Làm ngay 8 việc sau bữa ăn sẽ khiến cơ thể bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm
Một số thói quen ngay sau bữa ăn không chỉ làm giảm hiệu quả dinh dưỡng mà thức ăn mang lại, mà còn có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác đối với cơ thể.
Sau bữa ăn, nhiều người lựa chọn ngồi nghỉ ngơi, xem TV, đi tắm hay thu dọn nhà cửa… Với một “cái bụng” đang no như vậy, làm gì thì làm chúng ta cũng không nên thực hiện các điều sau để tránh làm tổn thương đến sức khỏe cơ thể.
1. Uống trà
Trên thực tế, uống trà sau bữa ăn không giúp thúc đẩy tiêu hóa, mà nó còn gây hại cho sức khỏe của bạn. Nếu lúc này uống trà, axit tannic trong trà sẽ đi vào đường tiêu hóa, ức chế sự tiết dịch của dạ dày và ruột.
Bên cạnh đó, tính kiềm trong trà làm loãng axit dạ dày, ảnh hưởng đến việc tiết enzyme protease và các chất khác trong dạ dày. Từ đó làm giảm hiệu quả tiêu hóa, phân hủy thức ăn.
Ngoài ra, axit tannic cũng sẽ đông lại với các protein trong thịt, trứng, các sản phẩm từ đậu nành, từ sữa khiến thức ăn khó tiêu, làm suy yếu nhu động ruột, dễ gây ra phân khô.
Không chỉ vậy, sự kết hợp giữa axit tannic trong trà với chất sắt ở thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt trong cơ thể con người, gây ra thiếu máu do thiếu sắt trong một thời gian dài.
Bởi vậy, không nên uống trà trước bữa ăn và trong vòng nửa giờ sau bữa ăn, tốt nhất nên uống trà một giờ sau bữa ăn.
2. Tập thể dục
Khi tập thể dục, máu sẽ tập trung vào hệ thống vận động, làm trì hoãn việc tiết dịch tiêu hóa, gây ra chứng khó tiêu. Hơn nữa, tập thể dục sau bữa ăn rất dễ gây nên huyết áp cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch não, bệnh tiểu đường, bệnh dạ dày, viêm thực quản mãn tính…
Nếu bạn muốn vận động, nên nghỉ ngơi ít nhất 10 phút sau bữa ăn. Nếu ăn quá no, bạn cần kéo dài thời gian nghỉ ngơi một cách thích hợp.
3. Ăn trái cây
Trái cây có chứa rất nhiều đường như glucose, fructose, sucrose. Chúng không cần tiêu hóa qua dạ dày mà trực tiếp vào thẳng ruột non để tiêu hóa. Nếu bạn ăn trái cây ngay sau bữa ăn, tinh bột và protein có trong thức ăn sẽ cản trở lượng đường trong trái cây đi vào ruột non. Tất cả các chất đó sẽ đi vào dạ dày, làm cho đường trong trái cây tương tác với axit dạ dày, gây ra đầy bụng, khó chịu.
Video đang HOT
Ngoài ra, trái cây cũng chứa flavonoid. Nếu chất này không đi được vào ruột non để tiêu hóa mà bị chặn bởi thức ăn ở trong dạ dày, chúng sẽ bị vi khuẩn trong dạ dày chuyển hóa thành axit benzoic. Axit benzoic cùng với chất sodium thiocyanate trong rau xanh gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, có thể gây bệnh bướu cổ.
4. Đi ngủ
Đi ngủ ngay sau bữa ăn sẽ khiến việc tiết dịch tiêu hóa giảm, tiêu hóa thức ăn bị chậm lại. Thức ăn không thể tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ, gây thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Đồng thời, áp lực dạ dày tăng sau khi ăn no. Nếu bạn nằm xuống ngay lập tức, bạn có thể gặp các triệu chứng như trào ngược dạ dày thực quản, nôn mửa.
Sau bữa ăn, bạn nên ngồi nghỉ ngơi, chỉ nên nằm xuống khi cảm thấy xuôi, các thức ăn trong dạ dày đã được tiêu hóa và dạ dày trống.
5. Hút thuốc
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hút một điếu thuốc sau bữa ăn có hại hơn hút 10 điếu thuốc thông thường. Sau khi ăn, dạ dày phải hoạt động, lưu thông máu tăng, hô hấp hoạt động mạnh hơn.
Lúc này hút thuốc, phổi sẽ tăng cường hấp thụ khói, do đó các chất có hại như nicotine có cơ hội xâm nhập cơ thể nhiều hơn. Ngoài việc gây hại cho phổi, chúng cũng làm tổn thương đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
6. Tắm rửa
Khi tắm, dưới sự kích thích của nước ấm, các mạch máu ở chân, tay, toàn cơ thể sẽ giãn ra, máu lưu thông nhiều hơn trên bề mặt cơ thể. Từ đó, lượng máu qua đường tiêu hóa giảm, dịch tiết tiêu hóa cũng sẽ giảm theo, gây tiêu hóa kém.
Thói quen tắm rửa sau khi ăn về lâu dài sẽ làm chức năng đường tiêu hóa suy giảm. Ngoài ra, tắm ngay sau khi ăn sẽ dẫn đến tình trạng máu cung cấp cho tim không đủ, gây ra bệnh về tim mạch.
7. Hát karaoke
Nhiều người sau khi ăn uống tụ tập bạn bè sẽ lựa chọn tăng hai là đi hát karaoke. Tuy nhiên khi hát, bạn sẽ làm tăng áp lực cho bụng, gây ra khó tiêu, khó chịu. Nếu trong bữa ăn bạn có uống rượu, cổ họng và dây thanh sẽ bị xung huyết.
Hát to, thậm chí gào, hét sẽ làm tăng áp lực cho cổ họng, làm nặng thêm tình trạng xung huyết, phù nề dây thanh quản. Điều đó dễ kéo theo bị mắc các bệnh như viêm danh thanh quản cấp tính với các triệu chứng khàn giọng, đau họng.
8. Uống nước lạnh
Uống nước lạnh sau bữa ăn khiến các mạch máu dạ dày co lại, ức chế sự tiết dịch của tuyến tiêu hóa. Từ đó dạ dày hoạt động kém, dễ bị các triệu chứng như chán ăn hay đầy bụng khó tiêu. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến đồ uống lạnh sau bữa ăn là “kẻ thù” lớn nhất của trái tim.
Nguồn: QQ
Theo Helino
Điều cần tránh khi bụng đói
Tập thể dục, đi ngủ, uống cà phê... khi bụng đói là những điều không nên làm vì nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Khi đói, chỉ nên uống thuốc được bác sĩ kê đơn - Ảnh: Internet
Dưới đây là những điều bạn không nên làm khi bụng đói:
Không nên tập luyện quá nặng
Mọi người thường nghĩ rằng tập luyện khi đói sẽ giúp đốt cháy lượng calo cao hơn so với khi ăn no. Thế nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, bởi việc này không ảnh hưởng đến quá trình giảm mỡ. Vì khi đói có thể ảnh hưởng đến việc tập luyện bởi cơ thể không đủ năng lượng để tập luyện. Tập luyện khi đói đôi khi còn có tác hại khiến bạn mất cơ chứ không tan mỡ.
Khi đói bạn có thể tập một số bài tập nhẹ như thể dục nhịp điệu. Hoặc trước khi tập bạn nên ăn nhẹ một chút gì đó.
Hạn chế uống cà phê
Uống cà phê vào buổi sáng là thói quen của rất nhiều người. Thế nhưng uống cà phê khi đói làm cho hàm lượng caffeine có thể kích hoạt quá trình tiết axit, gây ợ nóng và những vấn đề rắc rối khác liên quan tới đường tiêu hóa. Không những thế, uống cà phê khi đói còn dẫn tới sự thiếu hụt hormone serotonin và làm cho tâm trạng trở nên u ám trong suốt khoảng thời gian còn lại của ngày.
Uống thuốc
Trừ một số loại thuốc đặc biệt được bác sĩ kê đơn uống trước khi ăn, tất cả những loại thuốc khác đều không nên uống khi bụng đói.
Không những giảm hiệu quả, uống những loại thuốc này khi đói còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho bạn như chảy máu dạ dày.
Uống rượu bia
Khi bụng đói, tỷ lệ hấp thụ cồn cao gấp hai lần bình thường và tương tự như việc bạn tiêm thẳng cồn vào tĩnh mạch vậy.
Hơn nữa, khi dạ dày bạn trống rỗng, cơ thể bạn sẽ chậm chạp trong quá trình thải các chất độc từ rượu. Vì thế, uống rượu khi đói sẽ gây tác hại gấp đôi cho các cơ quan nội tạng như gan, tim và thận của bạn.
Tốt hơn cả, hãy ăn ít nhất một chiếc bánh mì trước khi uống rượu, bánh mì có kèm chút bơ nữa thì càng tốt.
Đi ngủ
Đói bụng và nồng độ đường trong máu thấp sẽ khiến bạn khó ngủ và gây mệt mỏi, ngủ gật vào ngày hôm sau.
Ngoài ra, thiếu ngủ sẽ làm tăng cơn đói và khiến bạn ăn nhiều hơn vào ngày hôm sau nên hãy quên việc giảm cân bằng cách bỏ bữa tối đi nhé.
Uống nước cam quýt
Các axit và chất xơ cứng trong các trái cây có múi sẽ gây khó chịu cho cái dạ dày rỗng của bạn. Uống nước cam quýt khi đói còn đặc biệt nguy hiểm với những người bị viêm dạ dày hoặc đang có nguy cơ mắc căn bệnh này.
Thảo luận
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng con người trở nên kém hòa đồng khi đói. Điều đó xảy ra bởi sự kiểm soát tự nhiên đòi hỏi năng lượng, vốn thiếu hụt khi dạ dày đang trống rỗng.
Thu Thủy
Theo motthegioi
Thực phẩm kỵ nhau 'tơi bời', biết mà tránh ăn cùng kẻo sinh đủ bệnh Một số loại thực phẩm khi ăn cùng với nhau sẽ có các phản ứng hóa học khiến từ lành thành độc hoặc bị khử những thành phần vi lượng có trong các thực phẩm thành loại thực phẩm không còn giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, tử vong. Ảnh minh họa: Internet Một số loại thực phẩm khi ăn...