Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An ‘góp cơm’ để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ

Theo dõi VGT trên

Bậc mầm non của Nghệ An hiện có hơn 660 điểm trường lẻ, tập trung ở những vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn.

Vậy nhưng, đã nhiều năm nay, các điểm trường vẫn duy trì việc tổ chức bán trú cho trẻ để đảm bảo học sinh đến trường chuyên cần và đầy đủ.

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 1

Bữa ăn bán trú tưởng là việc đương nhiên ở các trường mầm non nhằm duy trì việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Nhưng với những học sinh ở những vùng núi cao, đặc biệt là vùng xa trung tâm như ở bản Tùng Hương, xã Tam Quang ( huyện Tương Dương) thì đây thực sự là điều khó khăn. Để có thể đến trường mỗi ngày và ở lại trường qua trưa, các em phải mang theo cơm từ ở nhà. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 2

Bữa ăn trưa của học sinh điểm trường lẻ rất đạm bạc, mỗi học sinh một món ăn khác nhau. Tuy nhiên, dù còn rất khó khăn, các giáo viên cắm bản vẫn cố gắng tổ chức cho các em một bữa ăn tươm tất, gọn gàng. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 3

Ngoài thức ăn chính ở nhà, giáo viên ở điểm trường Tùng Hương hỗ trợ việc nấu thêm canh cho học sinh. Kinh phí do phụ huynh đóng góp 3.000 đồng/ngày. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 4

Trường Mầm non Tam Quang (Tương Dương) có hơn 400 học sinh và ngoài điểm trường chính còn có các điểm trường lẻ ở xa trung tâm. Do đó, việc tổ chức bán trú cho trẻ hết sức vất vả. Hiện, cùng một mô hình bán trú, nhưng nhà trường đang phải thực hiện đồng thời ba hình thức, đó là bán trú, tập trung bán trú dân nuôi và bán trú cô nuôi. Ở hình thức đầu tiên, chỉ triển khai được điểm trường chính. Hai hình thức còn lại, hoặc do phụ huynh tự mang cơm cho trò, hoặc phụ huynh góp tiền và giáo viên hỗ trợ để tổ chức bán trú cho trẻ. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 5

Do điều kiện còn nhiều khó khăn, nên trong những năm qua, ngành Giáo dục Nghệ An đã có chủ trương sáp nhập điểm trường lẻ. Nhưng với bậc mầm non, việc sáp nhập gặp rất nhiều khó khăn bởi đặc thù các cháu nhỏ tuổi và các điểm trường cách nhau quá xa.

Toàn tỉnh hiện đang còn 669 điểm trường lẻ thuộc bậc mầm non, cùng với đó đang còn hơn 600 điểm trường lẻ phụ huynh và giáo viên đang phải cùng chung sức để cùng nhau tổ chức bán trú cho trẻ.

Tại Trường Mầm non Châu Hạnh (Quỳ Châu) với đặc thù địa bàn rộng (các điểm trường lẻ giáp với huyện Quế Phong và tỉnh Thanh Hóa) nên rất khó để tổ chức bán trú tập trung. Vì thế, những điểm trường lẻ như điểm trường Tà Cọ (với gần 100 học sinh), mỗi tháng phụ huynh phải góp 50.000 đồng để thuê người dân trong bản ra tổ chức bán trú cho trẻ. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 6

Video đang HOT

Để giảm kinh phí tổ chức bán trú, nhà trường tận dụng những phần diện tích còn lại để trồng rau xanh. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 7

Hàng tuần, các phụ huynh sẽ cắt cử nhau đến để chăm sóc vườn rau xanh của trường.Tà Cọ vẫn là điểm trường thuận lợi, ba điểm trường còn lại là Na xén, Tà Sỏi và Thuận Lập hàng ngày học sinh vẫn phải đưa cơm từ nhà đến trường. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 8

Hạ Sơn (xã Mường Nọc, huyện Quế Phong) là bản có đến gần 90% học sinh là người dân tộc Khơ mú. Cũng như nhiều điểm trường lẻ khó khăn khác, học sinh hàng ngày ở đây đến trường cùng với cặp lồng cơm trên tay. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 9

Trong gian bếp đơn sơ và giản dị, hàng ngày các cô giáo Trịnh Thị Hằng và Lô Thị Mai sẽ thay nhau nấu thêm canh cho trẻ. Một số điểm trường khác thì phụ huynh mang thức ăn và giáo viên sẽ nấu cơm.

Dù cùng lúc phải thực hiện ba nhiệm vụ: dạy lớp ghép 4, 5 tuổi, nấu bán trú và chăm sóc trẻ, nhưng các giáo viên vẫn rất vui bởi nhờ có những bữa cơm bán trú mà học trò Khơ mú đã đến trường chuyên cần hơn. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 10

Bữa ăn trưa được tổ chức sạch sẽ ngoài hành lang. Thoạt nhìn, giống như những bữa cơm bán trú được tổ chức tập trung ở điểm trường chính. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 11

Để đảm bảo chất lượng bữa ăn, định kỳ hàng tháng nhà trường sẽ tổ chức những buổi tập huấn, hướng dẫn việc nấu bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ. Thế nên, dù phải mang cơm từ nhà nhưng những bữa ăn của học trò Khơ mú vẫn đảm bảo chất lượng, có cơm, có rau, có thịt cá xắt nhỏ và được chế biến rất ngon miệng. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 12

Hàng tháng, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quế Phong sẽ đến trực tiếp kiểm tra bữa ăn của trẻ bán trú. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 13

Sau bữa ăn trưa học sinh sẽ được ngủ trưa ở trường, đảm bảo việc sinh hoạt theo đúng giờ giấc của bậc mầm non. Ảnh: Đức Anh

Phụ huynh, giáo viên rẻo cao Nghệ An góp cơm để tổ chức bán trú cho học trò điểm trường lẻ - Hình 14

Việc duy trì bán trú ở 546/546 trường mầm non trong toàn tỉnh cũng là giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ và quan trọng hơn góp phần làm tốt công tác huy động trẻ đến trường và làm tốt phổ cập mầm non 5 tuổi trên toàn tỉnh. Ảnh: Đức Anh

Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng gọi học trò đến lớp

Năm học mới đã bắt đầu, phần lớn giáo viên khắp toàn tỉnh đã yên tâm với trang giáo án hàng ngày. Nhưng ở những nơi xa xôi và gian khó vẫn còn những học trò vắng mặt trong lớp học, các thầy, cô vẫn phải trèo đèo, lội suối về bản, mong muốn đưa các em đến lớp để có một tương lai tươi sáng hơn.

Nếu không vận động, trẻ sẽ không đi học

Bước sang năm học mới, công việc thực sự bộn bề, có nhiều thứ để triển khai và sắp đặt, hướng tới sự vận hành suôn sẻ. Trong sự bộn bề ấy, với giáo viên vùng cao, nỗi vất vả nhất vẫn là về bản vận động học sinh đến lớp. Vì lẽ, do hoàn cảnh gia đình, có những phụ huynh không muốn hoặc không thể tạo điều kiện cho con em đến lớp.

Điển hình như trường hợp anh Vừ Bá Vừ ở xã Nhôn Mai (Tương Dương), nhà ở bản Huồi Măn nhưng cả gia đình làm rẫy và sinh sống chủ yếu vùng Con Toọc, cách cả ngày đường đi bộ. Cháu Vừ Bá Hai (5 tuổi, con trai của anh Vừ) theo bố mẹ ra rẫy ở, hàng ngày không thể về bản học mẫu giáo.

Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng gọi học trò đến lớp - Hình 1


Giáo viên Trường Mầm non Nhôn Mai (Tương Dương) trên đường lên bản vận động học sinh đến lớp. Ảnh: Công Kiên

Hay tin, các cô giáo Trường Mầm non Nhôn Mai đã băng rừng, leo dốc nửa ngày đường để lên vùng Con Toọc vận động vợ chồng anh Vừ cho bé Hai đến học tại điểm trường bản Piêng Luống cách đó mấy cánh rừng. Bé Hai sẽ ở cùng cô giáo Lô Thị Hương - người phụ trách điểm trường Piêng Luống, cuối tuần bố mẹ sẽ đến đón về.

Mừng như "bắt được vàng", anh Vừ Bá Vừ bộc bạch: "May nhờ các cô giáo nhiệt tình nên thằng bé nhà tôi mới được đến lớp mầm non. Nếu không, nó phải theo bố mẹ đi làm rẫy hay quanh quẩn ở chòi, lán thôi".

Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng gọi học trò đến lớp - Hình 2


Trước ngày khai giảng, giáo viên Trường Mầm non Nhôn Mai (Tương Dương) đến tận nhà vận động học sinh đến lớp.Ảnh: Công Kiên

Cũng ở xã Nhôn Mai, giống như trường hợp anh Vừ Bá Vừ, gia đình anh Xồng Ca Dênh ở bản Phá Mựt sang vùng Piêng Na làm rẫy và dựng nhà, sinh hoạt tại đây. Địa điểm này vốn là vùng canh tác của đồng bào Thái đã di dời về các khu tái định cư từ hơn 10 năm trước, cách trung tâm xã Nhôn Mai khoảng 7 - 8 km với cung đường đèo dốc quanh co. Không có điểm trường, anh Dênh quyết định cho cậu con trai 5 tuổi là Xồng Bá Chùa theo bố mẹ lên rẫy.

Qua công tác phổ cập, nắm bắt được tình hình, cô Vi Thị Hiền - Hiệu trưởng và các cô giáo Trường Mầm non Nhôn Mai đã lên tận Piêng Na để vận động. Gặp vợ chồng anh Dênh, cô Hiền thuyết phục để bé Chùa xuống học tại điểm trường chính ở bản Nhôn Mai, trước tiên bé sẽ ở tại trường. Các cô sẽ chăm sóc, dạy dỗ và lo cơm nước hàng ngày cho bé, bố mẹ có thể xuống thăm hay đón Chùa vào ngày cuối tuần.

Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng gọi học trò đến lớp - Hình 3


Niềm vui của giáo viên Trường Mầm non Nhôn Mai (Tương Dương) khi vận động học được sinh đến lớp học.Ảnh: Công Kiên

Ban đầu, Xồng Ca Dênh không đồng ý, một phần vì bận rộn không có thời gian và phương tiện để xuống thăm con, phần khác vì ngại làm phiền tới các cô giáo. Nhưng rồi, sự nhiệt tình và tận tâm của những cô giáo đã thuyết phục được đôi vợ chồng người Mông, cho bé Xồng Bá Chùa theo xuống điểm trường chính.

Cô Vi Thị Hiền cho biết: "Một số đồng bào người Mông ở Nhôn Mai vẫn còn giữ tập quán du canh, du cư gây khó khăn cho con cái trong việc đến trường. Với lương tâm và trách nhiệm với con trẻ, chúng tôi đã cố gắng vận động phụ huynh cho con đến lớp, tạo điều kiện và giúp đỡ các bé có được niềm vui cùng bạn bè".

Không để học sinh nghỉ học để lấy chồng

Không phải theo bố mẹ du canh, du cư nhưng trước khi bước vào năm học, bé Và Y Nù (5 tuổi) bản Thằm Thẩm (xã Nhôn Mai) cũng có nguy cơ không được đến lớp. Vì lẽ, mấy năm nay, bản Thằm Thẩm không đủ số lượng học sinh nên không lập được điểm trường, các cháu mầm non phải xuống học tại bản Xói Voi, cách nhà gần 5 km.

Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng gọi học trò đến lớp - Hình 4


Chuẩn bị cho năm học mới, các thầy, cô giáo huyện vùng cao Tương Dương thường phải về bản nắm tình hình và vận động học sinh đến lớp. Ảnh: Công Kiên

Gia đình anh Và Chư Thái (bố của Y Nù) thuộc diện cận nghèo, đời sống còn khó khăn, vất vả nên không muốn cho con gái xuống Xói Voi học mầm non. "Cái lý" của ông bố người Mông này là hàng ngày phải đi làm, không có thời gian đưa, đón con gái nhỏ đi học nên cho bé ở nhà hoặc theo bố mẹ đi rẫy.

Không muốn để Y Nù thiệt thòi so với bạn cùng trang lứa, cô Ngân Thị Chiến - giáo viên phụ trách điểm trường Xói Voi đã đến gặp bố mẹ của bé. Cô Chiến phân tích điều hơn lẽ thiệt, và hứa sẽ giúp đỡ bằng cách đưa, đón Y Nù đến lớp những khi bố mẹ bận rộn, cuối cùng vợ chồng Và Chư Thái cũng đồng ý cho con gái đến lớp.

Được biết, hằng năm vào đầu năm học mới, các ban, ngành của xã Nhôn Mai và các trường học thường phối hợp về các bản vận động để các gia đình tạo điều kiện cho con em đến trường.

Nếu xã Nhôn Mai là nơi sơn cùng thủy tận của huyện Tương Dương thì xã Keng Đu được xem là chốn "thâm sơn cùng cốc", địa bàn xa xôi nhất của huyện Kỳ Sơn. Đa số cư dân nơi đây là đồng bào dân tộc Khơ mú, đời sống kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế nên nhiều gia đình không tạo điều kiện cho con em đến lớp. Thậm chí, có những phụ huynh đồng ý cho con nghỉ học để lấy chồng, lấy vợ.

Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng gọi học trò đến lớp - Hình 5


Về bản vận động học sinh, giáo viên luôn thể hiện sự ân cần, gần gũi và yêu thương. Ảnh: Công Kiên

Trước ngày khai giảng, các thầy cô Trường THCS Bán trú Keng Đu được phân công về các bản để thông báo cho học sinh đến tựu trường. Nhưng đáng buồn là vì những lý do khác nhau, nhiều em đã không trở lại lớp học. Trong đó, em Lương Thị Dung (bản Kẹo Cơn) và Xeo Thị Kho (bản Huồi Lê) đã cưới chồng và quyết định bỏ học. Còn nhiều em ở các bản xa như Huồi Xui, Huồi Cáng, Khe Linh, Hạt Tà Vén do bố mẹ đi làm ăn xa, nhà neo người nên phải ở nhà lo công việc.

Không chỉ ở các xã Nhôn Mai và Keng Đu, tình trạng học sinh nghỉ học còn diễn ra ở nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn như các xã Hữu Khuông, Yên Tĩnh, Tam Hợp, Lượng Minh (Tương Dương). Trong đó, riêng Trường THCS Bán trú Lượng Minh có gần 10 em nghỉ học, phần lớn là do bố mẹ đi làm xa, các em không có người chăm lo và tạo điều kiện đến lớp. Cùng với đó là địa bàn Tri Lễ (Quế Phong), Môn Sơn (Con Cuông) và Mường Típ, Mường Ải, Bảo Thắng, Bảo Nam (Kỳ Sơn)... ít nhiều đều có học sinh bỏ học.

Thầy Phan Văn Thiết - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho biết: "Bước đầu, so với những năm trước, số lượng học sinh nghỉ học dịp đầu năm học mới đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, do địa bàn vùng sâu, vùng xa vẫn còn một số em chưa đến trường, hiện chúng tôi đang chỉ đạo các trường tiếp tục vận động phụ huynh tạo điều kiện cho con em đến lớp đầy đủ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trấn Thành có phát ngôn "chặt chém" dàn siêu sao ở WeChoice Awards 2024, visual thăng hạng khiến dân tình phát cuồngTrấn Thành có phát ngôn "chặt chém" dàn siêu sao ở WeChoice Awards 2024, visual thăng hạng khiến dân tình phát cuồng
20:47:45 12/01/2025
Mỹ nhân hack tuổi thần sầu ở thảm đỏ WeChoice Awards 2024, sau 16 năm còn trẻ đẹp hơn thời mới vào nghềMỹ nhân hack tuổi thần sầu ở thảm đỏ WeChoice Awards 2024, sau 16 năm còn trẻ đẹp hơn thời mới vào nghề
22:54:09 12/01/2025
Dương Mịch bị đâm sau lưngDương Mịch bị đâm sau lưng
22:59:04 12/01/2025
Hai người đẹp gen Z gây chú ý trên sóng phim giờ vàngHai người đẹp gen Z gây chú ý trên sóng phim giờ vàng
21:50:21 12/01/2025
Ốc Thanh Vân nói lý do về Việt Nam sau một năm sống ở ÚcỐc Thanh Vân nói lý do về Việt Nam sau một năm sống ở Úc
22:19:23 12/01/2025
Dàn hậu "đại náo" siêu thảm đỏ WeChoice Awards 2024: Thuỳ Tiên - Hương Giang lạ lẫm, Lương Thùy Linh đẹp phát sángDàn hậu "đại náo" siêu thảm đỏ WeChoice Awards 2024: Thuỳ Tiên - Hương Giang lạ lẫm, Lương Thùy Linh đẹp phát sáng
22:47:52 12/01/2025
'Ông nội quốc dân' Lee Soon Jae bật khóc tại lễ trao giải KBS Drama Awards 2024'Ông nội quốc dân' Lee Soon Jae bật khóc tại lễ trao giải KBS Drama Awards 2024
22:26:27 12/01/2025
Quyền Linh phấn khích khi nữ bác sĩ đến show hẹn hò tìm bạn traiQuyền Linh phấn khích khi nữ bác sĩ đến show hẹn hò tìm bạn trai
22:22:50 12/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hội mỹ nhân diện áo dài đọ sắc tại WeChoice Awards 2024: Chi Pu xinh bất chấp, Phương Anh Đào "lẻ bóng" vẫn cực nổi bật!

Hội mỹ nhân diện áo dài đọ sắc tại WeChoice Awards 2024: Chi Pu xinh bất chấp, Phương Anh Đào "lẻ bóng" vẫn cực nổi bật!

Sao việt

06:19:32 13/01/2025
Màn đọ sắc của dàn mỹ nhân Chi Pu, Lương Thùy Linh, Nguyễn Lê Ngọc Thảo, Ngọc Châu, Trương Quỳnh Anh, Châu Bùi... đã khiến thảm đỏ WeChoice Awards nóng hơn bao giờ hết.
Mickey 17 của đạo diễn Bong Joon Ho sẽ ra mắt tại Liên hoan phim Berlin

Mickey 17 của đạo diễn Bong Joon Ho sẽ ra mắt tại Liên hoan phim Berlin

Hậu trường phim

06:14:08 13/01/2025
Bộ phim khoa học viễn tưởng của đạo diễn Bong Joon Ho - Mickey 17 , với sự tham gia của Robert Pattinson, sẽ có buổi ra mắt quốc tế tại Liên hoan phim Berlin năm nay.
"Nữ hoàng Rồng xanh" Kim Hye Soo trở lại màn ảnh nhỏ

"Nữ hoàng Rồng xanh" Kim Hye Soo trở lại màn ảnh nhỏ

Phim châu á

06:12:45 13/01/2025
Ngôi sao gạo cội sẽ vào vai một phóng viên điều tra trong bộ phim Unmasked của Disney+ bắt đầu lên sóng vào ngày 15/1.
Loại hạt bổ dưỡng hạn chế nguy cơ đột quỵ, ngừa ung thư, Tết đến làm ngay 2 món này đơn giản lại đốn tim khách

Loại hạt bổ dưỡng hạn chế nguy cơ đột quỵ, ngừa ung thư, Tết đến làm ngay 2 món này đơn giản lại đốn tim khách

Ẩm thực

06:07:19 13/01/2025
Với hai cách chế biến hạt điều dưới đây, bạn sẽ có được thức quà đãi khách đến chơi nhà ngày Tết lạ miệng. Hạt này tốt với người đái tháo đường, giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ, ngừa ung thư.
Ứng viên tổng thống Romania nhận định về nhân tố có thể kích hoạt xung đột NATO-Nga

Ứng viên tổng thống Romania nhận định về nhân tố có thể kích hoạt xung đột NATO-Nga

Thế giới

06:03:24 13/01/2025
Ông Georgescu đã bày tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự của NATO tại Romania, cảnh báo rằng các căn cứ này có thể được sử dụng để kích động một cuộc chiến với Liên bang Nga.
Lần đầu tiên tlinh - Pháo - Pháp Kiều kết hợp trên cùng 1 sân khấu, cùng RHYDER - WEAN - Hùng Huỳnh diễn cực "cháy"

Lần đầu tiên tlinh - Pháo - Pháp Kiều kết hợp trên cùng 1 sân khấu, cùng RHYDER - WEAN - Hùng Huỳnh diễn cực "cháy"

Nhạc việt

22:51:11 12/01/2025
Tối 12/1, trên sân khấu Gala WeChoice Awards 2024, cả khán phòng đã được đốt cháy bởi màn trình diễn đầy năng lượng của các nghệ sĩ trẻ Pháo, Pháp Kiều, tlinh, RHYDER, Hùng Huỳnh, WEAN.
Nam chính 'Sex is Zero' tuổi trung niên hạnh phúc bên vợ và 5 con

Nam chính 'Sex is Zero' tuổi trung niên hạnh phúc bên vợ và 5 con

Sao châu á

22:40:24 12/01/2025
23 năm sau thành công của bộ phim điện ảnh Sex is Zero , 2 nam chính Lim Chang Jung và Choi Sung Kook đều có bến đỗ hạnh phúc cùng một nửa kém hàng chục tuổi.
Trích xuất camera tìm người bỏ lại bé trai giữa trời rét lạnh

Trích xuất camera tìm người bỏ lại bé trai giữa trời rét lạnh

Tin nổi bật

22:24:30 12/01/2025
Giữa trời rét căm căm, nổi gió mạnh, người đi đường phát hiện một bé trai vài tuần tuổi được quấn trong một tấm khăn mỏng, đặt trước cổng nhà một hộ dân tại Đắk Lắk.
Chở gần 2 tạ pháo hoa nổ về TP Hồ Chí Minh để lấy 3 triệu tiền công

Chở gần 2 tạ pháo hoa nổ về TP Hồ Chí Minh để lấy 3 triệu tiền công

Pháp luật

22:17:26 12/01/2025
Qua kiểm tra, cách xe ôtô vận chuyển pháo khoảng 70m, Điểu Núi còn cất giấu 4 thùng hàng, bên trong chứa 72 hộp nghi là pháo hoa nổ, trọng lượng 127kg.
Khánh Thi - Phan Hiển tình tứ trên sân khấu, phản ứng Chí Anh gây bất ngờ

Khánh Thi - Phan Hiển tình tứ trên sân khấu, phản ứng Chí Anh gây bất ngờ

Tv show

22:06:29 12/01/2025
Màn tương tác giữa Khánh Thi - Phan Hiển với kiện tướng Chí Anh trong show Bước nhảy hoàn vũ khiến nhiều người thích thú.
Bài khấn dọn bàn thờ cuối năm

Bài khấn dọn bàn thờ cuối năm

Trắc nghiệm

21:22:54 12/01/2025
Bạn có thể tham khảo các bài khấn lau dọn bàn thờ cuối năm, bài khấn rút tỉa chân nhang ở bàn thờ gia tiên, thần tài để chuẩn bị cho các nghi lễ trong tháng Chạp.