Kỳ tích cứu sống nữ sinh viên y khoa 9 lần ngưng tim
Các y, bác sĩ của khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương (BV T.Ư) Huế đã lập nên kỳ tích cứu sống nữ sinh viên y khoa mắc bệnh nguy kịch sau 9 lần ngưng tim.
Nữ sinh viên y khoa đã hồi phục tốt sau 9 lần ngưng tim và được chuyển khoa chức năng để tiếp tục điều trị phục hồi – ẢNH: XUÂN TÀI
Ngày 26.8, thạc sĩ – bác sĩ (Ths.BS) Bùi Mạnh Hùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BV T.Ư Huế), cho biết các y, bác sĩ của khoa này vừa lập kỳ tích cứu sống ngoạn mục một nữ sinh viên y khoa mắc bệnh nguy kịch với 9 lần ngưng tim, hôn mê sâu.
Trước đó, ngày 15.7, em P.T.L (23 tuổi, thường trú tại Kon Tum), là nữ sinh viên năm thứ 5 ngành Y học dự phòng của Trường ĐH Y Dược Huế, bất ngờ lên cơn hen rồi ngưng tim giữa đêm và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế với chẩn đoán suy đa tạng, ngừng tuần hoàn ngoại viện, hen phế quản.
Sau 5 ngày hồi sức tích cực tại Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế không tiến triển, ngày 20.7, em được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực BV T.Ư Huế để điều trị.
Bố mẹ Linh từ Kon Tum, nghe tin con gái nhập viện đã bỏ việc tức tốc ra Huế để chăm con. Mặc dù chi phí điều trị của bệnh nhân đã được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán 80%, nhưng vì phải chạy thận, lọc máu liên tục nên chi phí rất tốn kém.
Video đang HOT
“Nhà có 3 người con, người chị đầu của L. vừa lấy chồng. L. còn một em gái đang học lớp 11. Hai vợ chồng làm rẫy được 1.000 cây cà phê, nhưng mấy năm nay, cà phê mất giá, nên để nuôi con ăn học, hai vợ chồng em cũng đã vay mượn ngân hàng để đắp đổi. Đến khi nghe con đau, hai vợ chồng vay mượn cũng chỉ được vài triệu đồng, tức tốc về Huế chăm con. Nhưng do em L. bệnh nặng, phải điều trị lọc máu và chạy thận liên tục nên chi phí điều trị rất tốn kém. Từ khi nhập viện đến nay, gia đinh phải đóng hơn 140 triệu đồng rồi. Cũng may, nhờ sự kêu gọi hỗ trợ của nhà trường cùng các hội đoàn từ thiện ở Huế, gia đình mới có kinh phí để đóng cho em”, bà Dung, mẹ bệnh nhân, cho biết.
Trước đó, sau 9 lần ngưng tim được sốc điện cấp cứu, nữ sinh viên đã hôn mê sâu, điểm sinh tồn còn 5 – ẢNH: XUÂN TÀI
Ths.BS Bùi Mạnh Hùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, cho biết khi nhập viện, tình trạng của em L. rất nặng, rối loạn nhịp tim, tiêu cơ, suy thận cấp. Các y, bác sĩ đã nỗ lực để điều trị thở máy, chạy thận lọc máu liên tục. Trong quá trình điều trị, L. đã có 9 lần ngưng tim, các y, bác sĩ phải sốc điện cấp cứu, hồi sức tích cực nhưng sau đó em đã hôn mê sâu, chỉ số sinh tồn chỉ còn 5 điểm. Bệnh diễn tiến nặng hơn, với suy đa tạng, viêm phổi nặng, rối loạn nhịp tim, hội chứng hoạt hóa đại thực bào.
Tuy vậy, bệnh nhân vẫn được các y, bác sĩ dốc toàn lực để điều trị chạy lọc máu liên tục trong nhiều ngày, thở máy cùng với nhiều kỹ thuật hỗ trợ khác.
Sau hơn 1 tháng điều trị các y, bác sĩ tại Khoa Hồi sức tích cực (BV T.Ư Huế) đã nỗ lực giành giật mạng sống cho em và kỳ tích đã đến khi cô nữ sinh nghèo đã hồi tỉnh, các chức năng sống đang cải thiện tốt, em đã có thể ngồi dậy và nói chuyện được. Hiện L. đã được chuyển khoa chức năng để tiếp tục điều trị phục hồi.
“Việc cứu sống bệnh nhân ngưng tim ngoại viện, sau khi nhập viện đã trải qua 9 lần ngưng tim phải sốc điện cấp cứu tích cực là một kỳ tích hy hữu từ trước đến nay”, Ths.BS Bùi Mạnh Hùng, cho biết.
Bé trai 15 tháng tuổi ngừng tuần hoàn do đuối nước được cứu sống
Một bé trai 15 tháng tuổi bị đuối nước, ngừng tuần hoàn, nguy cơ tử vong rất cao đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cứu sống.
Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa tiếp nhận bệnh nhân Lê Việt Đ. (15 tháng tuổi), ở xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), vào viện ngày 5/8 trong tình trạng rất nặng: Hôn mê sâu sau cấp cứu, ngừng tuần hoàn do đuối nước.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, đe dọa tử vong, biểu hiện hôn mê sâu, đồng tử giãn rộng...
Trước vào viện khoảng 1h, gia đình phát hiện bệnh nhi bị đuối nước ở ao gần nhà. Khi nạn nhân được vớt lên đã trong tình trạng hôn mê sâu, da tái lạnh, ngừng thở và ngừng tim, được sơ cứu tại chỗ và cấp cứu ngừng tuần hoàn tại Trạm y tế xã.
Sau đó, bệnh nhi được gia đình chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh nhân trong tình trạng rất nguy kịch, đe dọa tử vong, biểu hiện hôn mê sâu, đồng tử giãn rộng, phản xạ yếu với ánh sáng, thở yếu, tụt huyết áp, da tái lạnh. Bệnh nhân nhanh chóng được hỗ trợ hô hấp, thở máy, dùng thuốc vận mạch nâng huyết áp.
Sau 30 phút cấp cứu, tình trạng bệnh nhân có cải thiện về huyết động, tuy nhiên còn hôn mê sâu. Nhận định đây là trường hợp rất nặng, nếu cứu sống được thì tổn thương não gây di chứng não là rất lớn. Bệnh nhân nhanh chóng được áp dụng phương pháp điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy, đây là một phương pháp hiện đại nhằm giảm tối đa các tổn thương não.
Sau thời gian tuân thủ ứng dụng phương pháp điều trị, toàn trạng bệnh nhân đã có nhiều cải thiện: Huyết áp ổn định, thân nhiệt duy trì đảm bảo, chức năng các cơ quan được cải thiện. Bệnh nhân được cai thở máy, ý thức tỉnh, tự thở oxy sau 4 ngày, tự bú sau 1 ngày cai thở máy. Sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện với ý thức tỉnh táo hoàn toàn, không có di chứng.
Sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện với ý thức tỉnh táo hoàn toàn, không có di chứng.
Theo bác sĩ Ngô Việt Hưng, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, đuối nước là cấp cứu thường gặp tại Thanh Hóa. Hàng năm bệnh viện tiếp nhận, cấp cứu và điều trị cho nhiều bệnh nhân đuối nước. Với các trường hợp nhẹ, phần lớn bệnh nhân được cứu chữa kịp thời và không có di chứng.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã có dấu hiệu hôn mê sâu, ngừng tim, ngừng thở sau đuối nước khi vào viện, dù đã được khẩn trương cấp cứu và hồi sức tích cực nhưng vẫn tử vong, một số trường hợp khác có thể sống được nhưng tổn thương não quá lớn gây di chứng suốt đời ảnh hưởng đến tương lai bệnh nhân, gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy được ứng dụng như là một phương pháp hỗ trợ rất hiệu quả trên bệnh nhân đã có cấp cứu ngừng tim, giúp cải thiện tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ các di chứng do tổn thương não mang lại. Trong khi đó, yêu cầu của phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy rất chặt chẽ, thời gian chỉ định phải sớm nhất, và chỉ áp dụng được tại các đơn vị hồi sức chuyên sâu, đặc biệt là hồi sức Nhi khoa.
Vì vậy, BS Hưng khuyến cáo nên đào tạo, tập huấn cho những người tham gia cứu vớt bệnh nhân đuối nước biết cách sơ cứu ban đầu kịp thời, đúng cách. Khi tình trạng bệnh nhân ổn định hơn, cần khẩn trương vận chuyển an toàn đến các đơn vị hồi sức chuyên sâu, để được hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp hiện đại nhất, nhằm giảm tỷ lệ tử vong cũng như giảm các di chứng não, hạn chế gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Cứu sống nam thanh niên bị vỡ tim do tai nạn giao thông Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa hồi sinh cho một bệnh nhân bị vỡ tim do tai nạn giao thông. Người bệnh được lọc máu cấp tại Khoa Hồi sức (BVCC) Người bệnh N.T.M (23 tuổi) ở Dữu Lâu - Việt Trì bị tai nạn giao thông trong đêm được người dân đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa...