Loại rau ở nông thôn mọc đầy, nhưng lại ẩn chứa những ‘bí mật’ tuyệt vời cho sức khỏe
Một loại mọc đầy ở các vùng nông thôn, tưởng chừng như vô giá trị nhưng rất tốt cho sức khỏe, không chỉ phòng chống ung thư mà còn cải thiện sức khỏe làn da.
Lợi ích tuyệt vời của lá lốt đối với sức khỏe
Lá lốt là một loại rau lá xanh mướt mọc um tùm như cỏ hầu như ở vùng nào cũng có. Nhiều người thường hái lá lốt để chế biến món chả, canh chuối. Thế nhưng, ít ai biết rằng loại rau dân dã này lại ẩn chứa những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, thậm chí còn được ví như “thần dược”.
Loại lá này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt…
Không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, lá lốt còn có khả năng phòng chống ung thư và cải thiện sức khỏe làn da một cách đáng kinh ngạc.
1. Giảm đau, giảm viêm: Lá lốt có đặc tính chống viêm và giảm đau, có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp và đau nhức cơ bắp.
2. Hỗ trợ tiêu hóa: Giúp kích thích tiêu hóa, giảm chứng đầy hơi và khó tiêu.
3. Cải thiện sức khỏe da: Được tin là có thể giúp làm giảm các vấn đề về da như mụn trứng cá và eczema do có chứa các chất chống oxy hóa.
4. Tốt cho tim mạch: Lá lốt có thể giúp làm giảm cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
5. Phòng ngừa ung thư: Chứa các hợp chất có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Video đang HOT
6. Chống ký sinh trùng: Có tính năng chống ký sinh trùng tự nhiên, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễ.m trùn.g.
7. Điều trị cảm lạnh: Lá lốt cũng được dùng để điều trị cảm lạnh và các triệu chứng liên quan do có tính ấm và khả năng loại bỏ độc tố.
Gợi ý công thức làm lá lốt chiên thơm ngon bổ dưỡng
Loại rau này được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn, từ các món đơn giản như chả lá lốt, chả ốc hay đến các món cầu kỳ hơn như ốc hầm chuối đậu,…
Tuy nhiên, nếu bận rộn bạn có thể áp dụng công thức đơn giản hơn, chỉ cần vài nguyên liệu cũng có thể chế biến được món ăn ngon cho cả nhà thưởng thức.
Nguyên liệu cần thiết
- 1 quả trứng gà, lượng nước vừa phải, nửa bát bột mì, 2 thìa bột ngô, lượng dầu ăn vừa phải.
Cách thực hiện
Lá lốt chọn mua những lá bánh tẻ, không quá non, không quá già. Mang rửa sạch, để ráo. Cho bột mì, bột ngô, trứng gà vào bát. Đán.h đều tất cả.
Phần bột chiên này bạn có thể dùng các gói bột chiên giòn bán sẵn, các tỷ lệ trong đó đều được tính toán thích hợp, bạn không cần pha chế theo công thức riêng. Nếu muốn tăng độ thơm, bạn có thể dùng thêm hạt tiêu xay hoặc chút bột ngũ vị hương tùy vào khẩu vị.
Đợi nóng chảo, đổ dầu vào. Nhúng lá lốt vào bát bột để bột bám đều hai mặt lá. Khi dầu nóng thì cho lá lột đã nhúng bột vào chiên. Thời gian chiên chín chỉ chừng 20 giây là đủ. Nếu thời gian chiên lâu quá sẽ bị cháy khét ăn không ngon.
Các lá lốt nhúng bột sau khi chiên mang để ráo dầu là được. Món này nên ăn nóng sẽ ngon hơn.
* Một số công dụng và cách sử dụng hiệu quả của lá lốt
Điều trị đau nhức xương khớp: Lá lốt có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức và sưng viêm ở các khớp xương. Có thể dùng lá lốt sắc nước uống, hoặc giã nát đắp lên vùng bị đau.
Liều dùng là 20-30g lá khô hoặc 100-150g lá tươi mỗi ngày.
Điều trị mồ hôi tay chân: Lá lốt có tác dụng làm ấm cơ thể, hạn chế và giảm tình trạng mồ hôi tay chân quá nhiều. Có thể dùng lá lốt sắc nước uống, hoặc ngâm chân tay vào nước sắc lá lốt có pha muối.
Liều dùng là 20-30g lá khô hoặc 100-150g lá tươi mỗi ngày. Mỗi ngày dùng khoảng từ 8 đến 12g dạng đã phơi khô đem sắc thuố.c.
Giải cảm hiệu quả: Nguyên liệu 20g lá lốt, nửa củ hành tây, 5 nhánh hành hương, 1 tép tỏi, 2g gừng, 1 nắm gạo và gia vị. Cho gạo vào nấu cháo như bình thường, khi gạo đã nở thì cho các nguyên liệu vào. Ăn khi còn nóng và lau phần mồ hôi đi.
Hai loại gia vị quen thuộc là 'khắc tinh' của ung thư
Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật trong đó có ung thư, nhiều loại rau củ giá rẻ lại là khắc tinh của tế bào ung thư nhưng ít người biết tới.
Phòng chống được các loại bệnh tật, có sức khỏe dẻo dai là mục tiêu của nhiều người. Trong số những căn bệnh mà con người mắc phải, ung thư là một trong số những căn bệnh đáng sợ.
Theo các nghiên cứu, chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, là lá chắn hữu hiệu trước các tác nhân gây bệnh, trong đó có ung thư.
Ung thư là căn bệnh mọi người đều khiếp sợ (Nguồn: Sohu)
Dưới đây là 2 loại củ quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta, bán ở khắp các chợ, khắc tinh của tế bào ung thư, nhưng chưa được nhiều người biết tới.
Gừng
Gừng rất nhiều tác dụng, không chỉ dùng làm gia vị mà còn có tác dụng duy trì sức khỏe, giúp ngăn ngừa ung thư. Ăn một lượng gừng thích hợp có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng tốc độ tuần hoàn má.u, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, nó có thể làm giảm sự xuất hiện của một số bệnh và ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của tế bào ung thư.
Gừng chứa gingerol, curcumin, những chất này có khả năng kháng khuẩn, phòng ngừa các tác nhân gây ra bệnh ung thư, chống viêm và chống dị ứng.
Curcumin tác dụng ức chế đối với ung thư da và ung thư đại trực tràng. Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường sử dụng gừng cho các món ăn, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe.
Tỏi
Chất allicin trong tỏi tác dụng diệt khuẩn, khử trùng rất tốt, ngoài ra tỏi còn chứa rất nhiều chất hỗ trợ phòng chống ung thư.
Theo nghiên cứu, người ta thấy rằng chiết xuất tỏi có thể ức chế rất tốt các độc tố của khối u ác tính. Vì vậy, khi bạn ăn tỏi một cách hợp lý sẽ rất có lợi cho cơ thể.
Tuy nhiên, không phải chỉ vì những tác dụng tốt này mà chúng ta lạm dụng hai loại củ trên. Tăng cường sức đề kháng, phòng chống được các loại bệnh tật là cả một quá trình kết hợp giữa nhiều yếu tố như ăn uống, vận động, tinh thần và môi trường sống.
Vì vậy, ngoài ăn các loại thực phẩm có lợi cho cơ thể, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý để gia tăng khả năng phòng chống bệnh.
Công nghệ mRNA thúc đẩy cuộc cách mạng vaccine cá nhân hóa thế nào? Công nghệ mRNA được thử nghiệm lâm sàng, sử dụng máy học để xác định kháng nguyên và áp dụng vào sản xuất vaccine cá nhân hóa, tự khuếch đại chống các loại bệnh. Trước khi các công ty tận dụng công nghệ mRNA để chống lại COVID-19, họ đã nỗ lực phát triển vaccine mRNA chống lại ung thư. Lịch sử nghiên...