tình với các phong trào, sẵn sàng lên vùng sâu, vùng xa, ở điểm lẻ. Tinh thần và hành động của Thảo là tấm gương sáng trong ngành giáo dục”.

Thầy Hiệu trưởng 41 tuổi vẫn độc thân, hơn 20 năm bám bản gieo chữ cho học trò vùng cao

Quyết định xa nhà, xa người thân đến với vùng núi Lai Châu gieo cái chữ cho học trò đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay, người thầy ấy đã có đến hơn 20 năm bám bản, bám trường gắn bó với học sinh nơi "thâm sơn cùng cốc".

Thầy Phạm Xuân Trường, sinh năm 1979, quê quán tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, hiện là Hiệu trưởng trường phổ thông Dân tộc bán trú Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Trong suy nghĩ bao thế hệ học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú Sì Lở Lầu người thầy ấy hiền từ, hết mực yêu thương học trò và cũng có những lúc vô cùng nghiêm khắc.

Thầy Hiệu trưởng 41 tuổi vẫn độc thân, hơn 20 năm bám bản gieo chữ cho học trò vùng cao - Hình 1

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, PV Đời sống và Pháp luật có cuộc phỏng vấn với thầy Hiệu trưởng Phạm Xuân Trường.

PV: Là một người con quê lúa nhưng lại gắn bó với mảnh đất vùng cao của tỉnh Lai Châu. Hơn 20 năm trước, điều gì đã khiến thầy đưa ra quyết định này?

Thầy Phạm Xuân Trường: Tôi sinh ra và lớn lên Thái Bình, cụ thể là ở xóm 6, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư. Còn nhớ, vào năm 1998, sau khi tốt nghiệp THPT, vì muốn thực hiện ước mơ trở thành một thầy giáo từ khi còn nhỏ nên tôi đã quyết định đăng ký thi vào trường cao đẳng Sư phạm Thái Bình, chớ trêu thay, thời điểm đó điểm số của tôi không đủ để vào trường.

Vì khát khao được đứng trên bục giảng quá lớn, ngày 3/8/1998, tôi quyết định lên Lai Châu để xin làm giáo viên dạy hợp đồng tại một trường học thuộc huyện Mường Lay, tỉnh Lai Châu.

Đến tháng 7/2001, sau khi dạy hợp đồng được 3 năm, tôi tiếp tục ôn thi và theo học trường cao đẳng Sư phạm Điện Biên, tỉnh Lai Châu. Năm 2004, sau khi tốt nghiệp, tôi được nhận vào trường trung học phổ thông bán trú Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ và công tác đến nay. Trong quá trình công tác, được sự tin tưởng của ban giám hiệu và học sinh, tôi được giao chức vụ hiệu trưởng của trường.

Để đến được với nghề giáo vừa là cái duyên nhưng cũng bởi ước mơ, khát khao đứng trên bục giảng luôn bùng cháy mà ngày ấy tôi đã có quyết định "táo bạo" như vậy.

PV: Sống xa nhà, xa người thân, thầy đã từng phải đối mặt với những khó khăn gì? Thầy đã vượt qua điều đó như thế nào?

Thầy Phạm Xuân Trường: Còn nhớ, những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất Lai Châu này, giáo dục của tỉnh ngày ấy vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Người dân nơi đây quá nghèo, còn đội ngũ giáo viên vốn đã ít ỏi cũng chẳng khấm khá gì hơn.

Đời sống vật chất thiếu thốn mọi bề, còn đời sống tinh thần gần như chẳng có gì . Chỉ có số ít thầy cô giáo dành dụm mua được chiếc radio nhỏ để nghe tin tức. Phim màn ảnh rộng thì họa hoằn một năm mới xem được một lần và các loại hình nghệ thuật khác là thứ xa xỉ không bao giờ biết đến.

Thời điểm ấy, trường học còn là những nhà tranh, vách nứa, không điện, không đèn và dường như mọi nẻo đường đến các thôn bản của xã chỉ là những lối mòn quanh co, hiểm trở.

Dù vậy, khó khăn là điều tôi vốn đã xác định trước. Và tất cả dường như lại được xóa nhòa khi tôi đứng trên bục giảng.

Mỗi khi đứng trên bục giảng, tôi lại cảm nhận được phía sau vẻ nhút nhát, lam lũ của những đứa trẻ với mái tóc vàng hoa vì nắng gió kia là đôi mắt ngời sáng, trong veo và ẩn chứa trong đó một tinh thần hiếu học, khát khao được biết con chữ. Chính những điều đó đã tạo động lực để tôi vượt qua bao khó khăn, vất vả đến tận bây giờ.

Thầy Hiệu trưởng 41 tuổi vẫn độc thân, hơn 20 năm bám bản gieo chữ cho học trò vùng cao - Hình 2

PV: Xa gia đình suốt hơn 20 năm và đến nay vẫn chưa lập gia đình, người thân của thầy có bao giờ khuyên thầy từ bỏ công việc này?

Thầy Phạm Xuân Trường: Tôi thật may mắn khi sinh ra trong một gia đình có đầy đủ tình thương, hết lòng ủng hộ con cái của. Bố tôi từng là thương binh 2/4 tại chiến trường Quảng Trị, trái gió trở trời là sức khỏe đi xuống. Dù vậy, ông vẫn chấp nhận một người con trai xa nhà quanh năm suốt tháng, ủng hộ tôi đem kiến thức đến với các em học sinh vùng cao.

Bố mẹ và gia đình luôn động viên để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

PV: Để gắn bó với nơi này suốt hơn 20 năm, chắc chắc mảnh đất và con người nơi đây phải có gì đó đặc biệt để níu chân thầy. Theo thầy, điều đặc biệt đó là gì?

Thầy Phạm Xuân Trường: Có lên công tác vùng cao mới thấu hiểu được những khó khăn và tình cảm của bà con và các em học sinh vùng cao. Thứ tình cảm ấy nó chân thành khó có thể dùng đơn vị nào để đo lường cũng như không có vật chất nào để mua bán được.

Ngay chính những ngày này, các em học sinh bản cũng tự tay chuẩn bị những món quà, những tiết mục văn nghệ hay nhất để tặng các thầy, các cô tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Có thể chỉ là những bông hoa mà học sinh hái được trên rừng hay những mớ rau, củ sắn mà các bậc phụ huynh gửi tặng, chúng không lộng lẫy, lung linh nhưng với tôi đó là những món quà vô giá, không gì có thể mua được.

Nơi vùng sâu vùng xa bà con nhân dân và các em học sinh thật chân thành, những ai đã một lần đặt chân lên xã Sì Lở Lầu luôn nhớ mãi.

PV: Giáo viên ở vùng núi, vùng sâu vùng xa luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên vẫn xuất hiện những ý kiến cho rằng giáo viên chỉ dạy ở vùng cao vì phụ cấp cao hơn, hoặc ban đầu muốn mượn vị trí này để có sự thăng tiến cao hơn về sau. Thầy trả lời sao trước những ý kiến như vậy?

Thầy Phạm Xuân Trường: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng... gian khổ sẽ giành phần ai? Ai cũng chọn về thành phố, về nơi điều kiện đủ đầy thì ai sẽ lên vùng cao dạy chữ cho trẻ em nghèo. Tôi tin rằng, chỉ cần nơi nào có học sinh, có những người cần đến con chữ, cần đến người giáo viên thì sẽ luôn có người tình nguyện đến.

Vất vả, khó khăn, nhưng cố gieo mầm chữ nơi đây, mai mốt các em sẽ chồi lên thành lá, đi học như mình. Trong số các em sẽ có người quay trở lại dạy học cho đồng bào.

Tôi luôn quan niệm rằng, làm cái nghề "gõ đầu trẻ" này thì trước hết phải đặt cái "tâm" lên trên mọi thứ. Có vì phụ cấp cao hơn, hoặc ban đầu muốn mượn vị trí này để có sự thăng tiến cao hay không chỉ cần nhìn vào tình cảm của học trò đối với thầy cô là có thể thấy được. Một người vì lợi ích cá nhân thì sao có được thứ tình cảm chân thành kia.

Thầy Hiệu trưởng 41 tuổi vẫn độc thân, hơn 20 năm bám bản gieo chữ cho học trò vùng cao - Hình 3

PV: Nhiều người dân ở miền núi vẫn quan niệm việc học là không cần thiết nên muốn con em ở nhà đỡ đần công việc. Thầy đã làm thế nào để thay đổi quan niệm này, thuyết phục được các em đến trường?

Thầy Phạm Xuân Trường: Dạy chữ ở vùng cao, mỗi giáo viên ngoài việc dạy chữ, dạy người phải nhận thêm một trọng trách quan trọng nữa, đó là nhiệm vụ của một "tuyên truyền viên, một cán bộ dân vận". Vận động học sinh cũng phải có nghệ thuật và đòi hỏi lòng kiên trì chứ nóng vội, bỏ cuộc là sẽ thất bại ngay.

Vì hiểu được nơi mình công tác là vùng cao biên giới, chủ yếu là các em học sinh dân tộc thiểu số nên tôi đã cố gắng tìm hiểu những phong tục tập quán và mong ước của người dân nơi đây. Trên cương vị một người thầy, tôi cố gắng tuyên truyền để bà con nhân dân và các em học sinh hiểu được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giáo dục đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

PV: Trong nhiều năm công tác, giảng dạy liệu có học sinh nào để lại cho thầy ấn tượng sâu đậm nhất?

Thầy Phạm Xuân Trường: Trong cuộc đời của mỗi người thầy, người cô, bao nhiêu thế hệ học sinh qua đi là bấy nhiêu kỷ niệm.

Hơn 20 năm gắn bó với vai trò "người gieo cái chữ" có rất nhiều học sinh đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi, có thể kể đến em Tẩn Lao Tả, hiện đang làm bác sĩ tại bệnh viện tỉnh Lai Châu.

Thế hệ học sinh đang theo học tại nhà trường thì có em chẻo Lao U là học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử hay các em Chẻo Sử Mẩy, Tẩn Tả Mẩy.

Tẩn Lao Tả và nhiều em học sinh tiêu biểu của nhà trường. Không chỉ học tập tốt mà các em còn thực hiện công tác tuyên truyền trong bản cũng như gia đình để bà con nhân dân luôn tin tưởng và cho con em đi học đảm bảo.

Thầy Hiệu trưởng 41 tuổi vẫn độc thân, hơn 20 năm bám bản gieo chữ cho học trò vùng cao - Hình 4

PV: Đến giờ phút này, thầy có điều gì nuối tiếc trong sự nghiệp hơn 20 năm "trồng người"?

Thầy Phạm Xuân Trường: Một điều thật nuối tiếc là bản thân đã cố gắng thật nhiều nhưng dường như những nỗ lực ấy vẫn là chưa đủ với bà con và các em học sinh nơi đây.

Tôi cũng mong rằng công tác giáo dục vùng sâu vùng xa luôn được các cấp quan tâm và quan tâm nhiều hơn nữa để các em học sinh vùng cao được giao lưu học hỏi và các thầy cô lên công tác nơi vùng cao biên giới được quan tâm và động viên kịp thời.

Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của thầy!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Con gái vừa về làm dâu tỷ phú, gia đình và hàng xóm Á hậu Phương Nhi tranh thủ làm 1 việc gây chú ýCon gái vừa về làm dâu tỷ phú, gia đình và hàng xóm Á hậu Phương Nhi tranh thủ làm 1 việc gây chú ý
14:55:15 15/01/2025
Con trai tỷ phú giàu nhất Việt Nam đem đến nhà cô dâu 1 thứ thuộc top đắt nhất thế giớiCon trai tỷ phú giàu nhất Việt Nam đem đến nhà cô dâu 1 thứ thuộc top đắt nhất thế giới
16:11:00 15/01/2025
Ảnh nét căng bên trong lễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi: Thiếu gia Vingroup chiều vợ ra mặt, 1 chi tiết để lộ mối quan hệ với bố mẹ chồngẢnh nét căng bên trong lễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi: Thiếu gia Vingroup chiều vợ ra mặt, 1 chi tiết để lộ mối quan hệ với bố mẹ chồng
15:53:01 15/01/2025
Thanh niên đi Mazda tát túi bụi nhân viên cây xăng ở Nghệ An: Hé lộ nguồn cơnThanh niên đi Mazda tát túi bụi nhân viên cây xăng ở Nghệ An: Hé lộ nguồn cơn
15:13:08 15/01/2025
Triệu tập điều tra khẩn nam diễn viên truyền hình nổi tiếng dính líu đến vụ án mạng tại chùaTriệu tập điều tra khẩn nam diễn viên truyền hình nổi tiếng dính líu đến vụ án mạng tại chùa
14:50:21 15/01/2025
Hành động tiết lộ tính cách thật của thiếu gia Minh Hoàng ngay trong ngày trọng đại, ai cũng thốt lên 1 câuHành động tiết lộ tính cách thật của thiếu gia Minh Hoàng ngay trong ngày trọng đại, ai cũng thốt lên 1 câu
16:14:26 15/01/2025
Ý nghĩa của biểu tượng vô cực trong bảng tên tại đám hỏi của Á hậu Phương Nhi và thiếu gia Vingroup: Nể sự sâu sắc này!Ý nghĩa của biểu tượng vô cực trong bảng tên tại đám hỏi của Á hậu Phương Nhi và thiếu gia Vingroup: Nể sự sâu sắc này!
17:06:00 15/01/2025
Điểm trùng khớp khi Phương Nhi và Hà Tăng về làm dâu tỷ phúĐiểm trùng khớp khi Phương Nhi và Hà Tăng về làm dâu tỷ phú
13:42:19 15/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Iran đưa ra thông điệp cứng rắn đối với Mỹ và Israel

Tổng thống Iran đưa ra thông điệp cứng rắn đối với Mỹ và Israel

Thế giới

19:36:26 15/01/2025
Ông khẳng định Iran không theo đuổi vũ khí hạt nhân, đồng thời chỉ trích các cáo buộc cho rằng nước này đang tìm cách chế tạo bom hạt nhân.
Bắt quả tang 4 cặp nam nữ "mây mưa" trong khách sạn

Bắt quả tang 4 cặp nam nữ "mây mưa" trong khách sạn

Pháp luật

19:30:33 15/01/2025
Sau khi bắt quả tang 4 cặp nam nữ đang mua bán dâm bên trong khách sạn ở phố biển Nha Trang, cơ quan Công an khẩn trương đấu tranh truy xét, lật tẩy hành tung hai đối tượng môi giới mại dâm.
Áo len cardigan và những công thức phối đồ ngày lạnh

Áo len cardigan và những công thức phối đồ ngày lạnh

Thời trang

19:11:14 15/01/2025
Những công thức phối đồ ngày lạnh cùng áo len dưới đây cho bạn thêm ý tưởng làm mới bộ trang phục và sáng tạo thêm những bản phối thú vị từ chính tủ đồ cá nhân.
Phong cách đời thường của 'con dâu tỉ phú' Phương Nhi

Phong cách đời thường của 'con dâu tỉ phú' Phương Nhi

Phong cách sao

18:59:16 15/01/2025
Phương Nhi là cái tên đang nổi trên các trang báo, truyền thông trong những ngày vừa qua khi thông tin cô làm dâu nhà tỉ phú được nhiều người quan tâm, theo dõi.
Điều tiếc nuối của NSND Hoàng Khiềm - thân sinh ca sĩ Ngọc Anh 3A

Điều tiếc nuối của NSND Hoàng Khiềm - thân sinh ca sĩ Ngọc Anh 3A

Sao việt

18:24:33 15/01/2025
Tuồng truyền thống có lời thoại thiên về văn học cổ, nhiều từ Hán. Thêm nữa, nội dung phản ánh thường là trung quân, ái quốc nên có thể khó tiếp cận với khán giả hiện đại.
Người mẹ gào khóc tại hiện trường tai nạn làm con gái tử vong ở Bình Dương

Người mẹ gào khóc tại hiện trường tai nạn làm con gái tử vong ở Bình Dương

Tin nổi bật

18:11:29 15/01/2025
Ngày 15/1, Công an TP Thuận An điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa xe tải và hai xe máy khiến một nữ sinh lớp 7 tử vong.
Anh chồng kín tiếng của Á hậu Phương Nhi xuất hiện trong đám hỏi, phong thái đúng chất "cậu cả" của tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Anh chồng kín tiếng của Á hậu Phương Nhi xuất hiện trong đám hỏi, phong thái đúng chất "cậu cả" của tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Netizen

18:04:52 15/01/2025
Trong ngày trọng đại của em trai, Phạm Nhật Quân Anh diện vest chỉn chu, vẫn xuất hiện với diện mạo thường thấy trên truyền thông trước đây.
Lee Min Ho tổ chức tour gặp gỡ người hâm mộ châu Á sau 8 năm

Lee Min Ho tổ chức tour gặp gỡ người hâm mộ châu Á sau 8 năm

Sao châu á

17:53:59 15/01/2025
Đội ngũ của Lee Min Ho mới đây đã công bố poster chính thức cho chuyến lưu diễn gặp gỡ người hâm mộ của nam tài tử mang tên Minhoverse.
Độc đáo dưa sắn kho lạc thơm ngon, đậm đà hương vị miền trung du

Độc đáo dưa sắn kho lạc thơm ngon, đậm đà hương vị miền trung du

Ẩm thực

16:07:12 15/01/2025
Dưa sắn có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như xào, kho cá, nấu canh... nhưng không thể không nhắc đến dưa sắn kho lạc.
Bị lộ chuyện hẹn hò bí mật, "bạn trai" Rosé (BLACKPINK) làm chuyện gây sốc

Bị lộ chuyện hẹn hò bí mật, "bạn trai" Rosé (BLACKPINK) làm chuyện gây sốc

Nhạc quốc tế

16:03:07 15/01/2025
Việc Rosé về quê nhà của Evan Mock khiến dân tình không khỏi xôn xao bởi đây như một động thái ra mắt người yêu của đàng trai.
Disney bị kiện 10 tỷ USD vì Moana

Disney bị kiện 10 tỷ USD vì Moana

Hậu trường phim

16:00:22 15/01/2025
Nhà làm phim Buck Woodall đã đệ trình lên toà án liên bang California, tuyên bố Disney vi phạm bản quyền và sao chép kịch bản của ông cho 2 phần phim Moana và Moana 2.