Không điều trị sỏi thận, người phụ nữ ở Quảng Ninh phải cắt bỏ thận
Có tiền sử sỏi thận cách đây nhiều năm nhưng không thăm khám mà chỉ uống thuốc đông y với hy vọng tán sỏi, một phụ nữ ở Quảng Ninh phải cắt bỏ thận kèm khối sỏi thận.
Mới đây, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật nội soi cắt bỏ thận phải kèm khối sỏi thận cho một phụ nữ có tiền sử sỏi thận nhiều năm.
Cung cấp thông tin khi nhập viện, người bệnh cho biết, trước đó 1 tuần bản thân có hiện tượng đau thắt lưng rồi lan ra đằng trước kèm theo buồn nôn, toàn thân mệt mỏi.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường về sức khỏe.
Video đang HOT
Sau khi vào viện, người bệnh được khám lâm sàng và cận lâm sàng. Kết quả cho thấy, thành bể thận của người bệnh giãn rất mỏng, sỏi thận phải kích thước khoảng 2×2cm, làm mất chức năng thận.
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt bỏ thận phải kèm khối sỏi thận.
Trước diễn biến bệnh của người bệnh trên, Ths. Bs. Nguyễn Như Trung, Khoa Ngoại thận – Tiết niệu Bệnh viện khuyến cáo: Người dân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường về sức khỏe.
Đặc biệt là những người có tiền sử sỏi thận nhưng không thấy đau hoặc chủ quan mà không đi khám bệnh. Rất nhiều người, khi bệnh có biến chứng nặng mới nhập viện điều trị, nhiều trường hợp trong số đó đã phải cắt một bên thận do sỏi thận.
Bên cạnh đó mỗi người hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày. Việc lười uống nước sẽ khiến hệ tiết niệu không được hoạt động, lượng nước tiểu sẽ đọng lại, trở nên đậm đặc dễ hình thành nên tình trạng sỏi đường tiết niệu và sỏi thận.
Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu sống bệnh nhân bị rắn lục cắn
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa cứu sống bệnh nhân 59 tuổi (Yên Đức - Đông Triều) bị rắn lục cắn bằng tiêm huyết thanh kháng nọc rắn.
Đây là phương pháp điều trị đặc hiệu, mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị và giảm tỉ lệ tử vong.
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa cho biết, đơn vị mới tiếp nhận một bệnh nhân 59 tuổi ở Đông Triều bị nhiễm nọc độc bởi rắn lục cắn.
Nhập viện trong tình trạng đau nhức, sưng nề cẳng chân phải, người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm đông máu tại giường và xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Kết quả cho thấy người bệnh có rối loạn đông máu nặng, tiểu cầu giảm. Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm và khám lâm sàng, các bác sĩ đã hội chẩn toàn viện.
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã truyền huyết thanh kháng nọc cứu bệnh nhân bị rắn cắn.
Sau hội chẩn, các bác sĩ thống nhất sử dụng huyết thanh kháng nọc đặc hiệu cho người bệnh.
Hiện, tình trạng người bệnh ổn định, điều trị đáp ứng tốt, hết sưng nề tại vị trí vết cắn, xét nghiệm đông máu và tiểu cầu bình thường.
Trước đây những người bệnh bị rắn hổ mang và rắn lục cắn thường phải chuyển về Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai vì không có huyết thanh kháng nọc rắn. Hiện, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã triển khai điều trị huyết thanh kháng nọc ở một số loại rắn thường gặp như: rắn lục, rắn hổ mang...
Các bác sĩ BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí khuyến cáo người dân khi bị rắn cắn cần nhanh chóng sơ cứu rửa vết rắn cắn dưới vòi nước chảy, bất động vị trí bị cắn, đặt thấp hơn so với tim và khẩn trương đến bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm và có hướng điều trị kịp thời.
Việc phối hợp cùng các bệnh viện tuyến trên trong việc triển khai các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao không chỉ nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị của Bệnh viện, góp phần giảm tải cho tuyến trên mà tạo điều kiện cho người dân có môi trường điều trị tốt nhất ngay tại y tế địa phương.
Đề phòng nguy cơ bỏng ở trẻ nhỏ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi 14 tuổi nhập viện do bỏng 2 cẳng tay. Trẻ nhập viện trong tình trạng bỏng nặng 2 cẳng tay, Ảnh: BVCC Được biết trước đó tại gia đình, bệnh nhi có giã bột diêm bằng cối. Không may ngọn lửa bùng...