Đột phá mới giúp cải thiện đáng kể ung thư tuyến tiề.n liệt giai đoạn đầu
Liệu pháp xạ trị Lutetium-177 PSMA-617 vốn được sử dụng hiệu quả cho bệnh nhân giai đoạn cuối, nay đã chứng minh được khả năng cải thiện kết quả điều trị cho những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Tcimedicine)
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia đã mang đến bước đột phá trong điều trị ung thư tuyến tiề.n liệt.
Liệu pháp xạ trị Lutetium-177 PSMA-617 (còn gọi là LuPSMA) vốn được sử dụng hiệu quả cho bệnh nhân giai đoạn cuối, nay đã chứng minh được khả năng cải thiện đáng kể kết quả điều trị cho những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu.
LuPSMA hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư tuyến tiề.n liệt, phóng ra bức xạ để tiê.u diệ.t chúng.
Video đang HOT
Phương pháp này đã được chứng minh là hiệu quả trong việc kéo dài tuổ.i thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân ung thư tuyến tiề.n liệt ở giai đoạn tiến triển, sau khi đã áp dụng các phương pháp khác không có hiệu quả.
Theo nghiên cứu do Trung tâm Ung thư Peter MacCallum hàng đầu thế giới thực hiện và công bố ngày 15/9, hơn 100 bệnh nhân tại 11 bệnh viện ở Melbourne đã tham gia thử nghiệm và được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm, trong đó nhóm 1 chỉ dùng hóa trị truyền thống và nhóm 2 được điều trị bằng hóa trị kết hợp LuPSMA.
Kết quả cho thấy sau 48 tuần điều trị, 41% số bệnh nhân trong nhóm 2 có mức kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiề.n liệt (PSA) – một dấu hiệu sinh học quan trọng cảnh báo ung thư tuyến tiề.n liệt – giảm xuống ngưỡng không thể phát hiện được, trong khi con số này ở nhóm 1 là 16%.
Bác sỹ chuyên khoa ung thư Arun Azad, đồng tác giả nghiên cứu, chia sẻ đây là một kết quả rất hứa hẹn, cho thấy việc kết hợp liệu pháp LuPSMA với phương pháp hóa trị truyền thống đã giúp bệnh được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, để đưa phương pháp này vào ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng, bác sỹ Azad cho rằng cần có thêm các nghiên cứu quy mô lớn hơn. May mắn thay, các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đang được triển khai trên toàn cầu.
Đây là nghiên cứu đầu tiên thử nghiệm phương pháp điều trị LuPSMA trên những bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiề.n liệt.
Công trình này do Liên minh Nghiên cứu ung thư tuyến tiề.n liệt, một sự hợp tác giữa Quỹ nghiên cứu y khoa tương lai của Chính phủ Australia và tổ chức từ thiện Movember, tài trợ./.
Dấu hiệu màu nước tiểu cảnh báo bệnh tuyến tiề.n liệt
Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu trong là dấu hiệu cơ thể đang uống quá nhiều nước, trong khi nước tiểu vàng đậm là do cơ thể đang mất nước.
Trong một số trường hợp, nam giới có vấn đề ở tuyến tiề.n liệt thì nước tiểu sẽ có màu khác đi.
Nước tiểu có thể đổi màu do một tình trạng gọi là tiểu má.u. Khi đó, nước tiểu sẽ có màu hồng do có má.u. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp nước tiểu có màu hồng là tiểu má.u, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nước tiểu màu hồng có thể do có má.u trong nước tiểu và là triệu chứng của phì đại tuyến tiề.n liệt. Ảnh PEXELS
Ăn hay uống một lượng lớn nước ép củ dền, lá đại hoàng cũng có thể khiến nước tiểu có màu hơi hồng. Tình trạng này là bình thường và nước tiểu sẽ sớm trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu màu nước tiểu thay đổi do có má.u thì rất có thể là do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như nhiễ.m trùn.g đường tiết niệu hay bất thường ở tuyến tiề.n liệt.
Ở nam giới, phì đại tuyến tiề.n liệt có thể khiến người bệnh tiểu ra má.u. Đây là tình trạng mà tuyến tiề.n liệt phát triển lớn bất thường nhưng không phải là ung thư.
Phì đại tuyến tiề.n liệt là tình trạng cực kỳ phổ biến. Các chuyên gia cho rằng về cơ bản, mọi nam giới lớn tuổ.i đều có thể mắc phì đại tuyến tiề.n liệt. Khi đó, kích thước lớn bất thường của tuyến tiề.n liệt sẽ chèn ép lên niệu đạo, gây kích ứng bàng quang và dẫn đến tiểu ra má.u.
Ngoài ra, Hiệp hội Tiết niệu Mỹ lưu ý tiểu ra má.u còn có thể là triệu chứng của ung thư tuyến tiề.n liệt. Nghiên cứu công bố trên chuyên san ISRN Surgery phát hiện ung thư tuyến tiề.n liệt là nguyên nhân gây tiểu ra má.u.
Ngoài ra, nước tiểu có màu hồng đôi khi còn do ảnh hưởng của thuố.c. Nghiên cứu công bố trên chuyên san Kidney International Reports đã ghi nhận một tình trạng gọi là hội chứng nước tiểu màu hồng.
Nước tiểu người bệnh sẽ chuyển sang màu hồng hoặc có cặn màu hồng. Nguyên nhân là do họ đã dùng propofol, một loại thuố.c gây mê thường được bác sĩ tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân khi phẫu thuật. Cơ thể bệnh nhân sẽ phản ứng với thuố.c mê, làm gia tăng nồng độ axit uric và khiến nước tiểu chuyển sang màu hồng. Tình trạng này là vô hại.
Một số vấn đề sức khỏe như béo phì, kháng insulin cũng sẽ làm tăng nguy cơ tiểu ra má.u. Để cơ thể và tuyến tiề.n liệt khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên uống đủ nước và nước lọc sẽ là lựa chọn tốt nhất, theo Healthline.
Dấu hiệu đau lưng có thể là ung thư tuyến tiề.n liệt Có một số ít trường hợp tế bào tuyến tiề.n liệt phát triển không kiểm soát và hình thành khối u ung thư. Đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư tuyến tiề.n liệt. Chẩn đoán ung thư tuyến tiề.n liệt không đồng nghĩa với việc sẽ chế.t vì bệnh này. Sự phát triển của y học hiện đại...